Trong thực tế, để áp dụng cân đối những kiến thức sức khỏe cho các trường hợp mẹ nhiễm HIV khá tinh tế và khó có ranh giới rõ rệt, vì thời điểm nào chính thức gọi là mẹ nhiễm HIV, thời điểm nào con bị lây nhiễm: mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ, cho con bú?… Thật khó mà phân định rạch ròi.

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kĩ một chút vào các tài liệu hướng dẫn của WHO từ năm 2007 đến nay, thì chúng ta để ý thấy, khả năng bé bị lây nhiễm trong cả quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh đẻ sẽ cao hơn quá trình được nuôi sữa mẹ.

nuôi con bằng sữa mẹ
nuôi con bằng sữa mẹ
  • Trong trường hợp mẹ không được điều trị bằng phương pháp ARV, khả năng bé lây nhiễm trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh đẻ trung bình là 22,5%, và trong thời gian cho con bú trung bình là 12,5% (tổng công 35%). Trong những trường hợp này, số lượng bé đã bị lây nhiễm trong thời gian mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ, nếu không được nuôi sữa mẹ hoàn toàn sẽ có tỉ lệ tử vong rất cao do tiêu chảy và nhiễm trùng, vì bản thân hệ miễn nhiễm của bé đã suy yếu và bé không nhận thêm được kháng thể nào, nếu không được bú sữa mẹ.
  • Trong trường hợp mẹ có điều trị bằng phương pháp ARV, khả năng bé bị lây nhiễm trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ trung bình là 2,5% và khả năng lây nhiễm nhỏ như vậy, WHO đề nghị ưu tiên cho các bé này được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời và tiếp tục ăn dặm đến một năm. Những trường hợp không thể bú mẹ hoàn toàn (vì nguyên do khách quan hay chủ quan nào đó) thì sẽ có thể bú sữa bột cho trẻ em hoàn toàn (tuyệt đối không bú phối hợp hai loại sữa) trong điều kiện chăm sóc và vệ sinh cao (quá trình pha sữa cũng như nguồn nước dùng để pha sữa).

Theo khuyến cáo của WHO, bà mẹ nhiễm HIV đang cho con bú mẹ tuyệt đối không được dùng sữa mẹ đột ngột, trên thực tế một vài bà mẹ đang nuôi con sữa mẹ hoàn toàn thì phát hiện ra mình bị nhiễm HIV, và theo hiểu biết chưa đầy đủ trong cộng đồng hoặc trong việc chăm sóc y tế địa phương, lập tức ngưng sữa mẹ và nghĩ rằng việc đó cần thiết để giảm lây nhiễm cho con. Nhưng theo WHO, bà mẹ đó cần tiếp tục cho con bú mẹ hoàn toàn, đồng thời áp dụng phương pháp trị liệu ARV ngay lập tức và kéo dài phương pháp trị liệu đó ngay cả sau khi cai sữa ít nhất 1 tuần (hoàn thành quá trình nuôi con sữa mẹ). Nếu vì lý do bệnh lý khác mà bà mẹ nhiễm HIV nhất thiết phải cai sữa mẹ cho con để điều trị thì việc cai sữa đó phải được thực hiện từ từ trong vòng tối thiểu 1 tháng. Trong thời gian mẹ chưa bắt đầu trị liệu bằng ARV, thì bé vẫn nên được bú sữa mẹ ruột vắt ra thanh trùng.

Bài trướcGhi nhớ về việc bắt đầu ăn dặm
Bài tiếp theoCách chữa sởi hiệu quả

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.