• Sữa mẹ được tạo nhờ hormone qua những giai đoạn khác nhau

Thật ra, cơ thể mỗi người mẹ mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ trải qua ba giai đoạn tạo sữa và một giai đoạn cai sữa cho mỗi lần mang thai và sinh con, cũng giống như thiên nhiên trải qua 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông.

Sữa mẹ được tạo ra dưới ảnh hưởng của hormone và các chất điều tiết trong cơ thể (tương tự như hormone), như thời khắc đã được định trước. Cơ thể càng được tôn trọng theo quy luật tự nhiên, hormone càng tăng, thời khắc và các cơ chế sản xuất sữa mẹ càng có hiệu quả.

Sữa mẹ
Sữa mẹ

Giai đoạn tạo sữa 3 ổn định lâu dài cho đến khi cai sữa.

Mùa Xuân – Giai đoạn tạo sữa I, bắt đầu từ khoảng tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ đến khoảng 72 giờ sau khi sinh, là giai đoạn tạo sữa đầu tiên, sữa non như là những chồi xuân đầu tiên.

Mùa Hạ – Giai đoạn tạo sữa II, bắt đầu từ khoảng 72 giờ sau khi sinh và tiếp tục đến 6 tuần kế tiếp, là giai đoạn chuyển tiếp từ sữa vàng đầu tiên sang sữa già là mùa cây cỏ phát triển sum suê, sữa già về dồi dào và tràn trề, chưa đến cữ bú, bầu vú mẹ đã cương cứng, sữa mẹ thường xuyên chảy tràn, bú bên này chảy bên kia, nghĩ đến con cũng ướt áo.

Mùa Thu – Giai đoạn tạo sữa III, bắt đầu từ tuần thứ 6 sau khi sinh đến khi cai sữa, là giai đoạn mùa thu lá bắt đầu rụng, nhưng cây vẫn sống, vẫn sinh hoa kết trái, bầu vú mẹ không còn thường xuyên căng đầy, sữa không còn chảy tràn, nhưng con bú bao nhiêu, sữa sẽ được sản xuất theo nhu của con bấy nhiêu. giảm cữ bú thì giảm sữa, tăng cữ bú là tăng sữa.

Mùa Đông – Giai đoạn thoái phát (sau cai sữa) bắt đầu từ khi mẹ cai sữa cho con đến khoảng 12 tuần sau đó, như những cành cây tuy chỉ thấy trơ trụi, nhưng những chồi lá luôn có sẵn đầy bên trong cây, và sẽ nhanh chóng đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân lại về. Bầu mẹ thu lại gần giống với cấu trúc và kích thước khi mang thai, và sẵn sàng trở lại chu kỳ bốn mùa cho lần sinh con tiếp theo.

Móng giò không lợi sữa

Không rõ từ bao giờ, bà đẻ được cho ăn món móng giò đu đủ ngay sau khi sinh để có nhiều sữa. đu đủ xanh tốt cho bầu vú, vì có nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin E, và được công nhận là có đặc tính lợi sữa phổ biến ở nhiều cộng đồng trên thế giới.

Khoảng 72 giờ sau khi sinh, cơ chế sản xuất sữa mẹ bước vào giai đoạn thứ 2, cũng là chuyển từ sữa non – sữa vàng đầu tiên sang sữa già. Một trong những đặc điểm ở thời điểm này là sự thay đổi lớn về “lượng sữa” và “loại sữa”, được gọi là “sữa về” nhờ sự chuyển đổi hormone, ” chuyển mùa” trong cơ thể mẹ, thế là móng giò được “ghi công”, ngày càng nhiều người khuyên, càng nhiều người ăn, và càng tôn sùng móng giò.

Móng giò
Móng giò

Ngày xửa ngày xưa… Đu đủ lợi sữa, và có nhiều loại vitamin tốt cho bầu vú, nhà nghèo thì ăn đu đủ, nhà khá giả hơn thì cho miếng thịt mỡ, bài thuốc nam thì cho rằng cái đầu móng sừng tốt cho sữa (có lẽ để bổ sung chất béo) thế à món cháo, canh đu đủ xanh ra đời, sau móng heo, là móng dê, móng chó, móng bò… cũng được đưa vào danh mục “món ăn lợi sữa” cho bà đẻ. Thế là nhà nhà ăn, người người ăn, cứ sinh xong là ăn, liên tục , rồi trùng hợp sữa “chuyển mùa” theo hormone về dạt dào … thế là truyền thuyết “móng giò lợi sữa” luôn được tin cậy sử dụng.

Thế không ăn móng lợn thì móng dê, móng chó, móng bò có nên ăn không? câu trả lời là: Mẹ sữa không cần chân -cẳng-giò–móng của một loại động vật bốn chân, mới có thể tạo đủ sữa cho con.

Nhiều dân tộc trên thế giới không hề ăn móng giò ngày thường hay khi sinh, mà vẫn cứ đến đúng ngày giờ thì sữa mẹ cũng “chuyển mùa”, đủ hormone thì sữa của mẹ cũng về dồi dào. Bà mẹ sữa nào cho dù ăn món gì, sữa mẹ cũng sẽ được sản xuất theo các giai đoạn như “bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông” được mô tả ở trên.

Bài trướcBệnh sùi mào gà sinh dục ở nữ giới và nam giới
Bài tiếp theoCách vệ sinh đầu vú và quầng vú

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.