Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Sữa mẹ là thức ăn “thiên nhiên” lý tưởng nhất của bé, thành phần của sữa mẹ thích hợp với nhu cầu phát triển của bé. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như protid, lipid, đường, chất khoáng, .. đều rất dễ hấp thu đối với bé.
  • Trong sữa mẹ có rất nhiều loại kháng thể, giúp bé tăng khả năng miễn dịch.
  • Trong sữa mẹ có chất làm thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, võng mạc, từ đó tăng sự phát triển trí lực và nâng cao thị giác.

    Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất
    Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất
  • Sữa mẹ có chứa các nguyên tố vi lượng, vitamin, canxi, phospho với tỉ lệ thích hợp dễ hấp thu.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ kinh tế, thuận tiện, an toàn. Nuôi con bằng sữa mẹ ít tốn kém lại tăng dinh dưỡng cho mẹ, càng làm tình mẫu tử thêm thắm thiết. Chỉ cần mẹ đủ dinh dưỡng, sữa nhiều, nhiệt độ lại thích hợp, không bị biến chất, bất cứ lúc nào cần là có. Cho con bú vừa đơn giản lại vệ sinh, bé ít bị nhiễm bệnh.
  • Cho con bú tăng thêm tình cảm mẹ con, thường xuyên tiếp xúc với mẹ, nghe giọng nói của mẹ, nhịp tim và mùi của mẹ sẽ kích thích sự phát triển đại não của bé, thúc đẩy sự phát triển trí lực của bé. Khi bú mẹ, bé không những thỏa mãn được nhu cầu bú, mà còn có được cảm giác an toàn, cảm giác được thương yêu, an ủi.
  • Cho con bú còn giúp sức khỏe của mẹ mau hồi phục. Khi trẻ bú sẽ kích thích sự co tử cung, từ đó giúp đẩy hết chất tiết còn dư trong tử cung ra ngoài. Tử cung co lại nhanh chóng, giảm nhẹ xuất huyết sau sinh, và còn làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Tóm lại, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với bé. Để bảo đảm việc thành công khi nuôi con bằng sữa mẹ thì người làm cha và gia đình cần chăm sóc người mẹ cho con bú, giúp người mẹ có tinh thần thoải mái, ngủ đủ giờ, dinh dưỡng phong phú đầy đủ để có đủ sữa cho con bú.

Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ

Thời gian bắt đầu cho bú: Trước đây có người cho rằng ngày đầu không cho trẻ sơ sinh bú, trẻ sinh khó thì đến ngày thứ 3 mới cho bú mẹ, với lý do là mẹ sau khi sinh còn mệt, sữa không nhiều, trẻ sơ sinh còn ngủ nhiều nên chưa muốn bú. Những năm gần đây, người ta ngày càng cố gắng để trẻ sơ sinh được bú mẹ sớm, bình thường sau khi sinh 30 phút là có thể cho trẻ bú mẹ, cho dù lúc đó chưa có sữa. Vì sau khi sinh từ 10 -20 phút trẻ sơ sinh đang ở trạng thái hưng phấn, bú sớm, kích thích sự tiết sữa, làm cơ thể mẹ tăng tiết sữa nhiều hơn, kích thích mút càng sớm, sữa sẽ có sớm (xuống sữa sớm); kích thích bú càng nhiều, lượng sữa tiết ra càng nhiều.

Thời gian cho bú: Thời gian cho bú từ 15 – 20 phút là vừa. Thông thường, 10 phút đầu là bé đã bú khoảng hơn nữạ lượng sữa cần. Lúc này bé vì đói nên bú mạnh, thêm kích thích bú làm kích thích tuyến sữa mẹ chủ động co rút, tia sữa phun ra mạnh vào miệng bé, và thế là bé nuốt được nhiều, không cần nhiều thời gian là bé đã bú một lượng sữa khá nhiều. Sau đó bé no dần, sức bú giảm, tuyến sữa co rút ít lại, lượng sữa giảm dần, lượng sữa ra cũng giảm, bé bú no hoặc không ngậm vú nữa, bắt đầu ngủ. Cả quá trình này khoảng 15 – 20 phút.

Khi mẹ và con ở cùng phòng thì nên cho bú theo nhu cầu, khi nào bé cần bú thì cho bú. Thông thường nếu mẹ đủ sữa, bé bú xong sẽ ngủ 3-4tiếng, và cũng là thời gian cách quãng của mỗi lần bú không quá 3 -4 tiếng. Nếu bé ngủ 3 -4 tiếng mà vẫn không dậy bú, cần đánh thức dậy cho bú. Nếu không đủ sữa, cho bú nhiều lần vẫn không đủ lượng bé cần thì có thể cho bé bú thêm sữa bò, sữa dê. Ngoài ra, trước khi xuống sữa, cho bé mút vú trước, sau khi ra một ít sữa đầu, cho bé uống một ít nước đường vừa đủ để tránh hiện tượng hạ đường huyết vì đói.

Các bước cho bé bú sữa mẹ

Trước khi cho bé bú cần chuẩn bị tốt một số . việc, thay tã cho bé, rửa tay sạch, rửa núm vú bằng nước sôi để nguội còn ấm (không rửa bằng xà bông).

 

Tư thế ngồi trên giường hay trên ghế tương đối thuận tiện
Tư thế ngồi trên giường hay trên ghế tương đối thuận tiện

Tốt nhất là một chân đặt trên một cái ghế thấp. Nếu vết may ở âm đạo đau thì có thể chọn tư thế nửa nằm hoặc ngồi bên. Nếu sinh mổ có thể nhờ người khác giúp đỡ khi cho bé bú.

Mẹ bế bé trong tư thế một tay đỡ đầu bé, một tay nâng bầu vú, để miệng bé ngậm hết núm vú mẹ, không để hở tránh không khí vào khi bé bú gây phí sức và làm bé nuốt không khí vào bụng.

Khi sữa nhiều, tốt, độ chảy nhanh, cần dùng hai tay chặn núm vú, khống chế lượng sữa tránh để bé bị sặc sữa.

Để bé bú cả hai bên bầu vú. Mỗi lần nên để bé bú một bên vú hết rồi đến bên kia, lần bú sau cho bé bú trước bên vú mà lần trước cho bú sau. Làm như vậy để hai bên vú đều có cơ hội được bé bú hết, và như vậy có lợi cho việc tiết sữa.

Nếu sữa mẹ thực sự quá nhiều, bé bú một lần không hết, sau mỗi lần cho bú, dùng dụng cụ hút sữa hoặc nặn bằng tay, để lấy phần sữa còn dư ra, nếu để vú thường xuyên còn sữa dư, không lâu sẽ làm giảm tiết sữa, và còn là nguyên nhân gây đau vú cho mẹ.

Sau khi bú xong, mẹ đỡ bế đứng bé từ từ, để đầu bé tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ sau lưng bé, để bé ợ không khí nuốt phải khi bú ra ngoài. Sau đó đặt bé nhẹ nhàng’ xuống giường ngủ, nên đặt nằm nghiêng, để phòng khi bé trớ sữa gây sặc vào đường hô hấp. Sau cùng, nặn ra vài giọt sữa, lau núm vú, đợi khô rồi mặc áo vào, lót một khăn nhỏ để thấm sữa chảy ra, chọn loại áo ngực thích hợp để nâng ngực phòng ngực chảy xệ.

Đánh giá việc cho bú: Khi mẹ cho con bú, có thể cảm giác được sự vận động đầu lưỡi của con, vận động phập phồng của bụng bé, cảm nhận được sự xuống sữa; khi cho bú xong có cảm giác bầu vú nhẹ hẳn. Bé bú xong tự nhả vú ra, nhanh chóng ngủ. Trẻ sơ sinh một ngày có ít nhất 6 lần làm ướt tã, mỗi ngày đi cầu 2 -3 lần phân màu vàng. Thể trọng bé ngày càng tăng, trung bình mỗi ngày tăng 18 – 30 g, mỗi tuần tăng 125 – 240g, điều này nói lên sữa mẹ đủ, bé được bú no. Nếu sau khi bú 15 – 20 phút, bé vẫn ngậm vú mẹ lâu, mút vú, khi kéo ra thì bé khóc, hoặc ngủ được một lúc lại dậy, dậy là khóc ngay, tiếng khóc lớn; màu phân hơi xanh lục, thể trọng tăng chậm hoặc không tăng, những biểu hiện này nói lên sữa mẹ không đủ, bé chưa được bú no, cần nghĩ đến việc cho bé bú thêm sữa bò.

Cho con bú có ảnh hưởng đến thể Ịực của mẹ không? Một số bà mẹ không cho con bú vì sợ làm xấu bộ ngực, ảnh hưởng đến thể hình. Thật ra, nỗi lo này là thừa, vì bộ ngực đẹp và do bản thân hình thể của ngực và yếu tố di truyền.

Có những phụ nữ đã cho cả mấy con của mình bú mà vẫn không làm biến hình bộ ngực; có phụ nữ không cho con bú, ngực vẫn chảy xệ. Kích thước lớn nhỏ và hình dạng của ngực không phải do cho con bú mà thay đổi được. Khi mang thai, bộ ngực lớn dần, đặc biệt là khi bé ra đời mấy ngày sau, ngực căng lớn nhất, cho dù bé có bú hay không. Có nhiều phụ nữ cho con bú không những không sợ thể hình xấu đi mà còn có một số phụ nữ nhờ cho con bú mà đẹp thêm.

Thứ nhất, nên chọn loại áo ngực thích hợp để nâng đỡ ngực, không những trong thời kỳ cho con bú, mà còn cả thời kỳ sau khi mang thai. Thường mang thai đến tháng thứ 7 thì kích thước ngực tăng rô rệt, nên thay-áo ngực loại lớn hơn cho phù hợp.

Thứ hai, không nên vì cho bú mà ăn qúa nhiều đến mức tự gây béo phì cho bản thân. Vì ngoài việc mang thai, béo phì cũng có thể làm ngực chảy .xệ. hy vọng những bà mẹ chú trọng đến thân hình của mình cho con bú lại vẫn giữ được thân hình đẹp.

Bài trướcChăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách
Bài tiếp theoNhững điều không nên làm khi cho bé bú mẹ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.