Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, có thể gây ngừng thở. Cần nhận biết các dấu hiệu của sặc sữa để tiến hành cấp cứu ngay nhằm giảm nguy cơ tử vong cho trẻ.

Phát hiện các dấu hiệu sặc sữa:

  • Trẻ đang bú hoặc sau bú đột ngột ho, sặc sụa, tím tái
  • Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng
  • Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim

Xử trí: phải xử trí nhanh, kịp thời

  • Nếu trẻ sặc, tím tái, nhưng ngay sau đó hồng lại, khóc được, chứng tỏ sữa đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống thực quản.

Xử trí:

+ Bế trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng để dị vật không đi ngược lên trên, lau, hút sạch miệng mũi.

+ Theo dõi sát tình trạng của trẻ: bú kém, khó thở, tím tái, chuyển trẻ lên tuyến trên.

  • Nếu trẻ tím tái không hồng trở lại, có thể ngừng thở: Xử trí: dùng thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực.

+ Vỗ lưng

  • Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp, cố định thân trẻ dọc theo cẳng tay của người làm thủ thuật (cẳng tay có thể đặt lên đùi hoặc mặt phẳng cứng).
  • Bàn tay đỡ đầu trẻ (ngón tay trỏ đặt để mở miệng trẻ; ngón cái và ngón giữa đỡ hai bên xương hàm dưới).
  • Dùng gốc của bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 lần vào khoảng giữa 2 xương bả vai theo chiều hướng về phía đầu trẻ.

+ Ấn ngực: Nếu vỗ lưng mà trẻ vẫn tím, không khóc, tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

  • Lật trẻ nằm ngửa, đầu thấp, cố định thân trẻ dọc theo cẳng tay người làm thủ thuật, mặt nghiêng một bên.
  • Quan sát nếu thấy sữa trào ra miệng, mũi thì lau và hút sạch.
  • Dùng ngòn trỏ và ngón giữa của bàn tay còn lại, ấn vào vùng ngay dưới mũi ức 5 lần theo chiều hướng về phía đầu trẻ.

+ Trong quá trình làm thủ thuật phải luôn đánh giá trẻ, nếu:

  • Trẻ ngừng tim, ngừng thở thì tiến hành cấp cứu ngừng tim, ngừng thở ngay (ép tim phối hợp với thổi ngạt hoặc bóp bóng).
  • Trẻ vẫn tím, không khóc, tiếp tục làm lại thủ thuật vỗ lưng kết hợp với ấn ngực, có thể lặp lại 8-10 lần.
  • Trẻ khóc được, hồng hào thì không cần làm tiếp.
  • Theo dõi sát tình trạng của trẻ: nếu trẻ bú kém, khó thở, tím tái, chuyển trẻ lên tuyến trên.
 Cấp cứu trẻ sặc sữa
Cấp cứu trẻ sặc sữa

Phòng ngừa sặc sữa:

  • Khi cho trẻ bú cần chú ý các điểm sau:

+ Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bú

+ Quan sát trẻ khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa

  • Nếu thấy trẻ không muốn ăn, sữa còn trong miệng thì phải dừng cho bú, nếu cho ăn bằng thìa thì không đổ tiếp.
  • Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ gây nôn trớ.
Bài trướcChăm sóc trẻ bằng phương pháp căng gu ru
Bài tiếp theoĐặt vòng tránh thai – những ảnh hưởng cần biết

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.