Thể trọng (g): thể trọng lúc mới sinh + 1000

Chiều cao (cm): chiều cao lúc mới sinh + 2

Thóp trên đỉnh trước (cm) (2~2, 5) X (2 ~ 2, 5)

Trẻ sơ sinh sau một tuần so với lúc mới sinh đã có thể thích ứng rất tốt với hoàn cảnh môi trường ngoài cơ thể mẹ, lúc này, đa số các bé đã ra viện, về nhà bắt đầu một cuộc sống mới.

Đặc điểm của bé

Khả năng nhận thức: Phần lớn vẫn ở trạng thái ngủ, không quan tâm lắm đến thế giới bên ngoài, bắt đầu quen với khuôn mặt của mẹ, ngửi được mùi của mẹ. Khoảng 1 tháng thì biết phân biệt giọng nói của mẹ.

Đặc điểm của bé
Đặc điểm của bé

Phát triển động tác: Hoạt động vẫn còn bị hạn chế. Người lớn đặt bé ở đâu thì bé không thể thay đổi, những cử động tay chân có sức hơn, đặt bé nằm sấp có thể từ từ ngóc đầu lên.

Khả năng sinh hoạt: Phần lớn thời gian trong ngày là ở trạng.thái ngủ, thông thường khoảng 20 tiếng. Lượng sữa bú tăng dần, số lần tiêu tiểu cũng tăng theo.

Phương pháp nuôi dạy và những điểm quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe

  1. Nuôi bằng sữa mẹ: Sức bú của bé ngày càng lớn. Khi cho bú cần chú ý phương pháp cho bú, toàn thân bé áp sát vào mẹ, miệng của bé ngậm trọn núm vú mẹ. Nếu cách thức cho bú không đúng, rất dễ gây nứt núm vú. Thời gian cho bú vẫn’không hạn chế. Nếu không đủ sữa, thời gian bú quá lâu (quá 15 phút), cũng dễ gây nứt núm vú. Vì vậy khi cho bú cần đổi bên. Chú ý bổ sung dinh dưỡng cho mẹ để tăng tiết sữa, kiên trì cho bú mẹ.
  2. Nuôi hỗn hợp: Đối với người không đủ sữa, có thể bổ sung một lượng thích hợp sữa bò, cho bú thêm sau khi bú mẹ. Vì lỗ của núm vú bình sữa lớn, lượng sữa chảy ra nhiều, dễ mút ra nhiều hơn bú vú mẹ, hơn nữa sữa bò chứa nhiều đường, ngọt hơn so với sữa mẹ, sau khi bú sữa bò bằng bình, bé không thích bú mẹ nữa. Tóm lại, cho dù thay đổi cách cho bú giữa’ bú bình và bú mẹ hay toàn bú bình thì bé vẫn ngày càng thích bú sữa bò hơn.
  3. Nuôi con bằng sữa bò: Trẻ sơ sinh 1 -2 tuần tuổi mỗi lần dùng 1O g sữa bột, thêm nước âm dã chín 80g, mỗi ngày cho bú 7 – 8 lần. Trẻ từ 2 – 4 tuần tuổi, mỗi lần dùng 15g sữa bột, thêm nước ấm đã chín 120ml, mỗi ngày cho bú 6 lần.

Sữa bò tươi, trẻ 1 -2 tuần tuổi thì pha loãng theo tỉ lệ: 2 phần sữa bò thêm 1 phần nước, trẻ 2-4 tuần tuổi thì 3 phần sữa bò thêm 1 phần nước. Sau đó cứ 1OO ml sữa sau khi pha loãng thêm 5g đường trắng, sau khi đun sôi mới cho bé bú.

Nếu là sữa bột thông thường, pha sữa theo tỉ lệ dung tích, 1 thìa gạt sữa bột thêm 4 thìa gạt nước ấm đã chín. Cũng có thể pha theo tỉ lệ trọng lượng, tức 1 g sữa bột thêm 8 g nước. Khi pha sữa cần lấy sữa bột ra chén trước, pha thêm một ít nước sôi để nguội, dùng muỗng khuấy đều, sau đó dùng nước sôi thêm vào đến lượng cần có. Nếu dùng nước sôi pha trực tiếp thì do nhiệt độ cao, sữa bột sẽ bị vón lại khó phân tán. Sau khi pha xong, mỗi 3OO ml sữa thêm 5g đường trắng, cuối cùng đun sôi rồi cho bé bú.3

Trường hợp dùng sữa bột chuyên dùng chobé thì pha sữa theo chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp.

Cho dù bú mẹ hay bú sữa bò thì trẻ từ 3 tuần tuổi bắt đầu cần tăng cường thức ăn có vitamin c, như nước rau, nước quả.. Mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần 1 muỗng canh là đủ.

Trong giai đoạn này bé còn cần được bổ sung vitamin A, D theo chỉ dẫn của y bác sĩ. Vitamin D có thể tổng hợp thông qua tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi thời tiết ấm áp, có thể bế bé ra ngoài, để lộ mặt hoặc tay, chân ra ngoài nắng. Tắm nắng nhiều để phòng thiếu canxi.

  1. Rửa núm vú bằng nước sạch mỗi ngày, không dùng xà bông có tính kiềm. Những dụng cụ cho bú như bình sữa núm vú… sau khi cho bé bú xong cần rửa sạch, đun sôi tiệt trùng mới dùng lại. ‘
  2. Tạo điều kiện cho bé được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, không khí mới, ánh nắng đủ, thoải mái, an toàn. Nhiệt độ phòng tốt nhất nên từ 20 – 24°c, độ ẩm duy trì ở 50 – 60%, định giờ mở cửa sổ thông gió, cần chú ý giữ ấm cho bé để tránh bị cảm.

Cách tắm cho bé tại nhà

Vật dụng: Quần áo, tã của bé, khăn tắm, khăn lau mặt, phấn rôm, xà bông tắm cho bé, chậu tắm, khăn tắm lớn, nước ấm, ghế nhỏ.

Môi trường-. Nhiệt độ phòng 24 – 28°c, nhiệt độ nước 38 – 42°c, giường tắm chuyên dùng cho bé.

Chuẩn bị nước ấm để tắm cho bé (cần phải thử nhiệt độ trước để tránh gây phòng cho bé), đặt bé trên ghế hay giường tắm, cởi quần áo, dùng khăn nhỏ thấm nước tắm cho bé bắt đầu từ cổ, chú ý giữ ấm cho bé.

Cách tắm cho bé yêu
Cách tắm cho bé yêu

Rửa mặt: Thấm nước vào khăn mặt, tay trái bế bé, tay phải vắt khăn khô, nhẹ nhàng lau mắt, mặt, miệng, mũi và tai.

Gội đầu: Dùng khăn tắm nhỏ ôm bọc bé lại, để lộ phần đầu cổ, mặt hướng lên, nằm ngửa trên đùi mẹ, tay trái giữ đầu bé, đồng thời dùng ngón giữa và ngón cái của tay trái ép hai bên tai của bé. Khi gội đầu, tránh để nước vào tai bé, để tránh gây viêm tai, sau đó dùng tay phải thấm nước vào khăn nhẹ nhàng thấm lên đầu, thoa xà bông, gội lại cho sạch, lau khô tóc cho bé. Trong quá trình gội, tránh để nước, xà bông, bắn vào mắt, tai, miệng, mũi của bé.

Lúc này đa số các bé đều đã rụng rốn, nên khi tắm cho bé có thể để bé ngâm mình trong nước ấm, để xà bông vào tay rồi thoa lên mình bé. Chú ý rửa sạch những vùng có nếp gấp, dưới nách, bẹn, cổ.

Sau khi tắm xong, dùng khăn tắm ôm choàng bế bé lên giường, lau khô mình, thoa phấn rôm, chú ý thoa ở những phần da có nếp gập, không để phấn rơi vào mắt, miệng, mũi gây ho. Ngoài ,ra còn chú ý đến vệ sinh khô ráo cho rốn, tốt nhất nên dùng cồn 75% thấm vào bông gòn lau rốn cho bé để tránh nhiễm khuẩn rốn. Mặc áo, tã cho bé.

Tắm cho bé nên vào lúc chưa ăn, nếu mới ăn no mà tắm dễ gây trớ sữa. Trong suốt quá trình tắm nên chú ý giữ ấm, tránh gây sợ hãi cho bé. Động tác phải nhẹ nhàng, nhiệt độ nước thích hợp trong khi tắm còn cần quan sát tình trạng toàn thân của bé, tình trạng da, để sớm phát hiện bé có bị mụn nhọt, mẩn đỏ không.

Xử lý trường hợp bất thường

Bệnh tưa miệng: Sau khi sinh khoảng 2-3 tuần, khi bé khóc, bạn có thể ngẫu nhiên phát hiện hai bên má trong, lợi, lưỡi, thậm chí trên niêm mạc miệng của bé có những đốm trắng nhỏ như sữa hoặc bám thành mảng, phần gốc đáy màu hồng. Đó là bệnh tưa. Loại nấm này tồn tại trong khoang miệng của mỗi người, bình thường do số lượng ít, sức đề kháng mạnh nên không gây sưng. Nhưng ở trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu thì rất dễ phát bệnh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm nấm lúc sinh qua âm đạo, bú bình sữa bị nhiễm bẩn, hoặc dùng kháng sinh thời gian quá dài làm mất cân bằng quần thể vi khuẩn trong cơ thể đều có thể dẫn đến tưa miệng. Trường hợp nhẹ không thấy rõ triệu chứng, nặng thì có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống. Trường hợp do dùng thuốc kháng sinh có thể theo chỉ dẫn của bác sĩ ngưng thuốc.

Hăm đỏ: hăm đỏ tã là một bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh da mềm mỏng, nhiều mạch máu, bị ma sát nhẹ, hoặc bị nhiễm bẩn do không thay tã kịp cho bé, vi khuẩn trên da phân giải urê trong nước tiểu và phân hình thành amoniac kiểm, hoặc dùng xà bông bột để giặt tã nhưng chưa xả sạch với nước, còn vết kềm trên tã gây kích ứng da dẫn đến hăm đỏ. Trẻ bị tiêu chảy càng dễ bị. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây loét da, tổn thương da, trẻ vì đau sẽ quấy khóc không yên.

Để ngăn ngừa cần siêng thay tã cho bé. Mỗi lần tiêu tiểu xong tốt nhất nên dùng nước ấm sữa cho bé, lau khô, nếu đã bị thì nên rửa sạch sẽ, lau khô, có thể thoa dầu gan cá, không dùng phấn rôm. Tã sau khi giặt sạch ủi qua hoặc phơi nắng sau đó mới dùng.

Bài trướcNhững điều không nên làm khi cho bé bú mẹ
Bài tiếp theoChỉ tiêu phát triển bình thường của trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.