SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi tiết niệu là một bệnh lý thường gặp, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2 – 4% dân số. Tỷ lệ này thay đổi theo tuổi, giới và tùy từng vùng, chủng tộc. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng và tỷ lệ tái phát cao: khoảng 10% sau 1 năm, 35% sau 3 năm và 50% sau 10 năm. Sỏi tiết niệu dễ gây các biến chứng như: nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh mạng của người bệnh.

Yếu tố di truyền và chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới tỷ l ệ mắc bệnh sỏi tiết niệu. Các thức ăn giàu protein, đường tinh khiết, ít sợi xơ làm tăng Canxi, acid uric, oxalate, làm giảm pH nước tiểu và nồng độ Citrat trong nước tiểu. Chế độ uống nước không đầy đủ làm tăng nồng độ Canxi trong nước tiểu và tăng tỷ lệ sỏi tiết niệu.

Sỏi tiết niệu theo y học cổ truyên nằm trong Lâm chứng. Lâm chứng là một thuật ngữ trong y học cổ truyền nhằm mô tả một tình trạng bệnh lý, thường biểu hiện trên lâm sàng người bệnh đi tiểu tiện nhiều lần, số lượng nước tiểu ít, đái khó, đái buốt, đái rắt. Người xưa chia thành 5 loại: Nhiệt lâm, Huyết lâm, Cao lâm, Lao lâm và Thạch lâm. Thạch lâm có đầy đủ các triệu chứng chung của Lâm chứng nhưng kèm theo có đái ra sỏi. Sỏi nhỏ như sạn cát gọi là Sa lâm, sỏi to hơn gọi là Thạch lâm.

Trong những năm gần đây, ngoài phẫu thuật mổ lấy sỏi tiết niệu thì cũng đã xuất hiện các phương pháp điều trị khác ít xâm lấn, ít gây tổn thương như: tán sỏi thận qua da, tán sỏi thận qua nội soi niệu quản ngược dòng, mổ bể thận lấy sỏi qua nội soi và đặc biệt tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung. Ngoài ra những kinh nghiệm quý báu trong bề dày thực tiễn lâm sàng của y học cổ truyền cũng được sàng lọc và tuyển chọn những vị thuốc, bài thuốc có hiệu quả trong điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu, tất nhiên trên cơ sở chỉ định chặt chẽ khi sử dụng thuốc y học cổ truyền điều trị.

Sỏi niệu quản kích thước chỉ từ 4 – 10 mm

Đài bể thận bình thường hay chỉ mới có ứ nước độ I

Xét nghiệm nước tiểu không có nhiễm trùng nặng (<104 vi khuẩn/ml nước tiểu)

Xét nghiệm hóa sinh: Ure và creatinin máu bình thường

Chụp niệu đồ tĩnh mạch: chức năng thận bình thường, không có dị dạng niệu quản.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền của Sỏi tiết niệu

Nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân): Do hoàn cảnh khí hậu như mưa kéo dài, hoặc ở lâu những nơi ẩm thấp, những người mà tỳ vị vốn đã hư yếu rất dễ cảm thụ ngoại thấp từ bên ngoài xâm nhập vào. Thấp tà từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lâu ngày dễ hóa nhiệt. Nhiệt ôn kết ở hạ tiêu chưng đốt nước tiểu hóa thành cặn sỏi.

Nguyên nhân bên trong (nội nhân): Thận có hai loại: thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ thì nước từ trên thận thủy xuống bàng quang mới được khí hóa và bài tiết ra ngoài dễ dàng. Nếu thận khí hư thì không khí hóa bàng quang được, tân dịch ngưng trệ ở hạ tiêu hóa thấp, lâu ngày thấp hóa hỏa làm cho tạp chất trong nước tiểu kết thành sỏi. Sỏi làm tổn thương huyết lạc gây ra đái máu. Sỏi kết lại ở đường niệu làm khí trệ mà gây đau.

Các nguyên nhân khác (bất nội ngoại nhân): Do ăn uống không điều độ làm tổn hại đến tỳ vị, tỳ vị bất túc làm công năng vận hóa thủy thấp bị giảm sút. Thấp sinh ra từ tỳ, tụ lại mà gây bệnh (nội thấp). Thận và tỳ có mối quan hệ tương khắc theo thuyết ngũ hành. Thấp nhiệt tích trệ gây ảnh hưởng đến chức năng khí hóa nước tiểu ở bàng quang làm thủy không lưu hành được. Thấp nhiệt tích trệ ở hạ tiêu lâu ngày khiến cho chất đục ngưng kết lại tạo thành sỏi.

Phân loại các thể lâm sàng theo y học cổ truyền củaSỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệuThể khí trệ

Triệu chứng lâm sàng: người bệnh thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, đau tức vùng hạ vị, đi tiểu khó, nước tiểu màu hồng có máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền sác.

Pháp điều trị: Lý khí hành trệ, hoạt huyết thông lâm

Bài thuốc cổ phương: Thạch vi tán (Hòa tễ cục phương)

Thạch vi 12g Cù mạch 8g

Mộc thông 8g Hoạt thạch 12g

Sa tiền tử 12g Tang bạch bì 12g

Phục linh 12g Chi tử 8g

Cam thảo 6g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Một liệu trình 2 – 4 tuần, sau đó cho siêu âm hệ tiết niệu để kiểm tra lại.

Gia thêm: Kim tiền thảo 20 – 40g

Xuyên sơn giáp 4 – 8g

Bồ hoàng 4 – 8g

Ngũ linh chi 12g

Nếu kèm theo thận dương hư thì gia thêm: Bổ cốt chỉ, Nhục quế, Phụ tử chế.

Nếu kèm theo thận âm hư thì gia thêm: Hạn liên thảo, Kỷ tử, Nữ trinh tử.

Sỏi tiết niệuThể thấp nhiệt

Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh có thể sốt, bụng và lưng đau nhiều, lan xuống vùng bụng dưới, đái buốt, đái dắt, đái máu. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch.

Bài thuốc cổ phương: Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Sinh địa 16 – 30g Trúc diệp 12g

Mộc thông 8 – 12g Cam thảo 6g

Nguyên bài dùng dạng bột, hiện nay có thể dùng dưới dạng thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Nếu đái ra máu nhiều gia thêm các vị chỉ huyết: Hòe hao sao đen, trắc bá diệp sao đen, Ngải diệp sao đen.

Nếu đau nhiều ra thêm các vị thuốc chỉ thống: Bạch chỉ, Bạch thược.

Tăng cường tác dụng bài thạch gia Kim tiền thảo, Chỉ xác, Kê nội kim.

Tăng cường tác dụng thanh nhiệt, chỉ lâm gia: Hoàng bá, Ý dĩ, Hoạt thạch.

Sỏi tiết niệuThể thận hư

Triệu chứng lâm sàng: thường gặp sỏi tiết niệu ở người cao tuổi, người bệnh đau lưng âm ỉ đã lâu, người mệt mỏi vô lực, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, bụng có cảm giác đầy chướng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế.

Pháp điều trị: Ích khí, bổ thận, thông lâm, bài thạch

Bài thuốc cổ phương: Hữu quy ẩm (Cảnh nhạc toàn thư)

Thục địa 16g Kỷ tử 12g

Hoài sơn 8g Đỗ trọng 12g

Sơn thù 8g Phụ tử chế 4g

Nhục quế 4g Chích cam thảo 6g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Một liệu trình từ 2 – 4 lần. Sau đó siêu âm kiểm tra lại.

Gia thêm các vị có các tác dụng lợi tiểu thông lâm: Trư linh, Sa tiền tử, Kim tiền thảo.

Vẫn đề phòng và hỗ trợ sỏi tiết niệu

Uống nước đầy đủ: thường là uống 2l nước/24 giờ.

Dựa vào thành phần hóa học của sỏi, mà đưa ra phương pháp phòng và điều trị thích hợp.

Sỏi Oxalat Canxi: hạn chế nguồn thức ăn chứa nhiều muối, uống nước đầy đủ, tăng cường vận động.

Sỏi Amoni Magie photphat: nguyên nhân do nhiễm trùng, nên điều trị triệt để nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh.

Sỏi acid uric: ăn ít các chất chứa purin, dùng thêm allopurinol, kiềm hóa nước tiểu bằng bicabonat, citrate (để nước tiểu có pH <6).

Sỏi Xystin: uống nhiều nước, kiềm hóa nước tiểu, kết hợp kháng sinh.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.