BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Những phụ nữ bị hành hung thường chỉ cho mọi người thấy các vết thương trên cơ thể, sự lạm dụng, và những vấn đề tâm lí, trong đó bao gồm cả trầm cảm, lạm dụng rượu hoặc ma tuý, ý định tự sát, tái diễn, ngày càng nặng. Những vết thương do bị hành hung thường mang tính chất cả hai bên, và chỉ ở những vùng có quần áo che phủ. Đó thường là những vết bầm, xước, trầy da, bị đau nhưng không có vết thương tổn mô rõ rệt, bằng chứng về các vết thương ở những năm khác nhau, và bằng chứng về sự cưỡng hiếp.

“Bánh xe quyển lực và kiểm soát” minh hoạ rất nhiều thành tố của bạo lực gia đình
.Hình 27.1. “Bánh xe quyển lực và kiểm soát” minh hoạ rất nhiều thành tố của bạo lực gia đình. Tất cả những thành tố này đều có thể mạnh lên bởi sự đe doạ sử dụng hoặc sử dụng thực sự lạm dụng cơ thể và tình dục.

Phần nội dung trong hình 27.1

  1. SỬ DỤNG SỰ HĂM DOẠ

Làm cho vợ (bạn tình) sợ bằng ánh mắt, điệu bộ, hành động

Đập phá đổ đạc

Phá hỏng tài sản của vợ (bạn tình)

Lạm dụng vật nuôi

Phô trương vũ khí

  1. SỬ DỤNG LẠM DỤNG CẢM XÚC

Lăng nhục vợ (bạn tình)

Làm cho cô ta cảm thấy mình tồi tệ

Gọi vợ (bạn tình) bằng tên không Làm cho cô ta nghĩ rằng mình bị loạn trí

Chế nhạo vợ (bạn tình)

Trêu đùa ác ý

Làm cho vợ (bạn tình) cảm thấy có lỗi

  1. SỬ DỤNG SỰ CÁCH LI

Kiểm soát xem vợ (bạn tình) làm gì, gặp gỡ với ai, nói chuyện với ai, đọc cái gì, đi đâu

Hạn chế vợ (bạn tình) ra ngoài tiếp xúc với xã hội

Dùng sự ghen tuông để biện hộ cho hành động

  1. TỐI THIỂU HOÁ, PHỦ ĐỊNH VÀ ĐỔ LỖI

Làm nhẹ vấn đề lạm dụng, làm cho vợ (bạn tình) nghĩ rằng điều đó không quan trọng

Nói rằng không hề có lạm dụng

Đổi lỗi trách nhiệm về hành vi lạm dụng

Nói rằng chính vợ (bạn tình) gây ra điều này

  1. SỬ DỤNG CON CÁI

Làm cho vợ (bạn tình) cảm thấy có lỗi với con

Dùng con để thể hiện ý đổ

Sử dụng các cuộc viếng thăm để quấy rối vợ (bạn tình)

Đe doạ mang con đi

  1. SỬ DỤNG ƯU THẾ CỦA ĐÀN ÔNG

Đối xử với vợ (bạn tình) như là nô lệ

Tự quyết định mọi vấn đề lớn

Hành động như là ông chủ của lâu đài

Là người phân định rõ vai trò của đàn ông và phụ nữ

  1. SỬ DỤNG LẠM DỤNG KINH TẾ

Không cho vợ (bạn tình) đi làm hoặc tìm kiếm việc làm

Buộc vợ (bạn tình) vay tiền

Cầm tiền của vợ (bạn tình)

Không cho vợ (bạn tình) biết hoặc bàn luận về ngân quỹ gia đình

  1. SỬ DỤNG SỰ ÉP BUỘC VÀ ĐE DOẠ

Đe doạ hoặc hành hung vợ (bạn tình)

Đe-doạ bỏ cô ta, doạ tự tử, khiếu nại về tiền trợ cấp cho cô ta

Ép cô ta trở thành gánh nặng

Bắt vợ (bạn tình) phải làm điều phạm pháp

—————————————————-

Khoảng 25% số phụ nữ bị hành hung thông báo là phải cần đến sự chăm sóc y tế, 10% phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, mặc dù hầu hết phụ nữ bị hành hung thường không đi cấp cứu hoặc vào điều tri nội trú mà chỉ tìm đến cách chữa thông thường. Những phụ nữ bị lạm dụng thường tăng nguy cơ phải phẫu thuật, đau khung xương chậu, những vấn đề về chức năng tiêu hoá, đau đầu mạn tính, và những vấn đề về đau mạn tính nói chung. Những phụ nữ từng bị hành hung nghiêm trọng thường có ngày ốm nhiều gấp đôi so với những phụ nữ khác.

Việc mang thai cũng có thể khởi nguồn hoặc làm cho sự lạm dụng nặng nề thêm. Số phụ nữ bị lạm dụng chậm gấp 2 lần trong việc tìm kiếm chăm sóc trước sinh, số sẩy thai cũng cao gấp 2 lần và sinh con nhẹ cân cũng tăng gấp 4 lần, tỉ lệ tỉ vong ở trẻ sơ sinh tăng đến 40%.

Trong số những phụ nữ bị lạm dụng, có nhiều người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách ranh giới, và lạm dụng ma tuý, mặc dù các nghiên cứu của trung tâm thực hành gia đình cho thấy trầm cảm là chỉ báo rõ rệt nhất về bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình còn là nguyên nhân của rối loạn stress sau sang chấn, mức độ của nó tương quan trực tiếp với mức độ của lạm dụng. 1/10 số nạn nhân bị lạm dụng có ý định tự sát.

Sau khi bị hành hung, nguy cơ nạn nhân sử dụng ma tuý tăng gấp 9 lần, với rượu tăng gấp 16 lần. Dường như có sự ganh đua giữa lạm dụng rượu và ma tuý trong khoảng từ 25% đến 80% số trường hợp bị hành hung. Sự hiện diện của yếu tố này lại thúc đẩy yếu tố kia.

Phụ nữ bị lạm dụng

Những phụ nữ đã li hôn hoặc li thân, trẻ, và ở tầng lớp kinh tế – xã hội thấp là những người có tỉ lệ bị lạm dụng cao; tuy nhiên không phát hiện thấy những nét đặc trưng trong tiền sử nhân cách của những phụ nữ bị lạm dụng. Cách li, mất cân bằng sức mạnh, những hành vi lạm dụng xen kẽ với âu yếm đã thúc đẩy nạn nhân gắn bó vững chắc về cảm xúc với kẻ lạm dụng họ. Điều này đã giải thích tại sao phụ nữ bị hành hung lại rất khó tách tình cảm của mình ra khỏi thủ phạm và họ thường phải quay về sau khi ra đi.

Đàn ông lạm dụng

Những kẻ hành hung khôngnhững không bị mất quyền kiểm soát; hơn thế nữa, họ còn giành được sự kiểm soát. Đặc điểm chung của nhiều thủ phạm hành hung là sự phụ thuộc và ghen tuông với vợ (bạn tình), tin vào sự phân công vai trò truyền thông về giới, rất cần sự kiểm soát, tính thù nghịch, khó đối mặt với sự thật, và từ chối trách nhiệm về những hành vi bạo lực của mình. 90% số đàn ông hành hung chưa từng có hồ sơ phạm pháp.

Trẻ em

Cha mẹ thường cho rằng trẻ em không biết gì về bạo lực, song có từ 40% đến 80% số vụ bạo lực có mặt trẻ em. Số còn lại thì nghe thấy từ phòng bên hoặc được chứng kiến hậu quả của bạo lực. Lạm dụng vợ chồng, ở một khía cạnh nào đó cũng chính là lạm dụng trẻ em. Có từ 45% đến 60% số vụ lạm dụng trẻ em xảy ra đồng thời với bạo lực gia đình.

Có thể chia các triệu chứng được thể hiện ở những trẻ là nhân chứng của lạm dụng vợ chồng thành 3 loại: các hành vi hướng nội (buồn bã, xa lánh mọi người, những phàn nàn thực thể, sợ hãi, lo âu), các hành vi hướng ngoại (xâm kích, thô bạo với động vật, coi thường các nhà chức trách, phá hoại), và những hạn chế về khả năng xã hội (kết quả học tập giảm sút, các mối quan hệ bạn bè nghèo nàn, không tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao cũng như các hoạt động ngoại khoá). Những trẻ này dễ có khuynh hướng hoặc là bị lạm dụng hoặc là gây ra lạm dụng đối với vợ, chồng hay bạn tình sau này.

CHẨN ĐOÁN

Bước đầu tiên quan trọng nhất mà bất’kì chuyên gia y tế nào cũng có thể làm được là hỏi chuyện những phụ nữ đã hoặc đang bị lạm dụng. Bạo lực gia đình có ở tất cả các lứa tuổi, các thành phần kinh tế — xã hội, các nhóm sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, và nghề nghiệp, mặc dù cơ sở xã hội hoặc sắc tộc có ảnh hưởng tới cả nạn nhân và thủ phạm của bạo lực gia đình. Tần suất của bạo lực gia đình ngang với tần suất của ung thư vú, và nó còn cao hơn những bệnh được sàng lọc định kì như ung thư trực tràng, những vấn đề của tuyến giáp, và huyết áp cao. Trong giao tiếp với người bệnh, phải thực sự quan tâm đến vấn đề của họ. Phải làm cho họ hiểu rằng không có gì phải xấu hổ; lạm dụng là vấn đề thực sự quan trọng và cần phải nói về nó.

Một điều không kém phần quan trọng là phải có khoảng thư giãn ngắn bởi lẽ phụ nũ bị lạm dụng thường rất nhạy cảm với trạng thái im lặng. Thầy thuốc cần phải bắt đầu từ những câu hỏi chung, sau đó mới đi vào những câu cụ thể. Hỏi về các mối quan hệ (Mọi việc trong nhà bà diễn ra như thế nào?) và về cách giải quyết xung đột (Bà và chồng bà giải quyệt những sự bất đồng đó như thế nào?). Tiếp theo sẽ hỏi về những hành động không dùng bạo lực nhưng là sự lạm dụng tâm lí (Bà có bị lăng nhục, đe doạ? Bà có sợ ông ta không?). Cũng cần phải hỏi về cách thức hành hung như túm áo, tóc, đè, đẩy… những vật dùng ném. Cuối cùng hỏi về những vụ hành hung nghiêm trọng như cưỡng bức làm tình, dùng gậy đánh, bóp cổ, và sử dụng vũ khí. Phản ứng âm tính làm giảm mức độ bạo lực nhưng không loại trừ những phản ứng dương tính đối với những hành vi bạo lực nặng hơn. Thầy thuốc phải không chỉ chẩn đoán bạo lực gia đình mà còn phải xác định mức độ nghiêm trọng của nó và nguy cơ đối với người bệnh.

Những phụ nữ bị hành hung có thể không đủ tiền đi lại để đến các cơ sở điều trị y tế, hoặc có thể họ bị thủ phạm lạm dụng cấm không cho tìm kiếm sự săn sóc y tế. Một khi đã ở chỗ thầy thuốc, các nạn nhân lại có thể không kể hết thông tin bởi lẽ họ cảm thấy xấu hô hoặc bẽ bàng; hoặc có thể họ nghĩ rằng vết thương chẳng có gì là nghiêm trọng, hay họ xứng đáng với điều đó. Nạn nhân còn có thể nói dối về nguồn gốc vết thương nhằm cố gắng bảo vệ chồng hoặc con vì họ sợ bị trả thù một khi vấn đề lại được người khác biết hoặc khi cảnh sát can thiệp.

Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội phức tạp, do vậy thầy thuốc phải đứng trên quan điểm nghề y để xem xét vấn đề, không để tình cảm cá nhân cũng như niềm tin xã hội chi phối. Trong số bệnh nhân đến khám, các thầy thuốc xác định được chỉ 1,5% – 8,5% là nạn nhân. Trong một nghiên cứu khảo sát của trung tâm thực hành gia đình, khi được hỏi về lạm dụng, chỉ có 6 trong số 394 phụ nữ được hỏi về lạm dụng, và trong số 139 phụ nữ có tiền sử về vấn đề lạm dụng thì chỉ có 3 người đã được chẩn đoán là bạo lực gia đình hoặc lạm dụng vợ chồng là được lưu giữ. Thiếu niên, bà già và những phụ nữ chưa chồng lại càng khó xác định.

Thầy thuốc tin rằng họ không được đào tạo để giải quyết các vụ bạo lực gia đình. Thỉnh thoảng họ cũng tránh những câu hỏi về vấn đề này, bỏi lẽ họ không muôn động vào “tổ kiến”‘( Nguyên văn: “mồ cái hộp chứa toàn sâu”, ND). Họ viện dẫn rằng không có đủ thời gian và họ tin rằng họ không có đủ sức mạnh để tạo ra sự thay đổi có hiệu quả. Họ sợ người bệnh bực bội, hoặc bản thân họ cũng đã từng là nhân chứng hoặc là nạn nhân của lạm dụng. Trong thực tiễn hoạt động của mình, hiếm khi thầy thuốc gặp được những người lạm dụng, bởi lẽ nhìn họ cũng bình thường như những người khác. Nếu sự việc bị phát hiện, thủ phạm sẽ buộc tội nạn nhân là thổi phồng vấn đề, không cho rằng đó là bạo lực, hoặc cho rằng đây chỉ là cá biệt.

Do không cẩn thận, thầy thuốc cũng làm cho người phụ nữ bị tái chấn thương khi buộc tội họ. Thầy thuốc cũng có thể có chẩn đoán lo âu, trầm cảm, hoặc lạm dụng ma tuý mà không hiểu rằng đó chỉ là hệ quả của lạm dụng. Những biểu hiện bên ngoài như vậy của nạn nhân, sự chậm trễ trong việc can thiệp, và nếu lại chỉ định thuốc hướng thần thì sẽ làm tăng nguy cơ tự sát.

XỬ TRÍ

Có một số điều nên làm và không nên làm đối với phụ nữ bị lạm dụng (Bảng 27.1). Chất lượng chăm sóc y tế đối với phụ nữ bị hành hung thường chỉ được xác định khi người phụ nữ được giới thiệu đến các cơ sở luật pháp, dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế. Điều này là rất khó cho thầy thuốc trong việc phá bỏ sự cách li của người phụ nữ bị hành hung, giúp họ có cách nhìn phù hợp về hiện thực.

Một khi bạo lực gia đình đã được phát hiện, cần phải đánh giá ngay sự nguy hiểm trước mắt. Cách tôt nhất để xác định mức độ mất an toàn của người phụ nữ là phải hỏi: Liệu đêm nay bà có được an toàn không? Bây giờ bà có thể về nhà được không? Các con của bà có được an toàn không? Người hành hung bà bây giờ ở đâu? Nếu bà ta trả lời rằng bà ta đang gặp nguy hiểm thì hãy tin điều đó và tìm kiếm sự lựa chọn an toàn. Thầy thuốc phải xem xét ở người phụ nữ bị hành hung với những dấu hiệu liên quan đến nguy cơ cao: các vụ bạo lực ngày càng tăng; vết thương nặng; có vũ khí; sử dụng ma tuý; đe doạ và có những hành vi cưỡng bức tình dục quá mức; đe doạ tự tử hoặc giết người; giám sát, theo dõi; lạm dụng con cái, vật nuôi, các thành viên khác trong gia đình hoặc đập phá đồ đạc; tăng cường cách li; ghen tuông quá mức và buộc tội thiếu chung thuỷ; mất sự hỗ trợ nhiều mặt của các hệ thống; thủ phạm hành hung ít hoặc không tỏ ra ăn năn hối hận như trước.

Phụ nữ bị hành hung cần có được một kế hoạch an toàn sao cho bà ta có thể nhanh chóng trốn tránh. Điều này có thể góp phần bảo vệ mạng sống cho họ. Kế hoạch an toàn bao gồm không chỉ chú ý đến chỗ có thể trốn tránh mà còn cả những thứ như quần áo cho họ và cho các con của họ; bộ chìa khoá nhà và xe dự phòng; các bằng chứng về lạm dụng, dạng như tên và địa chỉ của nhân chứng, các hình ảnh về vết thương, các bằng chứng y khoa; tiền, ngân phiếu, và các thứ có giá trị khác; các giấy tờ mang tính pháp lí như giấy khai sinh, sổ bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, hợp đồng bảo hiểm, giấy thông hành, đơn thuốc; một vài thứ gắn bó với trẻ (chăn, đồ chơi, sách); danh mục các số điện thoại quan trọng và những nơi có thể lưu trú. Nếu con của họ đã đủ lớn thì phải nói rõ với chúng về sự an toàn: Khi cần giúp đõ thì phải gọi đến chỗ nào và cần phải đi đâu để được an toàn.

Tài liệu

Một khi đã được phát hiện, việc lạm dụng phải được ghi biên bản. Người phụ nữ bị lạm dụng cần phải biết rằng các văn bản ghi chép này đều được giữ bí mật trừ khi họ quyết định sử dụng chúng. Tài liệu của bác sĩ ghi lại các diễn biến và chứng cứ về lạm dụng. Các ghi chép phải trung thực, không thiên vị và theo trình tự diễn biến. Những phàn nàn và mô tả trọng tâm về các sự kiện lạm dụng phải được ghi chép bằng ngôn từ của người bệnh. Phải mô tả chi tiết bất kì một vết thương nào cùng với sơ đồ cơ thể, mô tả dạng, số lượng, kích cỡ, vị trí, tuổi, và giải thích các vết thương. Nếu có thể được, nên chụp ảnh trước điều trị và các vật chứng trong cùng một ảnh với khuôn mặt người bệnh. Tất cả các ảnh đều được ghi ngày tháng và các giấy tờ thoả thuận. Trong tài liệu của bác sĩ cũng phải lưu giữ kết quả quá trình chẩn đoán, chuyển viện, các hướng dẫn tiếp theo và những lần gặp gõ với người lạm dụng. Cấp bậc, số hiệu của sĩ quan điều tra cũng cần phải lưu lại, nếu như cảnh sát vào cuộc.

Quá trình tách rời

Việc cách li khỏi kẻ lạm dụng cũng là cả một quá trình. Những kẻ lạm dụng thường phản ứng với việc vợ bỏ theo cách dễ đoán trước. Đầu tiên là đi tìm và xin lỗi cô ấy, sau đó đe doạ, tiếp theo là thề thốt trước Chúa hoặc tìm tư vấn. Tiếp theo thường là nói xấu vợ trước mọi người và quấy rối cô ấy. Nếu không chấp nhận, người phụ nữ đứng trước nguy cơ bị chấn thương không nhỏ. Khi người phụ nữ rời bỏ kẻ lạm dụng, họ đứng trước một nguy cơ rất lớn bị đánh đập dã man hoặc bị giết: 75% số cuộc gọi tới cảnh sát và 73% số trường hợp cấp cứu xuất hiện sau khi có sự cách li. Số phụ nữ bị chồng giết trong thời gian cách li cao gấp 5 lần trước khi cách li hoặc sau khi li hôn.

Bảng 27.1. Những điều nên làm và không nên làm đối với bạo lực gia đình

—————————————————

Nên làm

Hỏi tất cả các bệnh nhân nữ về bạo lực trong gia đình

Nói với họ rằng lạm dụng vợ chồng là một tội ác. Họ đã không làm điều gì xấu xa để bị như vậy. Đây không phải là lỗi của họ.

Nói với người bệnh rằng mọi việc có thể được cải thiện, rằng cảm giác thất bại của họ chính là hậu quả của sự lạm dụng.

Trong mỗi lần người bệnh đến thăm khám, phải đánh giá mức độ an toàn, xác định và xem xét “kế hoạch an toàn”, xem xét đến các yếu tố nguy cơ cao và lưu ý với họ về vòng tròn bạo lực.

Đưa ra những lời khuyên thực tế, dạng như phòng bảo vệ phụ nữ địa phương hoặc số điện thoại khẩn cấp. Lưu ý với họ rằng họ có thể còn bị tổn thiệt. Gửi người bệnh đến các nhóm hỗ trợ.

Sử dụng ngôn ngữ phải chính xác, không thiên vị, mang tính mô tả để ghi chép vào hồ sơ.

Không nên làm

Làm như bạo lực gia đình xảy ra ở đâu đó chớ không phải quanh đây, không phải với những người bệnh trẻ.

Hỏi về cảm giác của người bệnh khi gặp nguy hiểm

Hợp lí hoá, tối thiểu hoá, hoặc xin lỗi vế hành vi bạo lực của người lạm dụng.

Đưa ra liệu pháp gia đình. Việc đầu tiên cần làm là tách ra khỏi và điều trị cho thủ phạm lạm dụng.

Yêu cầu người bệnh chấm dứt mối quan hệ – mình họ cũng có thể quyết định được.

Sử dụng những lời nói và các câu hỏi mang tính chỉ trích.

Đánh giá thấp nguy cơ đối với họ. Phụ nữ ở vào tình trạng bị đe dọa ngay cả khi họ định bỏ đi – hầu hết các vụ giết nguỡi đều diễn ra sau đó.

Hỏi tại sao họ không bỏ đi (Thay vào đó phải hỏi tại sao anh ta lại hành hung).

————————————————

Quá trình cách li khỏi người lạm dụng, theo các bản tự thuật của những phụ nữ bị lạm dụng, trải qua các giai đoạn “tự cải tạo”. Các giai đoạn này tiến triển dần từ từ chối ban đầu, xấu hổ, thương hại, tự buộc tội, sốc và sợ hãi, sau đó là vẫn duy trì quan hệ với sự cố gắng giảm thiểu bị lạm dụng, hi vọng tình hình sẽ được cải thiện. Tiếp theo, họ nhận ra rằng họ không thể tránh khỏi bị lạm dụng và cần phải cách li cả về mặt tình cảm và thể xác, sau nữa là giai đoạn xác lập được hoàn cảnh sống mới, an toàn và cách li. Cuôi cùng là sự nhận thức mới về bản thân và về quá trình bị lạm dụng.

Công việc tiếp theo

Luôn động viên, hỗ trợ, tin tưởng, đánh giá mức độ nguy cơ, ghi chép làm tài liệu lưu giữ, đó là các khía cạnh hoạt động điều trị bạo lực gia đình của người thầy thuốc. Những buổi thăm khám tiếp theo cần phải tạo điều kiện cho nạn nhân nhận thức được độ tin cậy của kinh nghiệm cá nhân, những khó khăn trong hoàn cảnh của cô ấy, và cơ hội đánh giá lại quan điểm của mình. Người thầy thuốc cần phải tập trung vào quá trình phục hồi sức mạnh (Hình 27.2) hơn là tìm lối thoát cách li. Người phụ nữ bị hành hung cần phải thay đổi suy nghĩ, rằng họ có thể hành động như một công dân. Những hành động như vậy bao gồm: yêu cầu được bảo vệ, lấy lệnh của toà án. Cô ta còn có thể làm đơn tố cáo hành vi phạm tội bao gồm tội cưỡng bức và hành hung, cưỡng bức và hành hung mức độ nghiêm trọng, tội quấy rối, đe doạ hoặc âm mưu giết người. Tuy nhiên phản ứng của luật pháp đối với bạo lực gia đình thường không đạt được hiệu quả như mong muốn, và người phụ nữ cũng không thể biết được liệu phủ phạm gây hành hung có chấp hành các phán quyết của toà án hay không. Các bác sĩ cũng phải đưa ra chương trình điều trị đã được xác nhận, phù hợp với trạng thái của người gây ra hành hung. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng đây chưa phải là sự bảo đảm an toàn cho người phụ nữ.

DỰ PHÒNG

Việc dự phòng cấp một bạo lực gia đình chỉ có thể đạt được bằng cách không chấp nhận vai trò của bạo lực và chế độ gia trưởng trong xã hội. Dự phòng cấp hai có thể được thực hiện bằng cách xoá bỏ hoặc hạn chế sự lạm dụng giữa các thế hệ. Thực hiện dự phòng cấp ba bằng cách xác định rõ nạn nhân và thủ phạm, có biện pháp giúp đỡ cụ thể cho từng người. Khi có điều kiện, nhà tạm trú cho phụ nữ bị hành hung cũng rất tốt, mặc dù chưa đến 1/4 số phụ nữ có nhu cầu dùng đến nó. Các chương trình về quyết định của toà án dành cho những người đàn ông lạm dụng cũng có kết quả nhất định trong việc hạn chế mức độ hành hung. Hầu hết các bang đều yêu cầu báo cáo về những vụ phạm tội đe doạ, ở 5 bang có điều luật bắt buộc phải báo cáo về bạo lực gia đình. Nếu không có các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu, nguy cơ đối với nạn nhân tăng lên đáng kể. Chính các thầy thuốc cũng ở vào tình trạng khó khăn giữa một bên là thực hiện nghĩa vụ báo cáo và một bên là sự an toàn cho nạn nhân, uỷ ban hỗn hợp do sự uỷ nhiệm của các Tổ chức Chăm sóc Sức khoẻ cũng cần phải có các chiến lược trong việc xác định và đánh giá các nạn nhân bị lạm dụng và giáo dục các nhà cung cấp dịch vụ.

Bài trướcKhám và phát hiện trẻ bị ngược đãi, bạo hành, lạm dụng
Bài tiếp theoLạm dụng người già và hướng can thiệp của thầy thuốc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.