Trạng thái tinh thần

Tại các phòng cấp cứu, các bệnh nhân ngộ độc rượu thường đến với một tiền sử nghiện rượu gần đây và thể hiện những hành vi về mặt xã hội không phù hợp, khả năng suy xét giảm, và ý thức bị thay đổi. Các bệnh nhân nội trú có suy giảm trạng thái tinh thần phối hợp với các dấu hiệu giao cảm nên được đánh giá do cai rượu hoặc do sử dụng các thuốc an thần gây ngủ, hoặc cả hai. Những bệnh nhân này có thể có chứng quên về sau, được biết như là thoáng mất trí nhớ. Chấn thương ở vùng đầu nên được loại trừ bằng cách khám trực tiếp và do bệnh nhân kể lại. Việc kiểm tra tình trạng tinh thần liên tục bằng phương pháp sử dụng các dạng chuẩn như là kiểm tra tình trạng tinh thần Mini (Mini-mental status examination) là cần thiết cho đến khi có những biểu hiện về nhận thức rõ ràng. Người nghiện rượu có thể có các biểu hiện về mê sảng (ý thức thay đổi, giảm độ tập trung, các rối loạn chu kỳ thức ngủ, nhận thức một cách không có tổ chức rối loạn nhận thức), sa sút trí tuệ (giảm mức độ thông minh và thay đổi nhân cách dẫn đến suy giảm về xã hội), hoặc cả hai. Sự dao động các hoạt động của bệnh nhân lý giải cho hiện tượng mê sảng. Hiện tượng mê sảng này nên được coi là một trường hợp cấp cứu cho đến khi nguyên nhân của nó được xác định rõ ràng. Một hướng dẫn chung có giá trị để phân biệt giữa mê sảng và rối loạn tâm thần đó là sự chiếm ưu thế của các loại ảo giác nhìn hoặc ảo giác về xúc giác thì gợi ý nguyên nhân là do mê sảng, trong khi ảo giác về nghe chiếm ưu thế sẽ gợi ý hơn về rối loạn tâm thần.

Nhiều người nghiện rượu có triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm, những tình trạng này thường mất đi sau khi điều trị giải độc rượu. Đôi khi trầm cảm lâm sàng cùng tồn tại hoặc là làm nặng thêm chứng nghiện rượu. Nếu như tình trạng trầm cảm không được cải thiện trong vòng vài tuần sau khi ngừng uống rượu thì nên điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Điều trị tình trạng trầm cảm có thể làm giảm nguy cơ nghiện rượu trở lại do trầm cảm tiếp diễn, và nếu việc điều trị này có dùng thêm thuốc có chứa serotonin thì sự thèm rượu và các thuốc khác có thể giảm xuống điều này thúc đẩy hơn nữa sự kiêng rượu.

Não

Hội chứng não thực thể trong số các bệnh nhân nghiện rượu có thể thường được đặc trưng bởi hội chứng Wernicke – Korsakoff hoặc sa sút trí tuệ do rượu. Bệnh Wernicke baogồm 3 dấu hiệu: lú lẫn, rối loạn thị giác, và mất điều hoà, gây ra do giảm thiamin. Loạn thần Korsakoff có thể là giai đoạn mạn tính của bệnh Wernicke. Nó bao gồm giảm trí nhớ trong thời gian gần đây và không có khả năng thu nhận thông tin mới. Bịa chuyện hoặc bịa ra các chi tiết để lấp vào những chỗ trống trong trí nhớ thường liên quan với loạn thần kiểu Korsakoff. Sa sút trí tuệ do rượu bao gồm giảm khả năng thông minh cùng với nuốt khó, mất phối hợp động tác và teo não. Tình trạng này khó có thể phân biệt với bệnh Alzheimer. Tác động lâu dài của rượu lên não, thậm chí là sau một giai đoạn dài không dùng rượu được thể hiện ở chỗ khả năng hấp thụ rượu được phát triển một cách nhanh chóng đến cực độ khi bệnh nhân uống rượu trở lại.

Những vấn đề về hoạt động chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn chức năng đã hình thành nên một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mói và ứng dụng lâm sàng có hứa hẹn. về mặt hiện tượng, dường như triệu chứng cai nghiện được điều hoà thông qua con đường tiêt dopamin, sự hưng phấn do rượu và thuốc (và các chất kích thích khác) thì lại bằng con đường opioid, và sự thèm rượu thì thông qua con đường tiết serotonin. Giả thuyết này đã làm tăng những sự lựa chọn điều trị có hứa hẹn (sẽ thảo luận ở phần điều trị phía dưới).

Gan

Rượu là một chất độc cho gan ngay cả khi có đầy đủ chất dinh dưỡng. Chỉ một lần say rượu trong dịp cuối tuần cũng đủ để gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể là biểu hiện của phản ứng căng thẳng, bởi tuyến thượng thận đã góp phần vận chuyển acid béo trong khi gan lại chứa đầy rượu đã được chuyển hoá. Uống rượu thường xuyên có thể gây ra viêm gan do rượu. Trong khi gan nhiễm mỡ thường không có biểu hiện triệu chứng thì viêm gan do rượu lại gây hoàng đảm, sốt, và ăn kém ngon. Kích thước gan có thể tăng lên và nồng độ men gan tăng mạnh. Sinh thiết gan có thể thấy thâm nhiễm bạch cầu đa nhân và hoại tử ở gần tĩnh mạch trung tâm. Trường hợp điển hình nhưng không đặc hiệu, các tế bào gan bị tổn thương do rượu có dạng Mallory, bao gồm cả hiện tượng hyalin. Tác động này trên gan có thể do sự kết hợp thể tình trạng tăng chuyển hoá gan sau khi dùng rượu và thiếu oxy. Hoại tử xuất hiện khi áp lực oxy thấp nhất. Trong khi gan nhiễm mỡ và viêm gan do rượu có thể hồi phục được thì xơ gan lại không. Xơ gan phát triển sau quá trình hoại tử tiếp diễn và hình thành sẹo. Gan xơ có xu hướng teo nhỏ và cứng. Dấu hiệu mô bệnh học của gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan có thể thấy ngay trên cùng một bệnh nhân. Mặc dù nguy cơ xơ gan là một hàm số của tổng lượng rượu được tiêu thụ nhưng sự nhậy cảm rượu của mỗi cá thể cũng có vai trò và chỉ có khoảng 10% số ngườị nghiện rượu nặng có các biểu hiện xơ gan trên lâm sàng .

Tụy

Viêm tuỵ cấp dường như xảy ra ngẫu nhiên trong số nam giới nghiện rượu nặng. Sự kết hợp giữa mức độ tiêu thụ rượu nặng với men amylase tăng, đau vùng bụng trên, buồn nôn, nôn gợi ý tối chẩn đoán, nhưng nó có thể được khẳng định chỉ khi soi ổ bụng hoặc mổ tử thi. Nồng độ men amylase máu không tăng cao cũng không loại trừ chẩn đoán. Một số người nghiện rượu có tăng nồng độ amylase máu mà không có viêm tụy do lượng amylase này có từ tuyến nước bọt. Các dấu hiệu X quang có thể bao gồm dấu hiệu “quai đại tràng ngang thường trực”. Viêm tụy cấp chảy máu có thể gây tử vong. Viêm tụy cấp có thể tồn tại độc lập hoặc là giai đoạn sớm của viêm tuỵ mạn do rượu. Khoảng 75% số trường hợp viêm tụy mạn ở Mỹ có liên quan tới nghiện rượu. Đau sâu ở vùng thượng vị lan ra sau lưng ngay sau khi uổng rượu hoặc là các bữa ăn có nhiều chất là dấu hiệu đặc trưng. Có thể có một vài dấu hiệu thực thể. Nồng độ amylase máu có thể bình thường. Siêu âm, chụp cắt lớp và chụp tụy ngược dòng qua nội soi là những xét nghiệm
giúp ích cho chẩn đoán. Giảm đau và bỏ rượu là nguyên tắc chung trong điều trị viêm tụy mạn do rượu. Bỏ rượu có thể cho phép bệnh nhân tránh được tình trạng bệnh nặng lên nhưng không thể bình thường hoá chức năng tụy (xem chương 89).

Những ảnh hưởng trong thời kỳ chu sinh

Uống rượu trong ba tháng đầu của thai kỳ có liên quan với những dị dạng phức tạp của thai nhi. Uống rượu trong ba tháng thứ 2 và 3 của thai kỳ thì lại liên quan với sự chậm phát triển và sự thay đổi các biểu hiện thần kinh như rối loạn về giấc ngủ và giảm sự tập trung. Những phụ nữ có thai nghiện rượu mức trung bình đến nặng thì tỷ lệ sảy thai tự nhiên trong ba tháng thứ hai của thai kỳ tăng lên gấp 2-4 lần. Hội chứng rượu bào thai (fetal alcohol syndrome – FAS) mô tả một nhóm các bất thường của thai nhi liên quan với mức tiêu thụ rượu trong giai đoạn mang thai. Tỷ lệ mới mắc FAS ở Mỹ là 2,2 trong số 1000 trẻ sinh ra còn sống, mặc dù vậy con số này vẫn ở dưới mức tỷ lệ có thực bởi vì nó không được chẩn đoán. Tiêu chuẩn của FAS là chậm phát triển trước và sau sinh (hoặc cả hai), tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và các biểu hiện loạn hình thái xương sọ mặt đặc hiệu (não nhỏ, thiểu sản xương hàm trên, môi trên mỏng, mũi ngắn và hếch, và có các nếp nhăn nhỏ ở mí mắt). Các chi tiết trên mặt liên quan với FAS (hình 59.1) có xu hướng mất đi trong giai đoạn trưởng thành. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ nghiện rượu có một số tiêu chuẩn được chẩn đoán như là có các ảnh hưởng của rượu tới bào thai (fetal alcohol effect – FAE) hoặc có những khiếm khuyết khi sinh liên quan đến rượu. Cứ 1000 trẻ sinh ra còn sống thì có 3 trẻ bị tình trạng này, làm cho tình trạng này trở thành một khiếm khuyết bẩm sinh hàng đầu có thể phòng ngừa được.

Chụp cộng hưởng từ não của những trẻ có hội chứng rượu bào thai chỉ ra có giảm một cách cân xứng hạch đáy và thể trai thu nhỏ hơn , những tác động này có liêm quan tới số lượng rượu được tiêu thụ trong giai đoạn mang thai. Nồng độ đỉnh của lượng rượu trong máu đóng vai trò nhiều hơn là số lượng rượu được tiêu thụ đối với sự phát triển hội chứng rượu bào thai. Những mức độ tiêu thụ rượu càng nhiều thì càng xuất hiện nhiều khiếm khuyết nặng về mặt hình thái. Có sự biến đổi đáng kể giữa các cá thể về sự nhậy cảm đối với tác dụng của rượu đến thai nhi. Không phải tất cả các phụ nữ nghiện rượu truyền hội chứng rượu bào thai (FAS) hoặc ảnh hưởng của rượu tới bào thai (FAE) cho trẻ sơ sinh, nhưng không có nhóm dân tộc hoặc chủng tộc nào tránh được tác động quái thai của rượu. về sự nghiêm trọng của nguy cơ mắc FAS và FAE, vẫn chưa thể có gợi ý rằng bất cứ mức độ tiêu thụ rượu nào là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Tác động trên tim mạch: nguy cơ so với lợi ích

Lời khuyên đối với bệnh nhân nên bao hàm cả việc thảo luận về các nguy cơ tiềm tàng và các lợi ích đi cùng với việc dùng rượu. Kết quả tốt hơn về cơ bản là giảm bệnh động mạch vành. Mặt khác một số nguy cơ của việc uống rượu có thể cũng xảy ra ngay cả khi uống rượu không nhiều, bao gồm đột quỵ do xuất huyết, tai nạn xe cộ, những tương tác có hại với hơn 100 loại thuốc, đã tăng 50% số phụ nữ uống rượu từ 3 đến 9 lần trong một tuần bị ung thư vú, giảm chỉ số thông minh của trẻ nhỏ sinh ra từ các bà mẹ được báo cáo rằng uống rượu khoảng 2 lần/ngày trong thời kỳ có mang. Uống nhiều rượu trong khoảng vài năm thường đi kèm với suy tim thứ phát sau bệnh cơ tim. Uống rượu say cũng kết hợp với tình trạng rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ. Bệnh nhân nên được thông báo về sự trả giá giữa những lợi ích và nguy cơ này. Nói một cách thẳng thắn là những cá nhân có tiền sử gia đình nghiện rượu nên được khuyên can tránh xa rượu.

Bảng 59.3. Chẩn đoán những rối loạn do sử dụng rượu

—————————————

Lạm dụng rượu

Để chẩn đoán là lạm dụng rượu bệnh nhân nhất thiết phải thể hiện một hoặc nhiều biểu hiện có liên quan đến rượu sau đây một cách lặp đi lặp lại

  1. Không hoàn thành các trách nhiệm chính
  2. Sử dụng rượu trong các trường hợp nguy hiểm về thể chất.
  3. Có các rắc rối về luật pháp
  4. Tiếp tục sử dụng rượu ngay cả khi đã có những vấn đề liên tục hoặc lặp lại về xã hội hoặc giao tiếp giữa các cá nhân liên quan đến việc sử dụng rượu.

Phụ thuộc vào rượu

Để chẩn đoán là phụ thuộc vào rượu thì ít nhất phải có 3 trong số 7 tiêu chuẩn sau đây:

  1. Có biêu hiện lâm sàng về khả năng dung nạp rượu một cách rõ rệta.
  2. Có biểu hiện lâm sàng về triệu chứng cai một cách rõ rệta
  3. Hay bị mất tập trung.
  4. Hay bị mất kiểm soát bản thân.
  5. Có sự ám ảnh đối với rượu
  6. Có sự chiếm ưu thế của các hoạt động liên quan đến rượu
  7. Tiếp tục uống rượu mặc dù hiểu biết rằng uống rượu sẽ góp phần dẫn đến các vấn đề tấm lý, thể chất, xã hội hoặc các vấn đề khác.

————————————–

a Thấy rõ rằng khả năng dung nạp được một số tác động của rượu (như dáng đi, phối hợp động tác) không đủ để gợi ý là dung nạp được tất cả tác dụng. Một số tác dụng, đặc biệt là giảm lý luận về xã hội có thể biểu hiện ít hoặc không hề có dung nạp.

Bài trướcSinh lý chuyển hóa của rượu đối với cơ thể người
Bài tiếp theoChẩn đoán bệnh nhân nghiện rượu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.