Viêm phế quản

Chẩn đoán

Viêm phế quản là biểu hiện viêm ở các nhánh phế quản lớn và nhỏ. Nó đặc trưng bằng biểu hiện ho và thường có đờm, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Các tác nhân vi khuẩn gây viêm phế quản thường sinh ra đờm trông như mủ. Các tác nhân virus gây viêm phế quản có thể tạo ra đờm ở dạng mủ nhưng thường tạo ra đờm trong hơn hoặc ho khan. Khi khám bệnh nhân viêm phế quản có thể thấy ho nhưng phổi nghe thấy bình thường ngoại trừ một số trường hợp có ít ran phế quản rải rác. Các ran phế quản, gõ đục, tiếng dê kêu và các dấu hiệu khác của đường hô hấp dưới thường không có. Hút thuốc lá, các ô nhiễm không khí khác và tiếp xúc với hoá chất là nguyên nhân gây kích thích phế quản có thể kéo dài giai đoạn viêm phế quản. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính ở một số lượng nhỏ bệnh nhân.

Phổ nhiễm khuẩn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các virus gây viêm phế quản cấp có xu hướng hay gặp là virus cúm (typ A và typ B), 4 loại typ huyết thanh của parainfluenza và Virus hợp bào đường hô hấp. Coronavirus và adenovirus ít gây viêm phế quản hơn. Virus hợp bào đường hô hấp và parainfluenzavirus được thấy là thường hay gây bệnh nhiều hơn ở nhóm người trẻ tuổi, còn coronavirus và adenovirus thường hay xảy ra ở người già. Influenza gây viêm phế quản ở mọi lứa tuổi. Rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm đường hô hấp trên ở người lớn và có thể gây ho mà không có viêm phế quản kèm theo.

Trong một nghiên cứu điều tra các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện với chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp tính, Glezen thấy viêm phế quản cấp chiếm 18,9%. Ông cũng thấy rằng các bệnh nhân là người lớn vào viện vì viêm phế quản tăng lên đáng kê chỉ trong vụ dịch do influenza AJ Victoria, các bệnh nhân là trẻ nhỏ nhập viện vì viêm phế quản tăng lên trong vụ dịch do parainfluenza typ 1 và 2 và thường xảy ra vào mùa thu, còn Virus hợp bào đường hô hấp xảy ra vào tháng 12. Falsey và Treanor báo cáo rằng Virus hợp bào đường hô hấp là nguyên nhân chính gây viêm phế quản trong số các bệnh nhân nằm tại các viện dưỡng lão, trong khi đó rhinovirus lại là tác nhân chính gây chảy nước mũi và tiếp theo đó là ho. Nhiễm trùng do rhinovirus được cho là ít dòm hơn là Virus hợp bào đường hô hấp.

Viêm tắc thanh quản co thắt và viêm thanh khí phế quản

Viêm tắc thanh quản co thắt và viêm thanh khí phế quản hoặc viêm tắc thanh quản không tái diễn là các bệnh khác nhau gây ra bởi cùng một tác nhân.

Điểm quan trọng trong biểu hiện của các bệnh này là ho kiểu bạch hầu và thở rít khi hít vào. Viêm tắc thanh quản co thất xảy ra đột ngột trong cuộc sống của các gia đình với một nỗi kinh hoàng khi những đứa trẻ dưới 3 tuổi của họ có biểu hiện ho kiểu bạch hầu, thỏ rít và khó thở. Những trẻ này không có biểu hiện ốm và sốt. Sau vài giờ với các biểu hiện cơn như vậy thì biểu hiện ho sẽ mất đi và trẻ lại trở lại bình thường cho đến cơn tiếp theo.

Ngược lại, viêm thanh khí phế quản lại bắt đầu như cảm lạnh. Trong vòng 3-5 ngày đầu trẻ sốt nhẹ, chảy nước mũi, sung huyết, đau họng, mệt mỏi và ho. Sốt tăng từ từ đến 40°c và các cơn ho trở nên tồi tệ hơn ở thời điểm thỏ rít khi hít vào.

Đứa trẻ này có thể bị khàn tiếng và cũng có thể thở khò khè. Hiếm gặp trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp đòi hỏi phải đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.

Cả hai loại viêm tắc thanh quản là do nhiễm một nhóm virus bao gồm Virus hợp bào đường hô hấp, parainfluenza, influenza, adenovirus và coronavirus. Influenza và Virus hợp bào đường hô hấp thường gây bệnh nhiều vào mùa đông. Các virus khác được tìm thấy vào mùa thu và mùa xuân. Các virus này được lan truyền qua tiếp xúc tay hoặc khi hít phải các hạt lớn trong không khí. Biết rằng virus influenza và Virus hợp bào đường hô hấp có ở trong cộng đồng có thể có ích bởi vì đã có các phương pháp điều trị đặc hiệu.

Các bệnh nhân bị viêm tắc thanh quản co thắt thường đáp ứng với thở không khí lạnh ( hoặc trong một số trường hợp với hơi nước ấm ở trong phòng tắm) và cần phải điều trị hỗ trợ thêm. Các trường hợp viêm tắc thanh quản co thắt có sức đề kháng và hầu hết các trường hợp viêm thanh khí phế quản đều đáp ứng với epinephrin (0,05ml/kg dung dịch 2,25% hoà tan trong 3ml nước muối sinh lý cho một lần dùng) qua đường khí dung. Các trường hợp viêm thanh khí phế quản nặng hơn đòi hỏi phải nhập viện để bù nước và thỏ oxy. Đôi khi tắc nghẽn đường hô hấp cần phải đặt nội khí quản. Dùng steroid tiêm tĩnh mạch một lần có thể ngăn ngừa sự cần thiết phải đặt nội khí quản.

Viêm tiểu phế quản

Đặc điểm lâm sàng

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Biểu hiện lâm sàng điển hình là nhiễm trùng đường hô hấp trên cùng với ho, tiến triển thành ho nặng hơn và thở nhanh. Nhịp thở trở nên nhanh nông và giai đoạn thở ra kéo dài. Do trẻ không thở tốt và chúng cũng không thể bú hay uống được nên có thể bị mất nước.

Chẩn doán

Dấu hiệu thực thể bao gồm co kéo cơ liên sườn và phập phồng cánh mũi, đó là những dấu hiệu gợi ý viêm phổi. Chụp X quang lồng ngực chỉ có “phổi tăng giãn” mà không có thâm nhiễm. Tiếng thở rít (không hoàn toàn điển hình như tiếng thở khò khè có trong bệnh hen) thường hay gặp cũng như là có một vài ran phế quản. Các ran phế quản và gõ đục gợi ý tới biểu hiện có cả viêm phổi.

Viêm tiểu phế quản thường do Virus hợp bào đường hô hấp gây ra, xảy ra chủ yếu vào mùa đông và mùa xuân. Virus parainfluenza đặc biệt là typ 1 và 2 có thể gây viêm tiểu phế quản vào đầu mùa đông. Các trường hợp viêm tiểu phế quản nặng nhất thường do virus cúm gây nên, đặc biệt là typ A.Các virus gây bệnh có thể được xác định bằng nuôi cấy từ dịch tiết mũi họng hoặc làm test kháng nguyên nhanh đối với Virus hợp bào đường hô hấp và influenza typ A.

Việc điều trị viêm tiểu phế quản phụ thuộc vào tiến triển của các dấu hiệu và triệu chứng. Nên cho bệnh nhân vào viện để điều chỉnh tình trạng thiếu oxy máu hoặc mất nước. Nếu như sốt cao nên loại trừ viêm phổi. Các trường hợp có biểu hiện viêm tiểu phế quản tái diễn có thể là hen phế quản ngay cả với trẻ dưới 1 tuổi.

Việc điều trị các bệnh nhân ngoại trú thường là điều trị hỗ trợ với việc chăm sóc bồi phụ đủ nước. Nếu cần thiết phải nhập viện để điều chỉnh tình trạng thiếu oxy máu hoặc mất nước, việc điều trị nên tập trung vào tình trạng oxy và làm thông thoáng đường hô hấp trên.

Biến chứng và di chứng

Biến chứng nặng nề nhất của viêm tiểu phế quản là suy hô hấp đòi hỏi phải hô hấp hỗ trợ. Phương pháp hô hấp tốt nhất là dùng áp lực dương tính liên tục đường hô hấp và có oxy. Lợi ích của steroid và kháng sinh còn là một vấn đề còn phải cân nhắc trong việc điều trị ngay cả với những trường hợp viêm tiểu phế quản nặng nhất. Trường hợp viêm tiểu phế quản do Virus hợp bào đường hô hấp, hiệu quả nhất là dùng ribavirin (Virazole) khí dung liên tục. Ribavirin (6g trong 300 ml nước) khí dung trong vòng 16-20 giờ/ngày, tối thiểu từ 3-6 ngày.

Vai trò của gia đình

Sự chăm sóc của gia đình đặc biệt quan trọng khi trẻ buộc phải nằm viện. Rất nhiều trẻ nhỏ có thở rít xảy ra sau các bệnh đường hô hấp do các virus khác, đó là dấu hiệu báo động cho gia đình. Gia đình cần biết rằng tiên lượng xa của bệnh thường là tốt, mặc dù một số nghiên cứu gợi ý rằng ở những trẻ này chức năng hô hấp có thể bị suy giảm, đặc biệt là những trẻ có bệnh phổi nặng sẵn có hoặc bệnh tim mạch.

Sốt do viêm họng kèm viêm kết mạc mắt

Sốt do viêm họng kèm viêm- kết mạc mắt là một bệnh lý của đường hô hấp trên, thường xảy ra ở thiếu niên và người lớn. Biểu hiện của bệnh giống như viêm thanh quản, ho, sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và đặc biệt là có viêm kết mạc mắt. Hội chứng này do adenovirus typ 3 và 7 gây ra, chúng thường được tìm thấy trong các phần tử tự nhiên của nước, các bể chứa nước, các bể bơi không được khử trùng.

Các triệu chứng có thể tương tự như bệnh cúm. Viêm kết mạc thường không có trong bệnh cúm nhưng luôn luôn có trong bệnh sốt viêm họng kèm viêm kết mạc mắt và thường xuất hiện ở giai đoạn sớm. Bệnh thường hay gặp vào mùa xuân và mùa hè. Chẩn đoán bệnh bằng nuôi cấy virus từ dịch ngoáy mũi họng hoặc kháng thể cố định kết hợp bổ thể đối với adenovirus.

Việc điều trị bệnh sốt viêm họng kèm viêm kết mạc mắt chỉ là điều trị triệu chứng. Không có chỉ định điều trị kháng sinh toàn thân hoặc kháng sinh nhỏ mắt đối với bệnh này. Bệnh không có biến chứng xa hoặc di chứng. Thời gian hồi phục thường là trong vòng 1-2 tuần.

Viêm thanh quản

Có 6 loại nguyên nhân khác nhau gây viêm thanh quản, hay gặp nhất là các nhiễm trùng do virus ở đường hô hấp trên. Các khối u của dây thanh âm, dị ứng và căng dây thanh âm do tình trạng phải nói to kéo dài cũng dẫn đến viêm thanh quản. Nguyên nhân thường hay gặp của viêm thanh quản là ho nhiều cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới. Nguyên nhân ít gặp hơn là viêm họng do nhiễm khuẩn.

Hầu hết các nguyên nhân gây viêm thanh quản đã rõ ràng. Viêm thanh quản do virus khó phân biệt với các viêm thanh quản do các vi khuẩn hiếm gặp và đòi hỏi phải điều trị kháng sinh.

Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn hiếm khi có biểu hiện sưng tấy họng rõ ràng mà có thể làm cho họ có nguy cơ bị tắc nghẽn đường hô hấp. Trẻ dưới 2 tuổi dường như hay có tắc nghẽn đường hô hấp. Các virus gây viêm thanh quản bao gồm parainfluenza virus, rhinovirus, adenovirus và virus cúm.

Hạn chế nói có ảnh hưởng lớn tới sự hồi phục. Các bệnh nhân có thể súc họng bằng nước muối ấm và loãng sẽ thấy dễ chịu hơn. Nên thông báo cho bệnh nhân rằng viêm thanh quản không phải là một bệnh nặng và thời gian đủ để hồi phục là biện pháp điều trị duy nhất trong hầu hết các trường hợp.

Viêm họng herpes

Viêm họng herpes chiếm tới 5% trong tổng số các trường hợp viêm họng xảy ra vào mùa xuân và hè. Một vài chủng coxsackie A gây biểu hiện bệnh chung cho cả trẻ nhỏ và thiếu niên (bảng 39.4). Bệnh đặc trưng bằng một số lượng nhỏ các mụn nước xuất hiện trên nền mô đỏ gây ra loét ở vòm họng và các cột trụ của amidan. Mức độ đau không tương xứng với số lượng và hình dạng cuả các vết loét nhỏ. Sốt và đau đầu thường có. Sinh thiết các vết loét trên nền mô đỏ đủ để chẩn đoán bệnh mà không cần nuôi cấy hoặc dùng kháng sinh phòng ngừa. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bệnh hồi phục hoàn toàn trong vòng 5-7 ngày.

Bảng 39.4. Các virus gây bệnh ở trẻ em và người già

Loại virus Các dâu hiệu và triệu chứng Trẻ em Người lớn Người già
Virus hợp bào hô hấp Thở rít, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm phế quản Sung huyết mũi và ho Sung huyết mũi, ho, sốt, viêm phổi, thở rít, viêm phế quản
Virus cúm Đau họng, sốt cao, đau cơ, viêm phế quản, viêm tắc thanh quản, viêm tiểu phế quản, chảy nước mũi, viêm tai giữa Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, yếu, viêm phế quản, viêm thanh quản Viêm phế quản, sốt nhẹ, đau họng, viêm phổi
Parainfluenza (Á cúm) Viêm tác thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng, viêm tiểu phế quản Cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản Chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm phổi, sốt
Rhinovirus Đau họng, chảy nước mũi Chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, đau họng, viêm thanh quản Chảy nước mũi, ho, ngạt mũi
Coronavirus Viêm tắc thanh quản, đau họng Cảm lạnh thông thường, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt nhẹ Làm nặng các bệnh phổi mạn tính sẵn có, viêm phổi, viêm phế quản
Adenovirus Viêm tắc thanh quản, đau họng Sổ mũi, đau họng, viêm phổi, sốt viêm họng kèm viêm kết mạc, viêm kết mạc giác mạc, viêm thanh quản Hiếm khi viêm phế quản

NHIỄM VIRUS ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở TRẺ NHỎ VÀ NGƯỜI GIÀ

Mặc dù hầu hết các nhiễm trùng đường hô hấp ở người ít tuổi khi mới bắt đầu có vẻ đơn giản nhưng có nhiều trường hợp đã trở nên nguy kịch và làm cho bệnh trở thành nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong ở trẻ từ 28 ngày tuổi cho đến 1 tuổi. Các nhiễm trùng hô hấp là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong ở trẻ từ 1-4 tuổi

Các bậc cha mẹ sử dụng phòng cấp cứu để kiểm tra mức độ cảm lạnh của con họ thường có những lý do xác đáng lo lắng cho sức khoẻ của trẻ, tuy nhiên trong một nghiên cứu 60000 trẻ nhỏ điều trị tại phòng cấp cứu nhi khoa của bệnh viện Cook County, Mayefsky và El-Shinaway thấy có trên 50% số bậc cha mẹ chỉ cần được làm yên lòng rằng con của họ không mắc bệnh trầm trọng.

Virus hợp bào hô hấp, virus cúm và virus á cúm gây bệnh nặng với tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em và người già, trong khi đó ở các nhóm tuổi khác thì chúng chỉ gây bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Bảng 39.4 so sánh ảnh hưởng của mỗi loại virus tới 3 nhóm tuổi khác nhau. Mullooly và Barker thấy rằng tỷ lệ nhập viện ở trẻ dưới 4 tuổi cao hơn 3-5 lần trong vụ dịch cúm.

Rất nhiều người già sống trong các cơ sở chăm sóc dài ngày khi bị mắc bệnh đường hô hấp lại được chẩn đoán nhầm là viêm phổi do vi khuẩn. Những bệnh này thường do virus hợp bào hô hấp, virus cúm và parainfluenza gây nên và thường diễn biến nặng lên làm cho tỉ lệ tử vong tăng cao. Một số lượng lớn các ca tử vong trong số các nhiễm trùng này có nguồn gốc bệnh lý tim mạch nhiều hơn là bệnh lý hô hấp.

Bài trướcBệnh do Virus Influenza – Chẩn đoán và điều trị
Bài tiếp theoViêm xoang

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.