Mặc dù herpes sinh dụcbệnh giang mai là những bệnh lây truyền qua đường tình dục gây loét phổ biến nhất, bệnh hạ cam và bệnh u hạt lympho hoa liễu (LGV) cũng xảy ra ở Mỹ. Khoảng 3-10% số bệnh nhân bị trên một bệnh gây loét sinh dục. Bệnh hạ cam do Heamophilus ducreyi gây nên là bệnh lưu hành địa phương ở một số nơi trên nước Mỹ và là’một đồng yếu tố lây truyền HIV. Bệnh u hạt lympho hoa liễu do các biến chủng đặc hiệu của c.trachomatis.

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh nhân bị hạ cam có một nốt sần nhỏ hoặc mụn mủ bị trợt rồi thành loét. Khởi đầu có một đến vài vết loét, vết loét điển hình sâu, cứng và đau với mật độ mềm giống chất ma tít.

Bệnh nhân mắc bệnh u hạt lympho hoa liễu cổ điển có một đến nhiều vết loét sinh dục; nhưng vì vết loét không đau và tự lành nên có thể không được chú ý. Biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất của bệnh u hạt lympho hoa liễu là nổi hạch bẹn to, đau. Nữ giới và nam đồng tính luyến ái có thể bị viêm trực tràng, viêm đại-trực tràng và viêm tổ chức bạch huyết quanh hậu môn và quanh trực tràng kèm theo lỗ dò và chít hẹp.

Chẩn đoán

Cần làm xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán giang mai cho tất cả bệnh nhân bị bệnh loét sinh dục. Cũng nên kiểm tra trên kính hiển vi nền đen hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang phát hiện T.pallidum, nuôi cấy hoặc xét nghiệm tìm kháng nguyên HSV và nuôi cấy tìm H.ducreyi (nếu có sẵn). Rất cần làm xét nghiệm HIV, đặc biệt với những bệnh nhân giang mai hoặc hạ cam.

Chẩn đoán xác định bệnh hạ cam căn cứ vào sự phát triển của H.ducreyi trên một môi trường nuôi cấy đặc biệt, nhưng môi trường này không có sẵn trên thị trường và độ nhạy không vượt quá 80%. Chẩn đoán sơ bộ dựa vào sự hiện diện của một hoặc vài vết loét sinh dục đau mà không có bằng chứng nào về lâm sàng hoặc xét nghiệm của bệnh giang mai hay nhiễm HSV. Hạch bẹn sưng to, đau kèm theo vết loét sinh dục gợi ý đến bệnh hạ cam và nếu hạch mưng mủ thì gần như là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Chẩn đoán bệnh u hạt lympho hoa liễu thường căn cứ vào huyết thanh học. Nuôi cấy chất dịch hút từ thương tổn hạch lympho tìm c.trachomatis là xét nghiệm đặc hiệu nhất hiện có sẵn.

Điều trị

Điều trị bệnh hạ cam như sau:

  • Azitromycin (Zithromax) 1g, uống một liều duy nhất hoặc
  • Ceftriaxon (Rocephin) 250mg, tiêm bắp một liều duy nhất hoặc
  • Erythromycin base (E-Mycin, ERYC, Ery-Tab, PCE) 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

Các liệu pháp thay thế như sau:

  • Amoxicillin 500 mg kèm acid clavulanic (Augmentin) 125 mg, uống 3 lần/ngày trong 7 ngày hoặc
  • Ciprofloxacin (Cipro) 500 mg, uống 2 lần/ngày trong 3 ngày (chống chỉ định với phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 17 tuổi)

Điều trị bệnh u hạt lympho hoa liễu bằng:

Doxycyclin (Vibramycin, Vibra-Tab, Doryx, Monodox) 100 mg, uống 2 lần/ngày trong 21 ngày

Các liệu pháp thay thế như sau:

  • Erythromycin base (E-Mycin, ERYC, Ery-Tab, PCE) 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 21 ngày hoặc
  • Sulfisoxazol (Gantrisin) 500 mg, uống 4 lần/ngày trong 21 ngày Phòng bệnh

Bệnh nhân bị hạ cam cần được thăm khám lại trong 3-7 ngày sau. Nếu không cải thiện, xem xét liệu chẩn đoán có đúng không, có đồng thời mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không, bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân không tụân thủ điều trị hoặc chủng H.ducreyi kháng lại kháng sinh đã kê đơn. Người có quan hệ tình dục với bệnh nhân mắc bệnh hạ cam cần được điều trị ngay cả khi không có biểu hiện lâm sàng nếu việc quan hệ đó xảy ra trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh u hạt lympho hoa liễu cần theo dõi đến khi hết các triệu chứng cơ năng và thực thể. Người có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm phát hiện nhiễm chlamydia và điều trị nếu có chỉ định.

Bài trướcBiểu hiện Nhiễm Herpes và điều trị Herpes sinh dục
Bài tiếp theoBệnh do trùng roi âm đạo ở phụ nữ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.