Chấn thương do tiếng ồn chiếm khoảng 1/5 trong tổng số những trường hợp bị giảm thính lực. Âm thanh hoặc tiếng ồn là một dạng năng lượng truyền trong không khí dưới dạng các sóng. Decibel (dB) là đơn vị đo áp lực âm thanh được sử dụng để thể hiện cường độ âm thanh. Tần số) đơn vị tính bằng hertz (Hz), là số chu kỳ dao động trên một giây; tần số quyết định âm sắc và độ cao của âm. Các nguồn phát sinh tiếng ồn thường do sự va chạm hoặc sự chạm vào nhau giữa các vật đặc (của máy móc), các luồng chất lỏng (động cơ phản lực), các áp lực xung động (còi báo động), và tiếng vang phản xạ (vào khoảng không gian xung quanh).

Sự phơi nhiễm được xác định bằng khái niệm liều phơi nhiễm (ví dụ như cường độ nhân với thời gian). Trong sản xuất công nghiệp, có hai phương pháp xác định liều được sử dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm của tiếng ồn đó là: trung bình theo thời gian (Time – weighted average – TWA) được đo bằng mức độ phơi nhiễm trong ngày làm việc (85 dB) và giới hạn phơi nhiễm cho phép (Permissible exposure limit – PEL) được đo bằng decibel tối đa cho phép con người có thể phơi nhiễm không xét đến qui định về thời gian (95dB).

Đối tượng có nguy cơ

Giảm thính lực do tiếng ồn đặc biệt hay gặp nhất trong sản xuất công nghiệp; nhưng các thảm hoạ trong tự nhiên, các vụ nổ không cố ý gây tiếng ồn lớn, và sự chủ động phơi nhiễm với tiếng ồn lớn ví dụ như nghe các ban nhạc rock biểu diễn có thể gây ra tổn thương thính lực tạm thời hay vĩnh viễn. Tổn thương tạm thời do tiếng ồn gây ra thay đổi ngưỡng nghe tạm thời (Temporary threshold shift – TTS), trong khi tổn thương vĩnh viễn gây ra thay đổi ngưỡng nghe vĩnh viễn (Permanent threshold shift – PST).

Xác định tổn thương thính lực

Có hai phương pháp chính để xác định tổn thương thính lực đó là sử dụng liều lượng kế xác định tại một thời điểm hoặc xác định sự thay đổi của tiếng ồn theo thời gian và thính lực kế để xác định sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến tai.

Biện pháp ngăn ngừa

Mục đích của biện pháp ngăn ngừa là tránh phơi nhiễm với tiếng ồn, kiểm tra chặt chẽ các thiết bị cơ khí và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Tránh tiếng ồn nghĩa là tránh để những người làm việc tại khu vực có tiếng ồn cao không phải tiếp xúc với tiếng ồn ví dụ như ở những sân bay. Mỗi người có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa các tiếng ồn gây đau hay gây như có tiếng chuông trong tai (ví dụ như các bản nhạc rock…). Kiểm tra máy móc bao gồm cả việc thiết kế lại thiết bị để làm giảm phát sinh tiếng ồn hoặc cách ly người lao động và những người xung quanh với nguồn gây tiếng ồn. sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm nút và bao tai chống ồn, biện pháp này đặc biệt quan trọng ở những nơi tập bắn.

Điều trị

Theo dõi thính lực để phát hiện kịp thời những biểu hiện giảm thính lực tạm thời (TTS) hay vĩnh viễn (PST) của công nhân, từ đó có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế mức độ tiếp xúc và sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân. Các nguyên nhân khác gây điếc như nhiễm trùng, khối u phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Trường hợp bị tổn thương vĩnh viễn cần phục hồi chức năng dưới hình thức thiết bị trợ thính hoặc huấn luyện cho người điếc.

Bài trướcXử trí Tổn thương do hít phải
Bài tiếp theoVết cắn của động vật có vú và xử trí

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.