Người nghiện rượu có thể khó được xác định và những thông tin bổ trợ thường được bình luận để đánh giá tiền sử của bệnh nhân. Người nghiện rượu thường giảm tối thiểu tác động của rượu đối với cuộc sống của họ, nhưng những thông tin bổ trợ lấy từ gia đình và bạn bè đã thể hiện một cách rõ nét những rắc rối về bản thân cũng như về cuộc sống vợ chồng có liên quan đến vấn đề uống rượu. Trong bất cứ một cuộc kiểm tra sức khoẻ thường qui nào thì trẻ thành niên và người lớn nên được hỏi về việc sử dụng rượu. Không có một triệu chứng hoặc xét nghiệm nào có thể chẩn đoán được chứng nghiện rượu mặc dù bộ câu hỏi sàng lọc được mô tả dưới đây cũng được thấy là có ích. Sàng lọc bản thân nó có thể có lợi ích bằng cách thu hút sự tập trung của bệnh nhân vào các vấn đề có liên quan đến uống rượu và nó có thể khuyên khích bệnh nhân tự theo dõi và thay đổi hành vi. Tiêu chuẩn chẩn đoán trong cuốn Sô tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất bản lần thứ tư (DSM-IV) đã được thay đổi từ bản DSM-III với sự nhấn mạnh về các mô hình và hậu quả của việc dùng rượu nhiều hơn là về sự thường xuyên uống rượu nhiều và số lượng rượu được uống. Nghiện rượu được định nghĩa như là những vấn đề luôn tái diễn ở một trong bốn vùng chức năng; phụ thuộc rượu được định nghĩa như là một bệnh nhân biểu lộ ít nhất là ba trong số bảy vùng đặc hiệu bị rối loạn.

Sàng lọc

Có một loạt các phương pháp tự báo cáo để sàng lọc các vấn đề liên quan đến rượu. Thời gian thực hiện nói chung trong phạm vi từ ít hơn một phút đến 5 phút. Thường thì những mức độ này được kết hợp trong các buổi phỏng vấn để đánh giá tổng quát nguy cơ về sức khoẻ. Có thể phương pháp thông dụng nhất được sử dụng là CAGE, cái tên này thành bởi các từ chính ở trong mỗi câu hỏi của 4 câu hỏi dưới đây :

  1. Đã bao giờ bạn cảm giác là bạn nên giảm uống rượu chưa ?
  2. Đã bao giờ mọi người khó chịu với bạn bằng cách phê phán việc bạn uống rượu chưa?
  3. Đã bao giờ bạn cảm thấy dằn vặt, tội lỗi về việc uống rượu chưa ?
  4. Có bao giờ bạn uống rượu ngay đầu tiên vào buổi sáng để chấn an tinh thần hoặc để thoát khỏi sự khó chịu do say rượu chưa ?

Mặc dù có tính phổ biến và ngắn gọn, phương pháp CAGE có những hạn chế nhất định. Trên thực tế, nó tập trung vào những phản ứng về mặt xúc cảm đối với việc uống rượu và hỏi về những triệu chứng xuất hiện trong suốt thời gian từ trước hơn là những sự kiện mới gần đây.

Test sàng lọc sự nghiện rượu của trường Michigan (MAST) và các phiên bản của nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các phương pháp này đã bị phê phán là nặng về tập trung vào các triệu chứng ở giai đoạn sau như là bệnh lý về gan và những chứng sảng rượu. Hơn thế nữa, những câu hỏi lại không tập trung vào quá khứ gần đây do vậy nên những bệnh nhân có các vấn đề sớm hơn đã được giải quyết vẫn có kết quả dương tính. Mặc dù vậy, phương pháp CAGE, phương pháp MAST và các phương pháp tương tự có hiệu lực tương đối cao.

Một phương pháp mới hơn, phương pháp kiểm tra xác định các rối loạn do sử dụng rượu (AUDIT) , coi trọng những sự quan tâm thực tế của các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Những ưu điểm của phương pháp này là ngắn gọn (mất khoảng 2 phút), tập trung vào năm ngay trước đó và các mục trong câu hỏi thì lấy mẫu trong nhiều phạm vi (phạm vi lấy thông tin, mức độ phụ thuộc, tác hại của việc uống rượu), những ưu điểm này có thể dùng làm cơ sở cho sự can thiệp ngắn, ngay lập tức.

Tiền sử

Lấy được tiền sử uống rượu chính xác của bệnh nhân nghiện rượu có thể là một thách thức. Tiền sử này nên bao gồm bệnh nhân thường uống gì, số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lần uống, uống rượu lần cuối cùng khi nào và bệnh nhân có đã sử dụng bất kỳ loại chất gây nghiện hoặc thuốc nào khác không. Các bệnh nhân từ chối cung cấp tiền sử uống rượu của họ. Do vậy điều quan trọng là xem xét lại tiền sử của bệnh nhân với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của họ. Nên tập trung vào chỗ cá nhân có vấn đề với rượu hay không hơn là tập trung vào hậu quả của nó (ví dụ như là các khó khăn về luật pháp, tài chính, y tế, xã hội). Hỏi rằng nếu những người khác tin là bệnh nhân có vấn đề hoặc rằng uống rượu góp phần vào một vấn đề xã hội thì có thể sẽ hiệu quả hơn là những câu hỏi trực tiếp về việc uống rượu của bệnh nhân. Điều quan trọng là hỏi về tiền sử cai nghiện trước đó của bệnh nhân bởi vì những lần cai nghiện thành công sẽ có xu hướng khó khăn hơn.

Xét nghiệm kiểm tra

Các xét nghiệm kiểm tra có thể được dùng để sàng lọc và hỗ trợ cho chẩn đoán. Các xét nghiệm này có thể bao gồm định lượng nồng độ rượu trong máu, đánh giá lượng thuốc trong nước tiểu, đo bilirubin, thời gian prothrombin, định lượng các men gan, các chất điện giải và công thức máu toàn phần. Sự tăng cao nồng độ bilirubin, men gan, và thồi gian prothrombin gợi ý có rối loạn chức năng gan. Tăng thể tích trung bình hồng cầu và huyết sắc tố trung bình hồng cầu, giảm số lượng hồng cầu trong máu gợi ý rằng bệnh nhân đã uống nhiều rượu từ nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Sự thay đổi thể tích trung bình hồng cầu có thể tồn tại trong vài tháng.

Thời gian bán huỷ của Y GT (y glutamyl transferase) khoảng 26 ngày và nồng độ Y GT tăng cao có thể là xét nghiệm sàng lọc nhậy cảm nhất để xác định một bệnh nhân nghiện rượu. Nồng độ transferrin thiếu carbohydrat (carbohydrat deficient transferrin – CDT) tăng cao là dấu hiệu chỉ điểm có giá trị nhất để biết được một bệnh nhân đã tuyên bố kiêng rượu lại tiếp tục uống trở lại. Không giống như các mốc sinh hoá khác, sự tăng cao CDT dường như không phản ánh tổn thương tổ chức nhưng hơn thế nó lại cho biết sự tiêu thụ rượu nhiều trong thời gian gần đây (uống rượu 5 lần/ ngày hoặc hơn nữa). Tỷ lệ men AST/ALT tăng cao (2/1 hoặc cao hơn) được coi như là một bằng chứng của bệnh gan thứ phát sau dùng rượu, trong khi đó tỷ lệ đảo ngược trở lại (1/2) lại được coi là một bằng chứng của viêm gan do các nguyên nhân khác. “Qui luật” này có thể không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Sử dụng đồng thời xét nghiệm CDT và Y GT để sàng lọc các bệnh nhân tiêu thụ rượu quá mức dường như hợp lý hơn với độ nhậy 75% và độ đặc hiệu 85%. Cuối cùng việc chẩn đoán bệnh nhân phụ thuộc rượu nên dựa vào các tiêu chuẩn được nêu ra trong DSM-IV.

Bảng 59.4. Bộ câu hỏi xác định các rối loạn do sử dụng rượu – AUDIT

————————————-

Bạn có thường xuyên dùng các đồ uống có chứa cồn không ?

  1. Không bao giờ
  2. Mỗi tháng hoặc ít hơn
  3. 2 đến 4 lần một tháng
  4. 2 đến 3 lần một tuần
  5. 4 lần hoặc nhiều hơn một tuần

Bao nhiêu đồ uống có chứa cồn bạn uống trong 1 ngày điển hình ?

  1. 1 hoặc 2
  2. 3 hoặc 4
  3. 5 hoặc 6
  4. 7 hoặc 9
  5. 10 hoặc nhiều hơn

Bạn có thường xuyên uống 6 hoặc nhiều hơn đổ uống trong một lần không ?

  1. Không bao giờ
  2. ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Bao nhiêu lần trong năm ngoái bạn đã không thể dừng uống rượu khi đã bắt đầu uống ?

  1. Không bao giờ
  2. ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Bao nhiêu lần trong năm ngoái bạn đã không thể làm những việc mà bình thường bạn có thể làm được do uống rượu ?

  1. Không bao giờ
  2. Ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Bao nhiều lần trong năm ngoái bạn cần uống rượu vào buổi sáng sau một lần say rượu ?

  1. Không bao giờ
  2. ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Bao nhiêu lần trong năm ngoái bạn đã có cảm giác quậy phá hoặc ăn năn sau khi uống rượu ?

  1. Không bao giờ
  2. ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Bao nhiêu lần trong năm ngoái bạn đã không thể nhớ nổi cál gì đã diễn ra vào đêm trước bởi vì bạn đã uống rượu ?

  1. Không bao giờ
  2. ít hơn hàng tháng
  3. Mỗi tháng
  4. Hàng tuần
  5. Hàng ngày hoặc hầu như hàng ngày

Đã bao giờ bạn hoặc người khác bị thương do việc bạn uống rượu chưa?

(0) Chưa

2. Rồi nhưng không phải vào năm ngoái

4. Rồi, trong năm ngoái

Có người họ hàng, bạn bè, bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khoẻ nào to lắng về việc bạn uống rượu và đề nghị bạn nên bớt uống rượu không ?

(0) Chưa

2. Rồi nhưng không phải vào năm ngoái

4. Rồi, trong năm ngoái

———————————–

Thường đánh giá số điểm của AUDIT coi là dương tính khi đạt 8 điểm.

Bài trướcBiểu hiện lâm sàng của nghiện rượu và ngộ độc rượu
Bài tiếp theoĐiều trị và chăm sóc bệnh nhân nghiện rượu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.