Tốc độ phát triển trong giai đoạn vị thành niên chỉ đứng thứ hai sau giai đoạn trẻ nhỏ, vì vậy cần có một chế độ ăn thích hợp (bảng 22.6). Cho dù các em thuộc nhóm hoạt động nhiều hay hoạt động ít thì các em vẫn cần ăn nhiều loại thức ăn từ nhóm thức ăn cơ bản. Vậy mà rất nhiều em đã có một chế độ ăn không cân đối, trong đó đường và mỡ sẽ cung cấp một tỷ lệ lớn năng lượng trong tổng số năng lượng của cơ thể. Chế độ ăn bao gồm 50% đến 60% tinh bột, 15- 25% mỡ, và 15%- 20% đạm là chế độ ăn đáp ứng nhu cầu của các em hoạt động nhiều.Việc bổ sung dinh dưỡng không phải lúc nào cũng cần thiết nếu các em đã theo một chế độ ăn cân đối. Tập luyện không đòi hỏi tăng nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn nhu cầu cần cho tăng trưởng, mặc dù vậy, nếu hoạt động thể lực ở mức độ cao thì có thể tăng nhu cầu năng lượng từ 1000 đến 3000 kcal mỗi ngày. Có thể bổ sung thêm calci (lên tới 1500mg mỗi ngày) cho các vận động viên điền kinh nữ nếu lượng calci vào cơ thể không đủ hoặc gia đình có tiền sử loãng xương.

Thảo luận với vị thành niên về lượng nước thích đáng cần cho cơ thể là điều rất quan trọng. Nhiều loại nước uống có quá nhiều gas và caffein, những đồ uống này sẽ làm mất nước thay vì bù nước. Khát không phải luôn luôn là dấu hiệu chỉ điểm của nhu cầu cần nước. Cần nhấn mạnh về lượng nước uống cho các vận động viên bởi vì họ có thể đánh giá không hết lượng nước mất trong quá trình luyện tập.

Bảng 22.5. duy trì chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên

Tuổi Các mốc phát triển Định hướng phát hiện
Giai đoạn sớm:

Tuổi 10-14

Nữ 10-13

Nam 12-14

Quan hệ bạn cùng lứa

Tăng hiểu biết về cơ thể

Có thể bắt đầu suy nghĩ trừu tượng

Bệnh nhân:

 

 

 

 

cha mẹ

Lòng tin

Giáo dục trong tường học Quan hệ gia đình Phát triển tính dục Dậy thì/ sinh sản

An toàn: xe cộ, dây an toàn, mũ bảo hiểm

 

Tin tưởng

Hạn chế áp đạt (sai nguyên tắc)

Xem xét sự phát triển của VTN

Giai đoạn giữa

Tuổi 13-16

Nữ 13-16

Nam 14-17

Vấn đề độc lập/ phụ thuộcẢnh hưởng bạn cùng lứa

Suy nghĩ trừu tượng,

Hiểu biết về tình dục

Bệnh nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cha mẹ

Tự mình lên kế hoạch hẹn hò

Diễn biến ở trường học

Các quan hệ gia đình

Hoạt động tình dục-lựa chọn bạn tình/ bao cao su

Phòng tránh thai/bệnh lây truyền qua đường tình dục/ HIV

Tự khám vú/ Tự khám tinh hoàn

An toàn: xe cộ, dây an toàn, mũ bảo hiểm, hoả khí

Nghiện / lạm dụng

Các quan hệ bạn cùng lứa (bạn tốt) và các nhóm bạn đặc thù

Tính độc lập tăng lên

Tính khí đỏng đảnh

Nhận biết nguy cơ

Tham gia của cha mẹ vào trường học

Giai đoạn muộn

Tuổi 16-18

Hình dung về cơ thể/ củng cốvai trò giới tính Lập kế hoạch cho tương lai

Các quan hệ thân mật

Bệnh nhân:

 

 

 

 

Cha mẹ

Tình dục

Quan hệ bạn cùng lứa

Kế hoạch tương lai

An toàn: xe cộ/ hoả khí

Nghiện / lạm dụng

Chấp nhận tình dục

Hỗ trợ cá nhân

 

Bảng 22.6. Lượng vitamin và khoáng chất cho phép hàng ngày

Vitamin và chất khoáng Trẻ em   Nam     Nữ  
7-10 tuổi 11-14

tuổi

15-18

tuổi

19-24

tuổi

11-14

tuổi

15-18

tuổi

19-24

tuổi

Lượngcalo/ngày 2000 2500 3000 2900 2200 2200 2200
Vitamin A(μg) 700 1000 1000 1000 800 800 800
Vitamin D (μg) 10 10 10 10 10 10 10
Vitamin E (mg) 7 10 10 10 8 8 8
Vitamin K (μg) 30 45 65 70 45 55 60
Vitamin c (mg) 45 50 60 60 50 60 60
Thiamin(mg) 1,0 1,3 1,5 1,5 1,1 1,1 1,1
Riboflavin 1,2 1,5 1,8 1,7 1,3 1,3 1,3
Niacin (mg) 13 17 20 19 15 15 15
Vitamin B6 (mg) 1,4 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0
Folat (μg) 100 150 200 200 150 180 180
Vitamin B12(μg) 1,4 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0
Calci (mg) 800 1200 1200 1200 1200 1200 1200
Phosphor (mg) 800 1200 1200 1200 1200 1200 1200
Magie (mg) 170 270 400 350 280 300 280
Sắt (mg) 10 12 12 10 15 15 15
Kẽm (mg) 10 15 15 15 12 12 12
lod (µg) 120 150 150 150 150 150 150
Selen (μg) 30 40 50 70 45 50 50
Natri (mg) 400 500 500 500 500 500 500
Chlorid (mg) 600 750 750 750 750 750 750
Kali (mg) 1600 2000 2000 2000 2000 2000 2000

BÉO PHÌ

Xác định béo phì hay thừa cân ở trẻ em và vị thành niên thường rất khó khăn và chưa có một định nghĩa nào về béo phì hay thừa cân được áp dụng riêng cho thanh niên. Một Điều tra quốc gia về Sức khoẻ và Dinh dưỡng năm 1991 đã sử dụng chỉ số khối cơ thể để ước lượng ngang tỷ lệ trẻ em và vị thành niên thừa cân. Trong nhóm đa chủng tộc có 22% trẻ em và vị thành niên bị thừa cân. Trong nhóm nữ thì các em gái Mỹ gốc Phi không nói tiếng Tây Ban Nha có tỷ lệ thừa cân cao nhất, và các em gái da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha có tỷ lệ thừa cân thấp nhất. Trong nhóm nam ở độ tuổi 6 -11, các em nam da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha có tỷ lệ thừa cân thấp nhất. Trong nhóm nam ở độ tuổi 12-17, các em trai da đen không nói tiếng Tây Ban Nha có tỷ lệ này thấp nhất. Tương tự như người lớn, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em và vị thành niên tăng trong toàn bộ các quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Vì vậy tập trung vào việc ngăn chặn béo phì, theo dõi cân nặng của vị thành niên và khuyên bảo sớm trong giai đoạn tăng cân là điều bắt buộc. Hai yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng béo phì ở vị thành niên là lối sống ít hoạt động và ăn nhiều thức ăn giầu dinh dưỡng. Lời khuyên tốt nhất cho vị thành niên và cha mẹ họ là tăng cường hoạt động và giảm ăn các thức ăn béo.

Bài trướcỉa đùn ở trẻ nhỏ liệu có nguy hiểm
Bài tiếp theoRối loạn ăn uống ở tuổi vị thành niên, khi nào cần điều trị

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.