ít có lĩnh vực trong y học chu sản có thể đạt được sự thành công nổi bật như những chương trình xử trí đái tháo đường phối hợp với thai nghén. Những hậu quả xấu cho mẹ và cho sơ sinh đã giảm đi một cách rõ rệt chủ yếu do kết quả của việc xử trí nội khoa tích cực. Đái tháo đường có thể được phân loại như nguyên phát (không có nguyên nhân) hoặc thứ phát khi tăng glucose huyết là hậu quả của những tình trạng nội khoa khác. Những hình thái thông thường nhất của đái tháo đường nguyên phát là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin (IDDM hay typ I), đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin (NIDDM hay typ II) và đái đường thai nghén (typ II G). Đái tháo đường phụ thuộc vào insulin (IDDM) có đặc điểm là bệnh khởi phát dưới tuổi 30, thiếu insulin tương đôi và có xu hướng ceton huyết nếu không cho insulin ngoại sinh. Ngược lại, đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin (NIDDM) điển hình khởi phát sau tuổi 40 ở những người béo phì có tăng insulin huyết sớm và đề kháng tương đối với insulin. Họ không sản sinh ra ceton khi không có insulin ngoại sinh. Đái tháo đường ở thời kỳ thai nghén được định nghĩa là khởi phát hoặc được nhận biết lúc đầu trong lúc có thai. Chẩn đoán đái tháo đường trong lúc có thai tập trung vào sự xác định tăng glucose huyết tương đối và liệu tăng glucose huyết có xảy ra ở thời kỳ trước lúc bắt đầu có thai hay không.

Đái tháo đường khi mang thai
Đái tháo đường khi mang thai

Những phụ nữ bị đái tháo đường trước lúc có thai, phụ thuộc vào insulin (typ I) hoặc không phụ thuộc vào insulin (typ II) đã để lại những hậu quả xấu cho mẹ và cho trẻ sơ sinh với một tỷ lệ cao đáng kể như tiền sản giật, những dị dạng bẩm sinh, non tháng, những rối loạn chuyển hoá sơ sinh, thai khổng lồ, hội chứng suy hô hấp, ngạt, và chết khi đẻ nếu họ không được theo dõi và xử trí thích hợp. Người ta đã chỉ ra rằng sự bình thường hoá của mức glucose máu trước và trong những tuần đầu của thai nghén sẽ làm giảm nguy cơ của những dị dạng bẩm sinh và sẩy thai. Sự góp phần chính xác cho những hậu quả xấu từ đái tháo đường thời kỳ thai nghén không được kiểm soát bị làm lẫn lộn do những vấn đề về phương pháp và định nghĩa. Có sự nhất trí về tầm quan trọng của sàng lọc những phụ nữ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thời kỳ thai nghén là thai khổng lồ, giảm glucose huyết sơ sinh, tăng bilirubin huyết và giảm calci huyết có thể cao hơn ở những đứa con sinh ra từ những bà mẹ bị đái tháo đường thời kỳ thai nghén .

Trong lúc có thai, những mức hormon đôi kháng với insulin tăng (chẳng hạn lactogen, prolactin, cortisol và progesteron của rau thai), tạo ra sự đề kháng tương đối với insulin. Những kết quả của sự thay đổi này gặp trong nửa cuối của thai nghén với sự giảm mức glucose máu khi đói và mức glucose và insulin quá mức ngay sau bữa ăn so với tình trạng lúc không có thai. Nhóm số liệu đái tháo đường quốc gia (Mỹ) đã khuyên rằng tất cả những phụ nữ có thai phải được sàng lọc về sự không dung nạp glucose bằng cách sử dụng một thử nghiệm uống 50g glucose vào lúc tuổi thai từ 24 đến 28 tuần bất chấp thời điểm của bữa ăn cuối cùng. Trường đại học sản phụ khoa Mỹ (ACOG) đã khuyên cùng những xét nghiệm sàng lọc nhưng sự sử dụng nghiệm pháp này nên giới hạn cho những phụ nữ 30 tuổi hoặc hơn. Một giá trị huyết tương tĩnh mạch là 140 mg/dl (7,8 mmol/L) hoặc nhiều hơn một giờ sau phải được tiếp tục theo dõi bằng xét nghiệm dung nạp glucose chuẩn 3 giờ. Chẩn đoán đái tháo đường thời kỳ thai nghén nếu ít nhất có hai trong những giá trị vượt quá những trị số sau: khi đói > 105 mg mg/dl; lúc 1 giờ > 190 mg/dl; lúc 2 giờ > 165 mg/dl; lúc 3 giờ > 145 mg/dl .

Khi đã được chẩn đoán, việc giáo dục cho người mẹ và đặt ra một chế độ ăn kiêng là quan trọng. Sự tăng cân được khuyên là từ 11 đến 16 kg với một chế độ ăn bao gồm 30 kcal/kg trọng lượng cơ thể, không được vượt quá 2.500 kcal/ngày. Người ta khuyên nên theo dõi cẩn thận mức glucose huyết tương hay của mao mạch, giữ cho mức glucose lúcnhịn đói dưới 105 mg/dl và mức ở lúc 1 giờ dưới 140 mg/dl. Phải siêu âm thai trong quý 3 để đánh giá sự phát triển của thai, thể tích của nước ối và những dị dạng. Nếu mức glucose chấp nhận được, không chỉ định làm thử nghiệm thai đẻ hoặc gây đẻ sớm. Nếu những mức glucose vượt quá những mức được vạch ra, thì gửi bệnh nhân đến một bác sĩ chu sản để theo dõi tiếp. Thực hành của phần lớn những trung tâm thực hành gia đình là chuyển đi tất cả những bệnh nhân đái tháo đường thời kỳ thai nghén đòi hỏi phải điều trị bằng insulin.

Bài trướcNhững rối loạn đông máu ảnh hưởng đến thai nghén thế nào?
Bài tiếp theoPhụ nữ mang thai khi mắc những rối loạn tuyến giáp

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.