Quan niệm của một số người cho rằng những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển của tuổi già có tính chất nghịch hợp. Thực ra, quan niệm lệch lạc này là không chính xác. Nhiều tài liệu hiện có đã mô tả các nhiệm vụ của giai đoạn này bằng các thuật ngữ rất tiêu cực như “sự rũ bỏ”, “sự mất mát”, “chuẩn bị để chết”. Cho đến gần đây mới có mộtít tài liệu viết về các khía cạnh tích cực của tuổi già. Mặt khác, bệnh tật và những thay đổi có ý nghĩa trong cơ thể và gia đình họ thường xảy ra ở giai đoạn này. Thật ra, khả năng điều chỉnh của họ trước các thay đổi của cuộc đời thường xác định là các năm cuối đời có được nhìn nhận một cách tích cực hay không.

Những công trình nghiên cứu về lão khoa mới đây thường mô tả những năm này với thuật ngữ “thoát khỏi sự ràng buộc” (10). Gần đây nhiều nhà văn đã phản đối khái niệm này và thừa nhận rằng tuy ở tuổi già nhưng chúng ta lại trở nên đa dạng hơn nên không thể khái quát hoá như vậy được. Với tư cách là một quần thể của nhóm người cao tuổi nên có thể có sự đa dạng về sinh lý học và xã hội học cao hơn bất cứ nhóm tuổi nào khác. Tính đa dạng đó rất đúng trước hết với các yếu tố về xã hội và những kinh nghiệm phong phú về ý nghĩa của tuổi già (8). Thu nhập và sự giáo dục đóng vai trò có ý nghĩa trong việc giữ gìn sức khoẻ suốt những năm cuối đời. Trong giai đoạn này của cuộc đời, khi so sánh thu nhập của nhóm người nghèo nhất và nhóm người giàu nhất thấy tuổi thọ dự tính của hai nhóm này chênh nhau tới gần 7 năm (11).bệnh Alzheimer không phải là dấu hiệu bình thường ở người cao tuổi.

Con người ở giai đoạn này thường lo dự trữ cho cuộc sống của họ. Nhiều việc trong đời đã được hoàn tất. Sự điều chỉnh tích cực đối với sự già đi được hình thành ở những người, mà sau khi cân nhắc, đã tin rằng cuộc sống của họ thật đáng giá. Đối với một số người, ý nghĩa của sự thừa kế được cảm nhận thông qua con cháu. Đối với một số người khác, điều này được đo lường bằng sự vinh quang, viết lách hoặc các hoạt động đối ngoại khác. Trong khi những năm còn trẻ người ta thường hướng về những điều hạnh phúc (trạng thái cảm xúc tích cực) thì những năm đã đứng tuổi, người ta trở nên mãn nguyện và thấy đã đạt được các mục tiêu trong cuộc sống (9) .

Không kể đến thu nhập, đa số người già tự cảm thấy mình có sức khoẻ tốt. Quan điểm này đáng lưu ý khi ta quan sát thấy hơn 50% những người trên 75 tuổi không có khả năng thực hiện ít nhất là một công việc trong cuộc sống hàng ngày (như tắm rửa, mặc quần áo). Sự phân đôi tỷ lệ này có thể được giải thích bằng hai nhận thức như sau: (1) người già dễ thích nghi và nhìn nhận sự bất lực của mình với con mắt lạc quan; và (2) một số người già nhận thấy sự thay đổi có liên quan đến y học là có khả năng hồi phục bỏi sự chăm sóc tốt hơn. Người già có khả năng xem sự thay đổi chức năng cơ thể với con mắt bình thản hơn so với người trẻ tuổi khi họ có cùng một mức độ sút kém như nhau (12). Tuy nhiên, trong xã hội chúng ta vẫn còn chuyện hoang đường về tỷ lệ ốm đau là “người già thường ốm đau như vậy cả mà”. Ôm đau là chuyện thông thường nhưng không nên coi là bình thường.

Yếu tố nổi trội của cuộc sống người già là sự hao tổn- hao tổn các khả năng về thể lực, các dự trữ chức năng, những thay đổi nhẹ về trí nhớ, thay đổi về thu nhập và có thể điều quan trọng hơn cả là những thay đổi về quan hệ bạn bè và các thành viên trong gia đình, những điều đó đã rung lên hồi chuông báo động đối với một số người già. Thường có những bệnh nhân nam hoặc nữ trong một quãng thời gian của cuộc đời hàng tháng họ phải trải qua các thử thách như mất bạn bè hoặc người thân trong gia đình bị chết. Thử thách này thường xảy ra nhưng rất ít khi trở thành nguyên nhân của trầm cảm lâm sàng và đó là bằng chứng về sức bền của người già. Mặt khác, người già lại có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và tự tử cao. ở nam giới già độc thân da trắng có tỷ lệ tự tử cao nhất so với mọi nhóm tuổi. Các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu thường quên rằng có tới 30% dân số mắc bệnh trầm cảm (13). Bác sĩ gia đình cần phát triển kỹ năng trong việc phát hiện và điều trị các rối loạn trầm cảm.

Giữa những người già có sự giống nhau là họ đều có môi quan tâm phổ biến đối với sự phụ thuộc. Mối lo ngại này thường không nặng nề như sự lo lắng đến cái chết ở nhiều bệnh nhân lão khoa. Nhiều người tìm đến các giải pháp y học để tránh nguy cơ trở thành phụ thuộc hoặc phải vào các nhà dưỡng lão. Một số khác thì cho rằng thà từ chối điều trịcòn hơn là gánh nặng cho gia đình họ với chi phí cao trong việc điều trị dài ngày ở các cơ sở chăm sóc sức khoẻ công.

Người già thường cần đến bác sĩ gia đình hơn là các cơ sở chăm sóc y tế khác. Người ở nhóm tuổi này thường dè dặt khi gặp gỡ các nhà tư vấn nhưng lại muôn trao đổi những lo ngại thầm kín với bác sĩ của mình. Mặc dù ý tưởng “quản lý từng ca bệnh” có sức hấp dẫn, nhưng trên thực tế nhiều bác sĩ gia đình thường phối hợp với nhau gửi bệnh nhân đến các cơ quan, tổ chức xã hội như các chương trình “Bữa ăn trên bánh xe”, hoặc “Người chăm sóc tại nhà”.

Các phản ứng tích cực cho tuổi già

Sự hạnh phúc: trạng thái cảm xúc tích cực Sự thoả mãn: các mục tiêu cá nhân đã hoàn tất

Những mất mát của tuổi già

Các khả năng thể chất của cơ thể Các hạn chế về mặt chức năng Những thay đổi nhẹ về trí nhớ Thay đổi về thu nhập

Mất bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình

Tóm lại, cần quản lý mảng thông kê các tình trạng y học của tuổi già. Điều đáng tiếc là nhiều bác sĩ có rất ít thời gian tiếp xúc với người già ở nơi làm việc. Một số người nhận thấy rằng nếu họ chăm sóc nhiều bệnh nhân lão khoa thì nhân viên xã hội ở các văn phòng làm việc của bác sĩ có thể trở thành người tư vấn.

Bài trướcNhững đặc điểm của người Tuổi trung niên
Bài tiếp theoĐặc điểm chung của người Tuổi về hưu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.