Sự thoải mái của những người cha và những anh chị em

Mặc dù phần lớn những rối loạn sau đẻ tập trung vào những vấn đề của người mẹ, nhưng người cha và những đứa con khác trong gia đình cũng có thể phải vật lộn với những rối loạn “sau đẻ”. Những người cha, cũng như những người mẹ không phải là hiếm gặp cũng trải qua những thay đổi cơ thể và tình cảm sau sự xuất hiện của một đứa trẻ. Khi người ta so sánh những người cha có những trẻ sơ sinh với những người đàn ông không có trẻ sơ sinh, thì những người cha với những đứa con cho thấy có những triệu chứng sau đây: mệt mỏi, dễ cáu giận, nhức đầu, khó tập trung tư tưởng, mất ngủ, bồn chồn, xáo động. Những rối loạn tâm thần như trầm cảm và loạn tâm thần cũng đã được quan sát thấy ở những người cha vào quanh thời điểm sinh con và mặc dù những triệu chứng đôi khi bắt đầu trong lúc có thai, phần lớn những rối loạn tâm thần có liên quan với sự sinh con ở những người cha, bắt đầu hoặc đạt tới đỉnh cao sau khi đẻ. Những vấn đề tâm lý khác mà những người cha mới phải trải qua bao gồm những rối loạn hành vi bốc đồng, những vấn đề tâm thần — thân thể, sự lệch lạc về tình dục và những hội chứng ranh giới như sợ chết, những cảm nghĩ giận dữ và những ảo tưởng về thân thể.vợ ăn quá ít có ảnh hưởng đến hưng phấn tình dục hay không?

Sau cùng những anh chị em ruột cũng có thể có những thay đổi về hành vi để đáp ứng với sự thêm vào một đứa bé mới cho gia đình. Những phản ứng “tiêu cực” biểu lộ ra một cách thông thường là hành vi tìm kiếm sự quan tâm, sự gây gổ trực tiếp, sự thoái lui và lãnh đạm. Có khả năng rằng những hành vi này ít ra là một phần kết quả của sự mất quan tâm của cha mẹ và cảm giác bị bỏ rơi mà những đứa trẻ này cảm thấy khi đứa trẻ kia xuất hiện. Từ đó cha mẹ phải cố gắng để có những tác động qua lại đều đặn và tích cực giữa họ và những đứa con khác.

Phải nhận biết rằng bản thân những người cha và anh chị em ruột của đứa bé mới ra đời có thể phải trải qua một loạt những vấn đề sau khi người phụ nữ sinh đẻ, điều quan trọng là không được quên họ vào thời điểm này. Có thể theo dõi những cá nhân này một cách trực tiếp (chẳng hạn, bằng cách yêu cầu họ có mặt vào lần khám sau đẻ) hoặc một cách gián tiếp, bằng cách hỏi người mẹ về sự thoải mái của những thành viên khác của gia đình. Những quan tâm được xác định như thế có thể được giải quyết bằng những lần viếng thăm, theo dõi. Chắc chắn rằng, sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình là điều quan trọng đối với từng cá nhân, đối với hôn nhân và đơn vị gia đình.

Sự thoải mái về hôn nhân

Đối với nhiều cặp vợ chồng, sự ra đời của một đứa con, đặc biệt là đứa con đầu, đã kèm theo với những cảm giác không thoả mãn của hôn nhân. Một số cặp vợ chồng, sự không thoả mãn này là điều nghiêm trọng để tạo nên một vấn đề “nổi cộm”, trong khi đối với những người khác thì chỉ nhận thấy những khó khăn nhỏ. Thường thì những rối loạn về hôn nhân sau đẻ chỉ kéo dài một thời gian có khi đến vài tháng nhưng đôi khi đến hai năm. Những thay đổi đặc trưng quan sát thấy trong giai đoạn này bao gồm tăng mâu thuẫn vợ chồng, ít có những trao đổi tích cực giữa hai vợ chồng, ít có những hoạt động vui chơi thường xuyên và xu hướng dẫn đến một sự phân chia cổ truyền hơn về lao động nội trợ. Thời kỳ sau đẻ cũng có đặc điểm là giảm hoạt động tình dục. Điều này thường tồn tại trong một năm hoặc lâu hơn. Một sự giảm như thế tỏ ra có liên quan nhiều hơn với sự không thích thú của những người mẹ hơn là của những người cha và sự không thích thú này đến lượt nó tự gây ra do những yếu tố như cắt tầng sinh môn, sự khó chịu, sự mệt mỏi, chảy máu âm đạo hoặc ra khí hư, giao hợp đau, âm đạo khô, sợ làm đứa con thức dậy hoặc không nghe thấy con khóc, sợ bị tổn thương và một cảm giác giảm sự hấp dẫn.

Điều quan trọng đối với người mẹ (và có thể với cả người cha) là sự thoải mái sau đẻ và hạnh phúc vợ chồng là sự hỗ trợ tình cảm và là sự giúp đỡ thực tế của người chồng, bè bạn và họ hàng. Để làm cho khái niệm hỗ trợ trở thành hiện thực, những điều nên làm là thảo luận những phương pháp về hỗ trợ mà hai vợ chồng có thể dùng để người nọ giúp đỡ đối với người kia, ví dụ như, đặt kế hoạch để cha mẹ xa nhau (do việc của mẹ, do việc của cha), hoặc để hai người ở cùng nhau, giành thời gian tự do cá nhân cho mỗi người và phân chia nhau những trách nhiệm về nội trợ và chăm sóc con.

Thời kỳ sau đẻ là một thời gian có thay đổi về động lực cho tất cả những thành viên của gia đình và sự thay đổi này thường đi kèm veil những khó khăn về thân thể, tình cảm và về hôn nhân. Tác động của những vấn đề này có thể phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị cho cặp vợ chồng về những thay đổi sau đẻ trong những cuộc thăm viếng trước đẻ, bằng cách theo dõi tìm những vấn đề trong thời kỳ ngay sau đẻ và những tháng về sau và xử trí có hiệu quả những vấn đề nổi lên trong thời kỳ sau đẻ.

Bài trướcSốt – nhiễm khuẩn sau đẻ và xử trí
Bài tiếp theoCác rối loạn nhiễm sắc thể gây bệnh ở người

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.