Ớ Mỹ có hai họ rắn độc. Rắn san hô (elapidea) thấy có ở miền Nam. Da nó màu sáng với những vòng màu đen, đỏ và vàng, rắn này tiết nọc độc thần kinh. Rắn hổ lục (Crotalidae) với các loại rắn chuông, rắn hổ mang. Chúng được phân biệt bằng cơ quan cảm nhận nhiệt hoặc bằng “chỗ hõm” ở vùng giữa mắt và mũi. Độc tố của rắn san hô trước hết gây tan máu, xuất huyết và tổn thương mô mềm. Khoảng 25% đến 50% vết cắn của rắn độc không gây trúng nọc độc.

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện của bệnh nhân sau khi bị rắn cắn tỏ ra cực kỳ lo lắng và điều quan trọng là tránh sai lầm để bị trúng độc. Mô tại vết cắn chuyển sang đau, phù, bọng nước và có ban lấm tấm xuất huyết. Có thể bị đông máu nội mạch rải rác hoặc suy thận cấp. Trúng nọc rắn san hô có thể gây liệt hành tuỷ và liệt hô hấp.

Chẩn đoán

Tất cả người bệnh bị rắn độc cắn cần được theo dõi đầy đủ những biểu hiện ban đầu vì tác động có thể dự kiến trong vòng 8 giờ sau khi bị cắn. Hơn nữa còn phải hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng, làm xét nghiệm công thức máu, tìm máu đông nội mạch rải rác, xét nghiệm creatin phosphokinase, điện tâm đồ và xét nghiệm nước tiểu, cần đo vòng rộng của chi bị cắn để theo dõi mức sưng.

Xử trí

Chỉ định ngay chăm sóc hỗ trợ tích cực. Điều trị giải nọc độc bằng thuốc giải độc đặc hiệu (Bảng 47.1). Chỉ nên dùng với vết cắn của rắn san hô khi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt bị trúng nọc độc. Đánh giá lâm sàng mức độ nặng quyết định liều thuốc giải độc. Có vài hệ thang điểm được giới thiệu sử dụng. Đối với trúng độc tối thiểu dùng tới 5 lọ thuốc giải độc còn với trúng độc vừa phải dùng 5 đến 15 lọ thuốc. Với trường hợp trúng độc nặng có thể cần tới 20 lọ hoặc hơn. Ở trẻ em liều có thể tăng lên đến 50% liều trên. Nên dùng thuốc giải độc đặc hiệu cho người bị rắn san hô cắn bất kể đã bắt đầu có triệu chứng hay chưa vì các triệu chứng có thể tiến triển nhanh khi bắt đầu. Thuốc giải độc dùng kết hợp với trường hợp có sốc phản vệ và bệnh huyết thanh ở một tỷ lệ đáng kể người bệnh.

Dự phòng

Dự phòng bằng cách tránh xa vùng rậm rạp và các hành vi có nguy cơ cao như vòng qua khe cây hoặc khe đá ở vùng hoang dã. Đi ủng và mặc quần áo dài để phòng rắn cắn rất tốt. Mang đèn sáng khi đi đêm là cách đuổi rắn hiệu quả.

Bài trướcNhện đốt – Biểu hiện, chẩn đoán và xử trí chống nọc độc nhện
Bài tiếp theoBiểu hiện và xử trí vết đốt của các loài chân đốt

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.