Khác với các rối loạn ở trục I, những rối loạn hoặc là được giới hạn về thời gian, hoặc là các triệu chứng xuất hiện theo pha với cường độ cao, các rối loạn nhân cách (trục II) mang tính chất kéo dài, có chiều sâu, rộng khắp và mang tính cứng nhắc. Những rối loạn nhân cách được định nghĩa là “các mẫu dai dẳng của sự khó khăn liên nhân cách” gây ra rối loạn stress hoặc tổn thiệt phi lí cho người bệnh (và cả những người đang giao tiếp với họ). Những người như vậy có thể bị nhiều cấp độ trạng thái cảm xúc âm tính khác nhau (ví dụ, tức giận, sợ hãi, cô đơn) nhưng không tạo ra cảm giác không thoải mái đối với những hành động của họ. Ngược lại, người bệnh buộc tội người khác (cha mẹ, gia đình, những người thuê lao động, hoàn cảnh) về những khó khăn đó. Hầu hết những người có rối loạn nhân cách không tự mình tìm đến bác sĩ cơ sở.

Sự hiện diện của rối loạn nhân cách cản trở rất nhiều đến công tác xử trí cũng như điều trị hầu hết các tình trạng nội khoa khác. Người bệnh rối loạn nhân cách phải nằm nội trú do các tình trạng nội khoa khác cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (38%so với 17%). Những rối loạn này còn có thể ảnh hưởng tối quan hệ thầy thuốc -người bệnh, gây khó khăn cho việc xử trí tình trạng nội khoa, hoặc đưa ra những đòi hỏi không hợp lí về công tác chăm sóc. Tỉ lệ những trường hợp bị rối loạn theo trục II trong cộng đồng dao động trong khoảng 6% đến 13%.

Người bệnh rối loạn nhân cách cũng có thể có đóng góp chung nhất định khi họ tự xem mình là người đứng vững trong môi trường “nghiêng”, người mà do những lí do sống còn về mặt tâm lí, đảm nhận trách nhiệm xây dựng quan hệ với những người khác và bằng phong cách riêng, giải quyết công việc với những người được xem là khó khăn. Những người bệnh này, khi đến chỗ bác sĩ cơ sở đem theo đầy kinh nghiệm cuộc sống mà phần nhiều trong số đó là những chuyện gây rắc rối, đánh nhau với người khác. Không có nhiều sự khôn khéo nội tâm, họ sử dụng các mức độ nhanh chậm khác nhau, với kiểu tính cách của mình để ảnh hưởng tới người khác, thể hiện sự khó chịu của họ, thiết lập uy quyền, hoặc tìm kiếm sự gần gũi ở mức độ tối ưu. Tất cả những màn kịch như vậy đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến những buổi gặp gỡ giữa thầy thuốc – người bệnh. Mỗi phong cách biểu diễn của từng người bệnh rối loạn nhân cách cụ thể, có thể phản ứng tốt, hoặc tồi, đối với những hành vi nhất định của bác sĩ. Nhiệm vụ điều trị then chốt, như Balint chỉ rõ, được xác định bởi “dạng bác sĩ nào người bệnh cần? ”.

Chẩn đoán

DSM-IV đã mô tả các loại rối loạn nhân cách khác nhau: cụm A, các rối loạn lập dị (hoang tưởng, dạng phân liệt, kiểu phân liệt); cụm B, các rối loạn cảm xúc – kịch tính (chống đối xã hội, ranh giới, diễn kịch, ái kỉ); và cụm c, các rối loạn lo âu — sợ hãi (né tránh, phụ thuộc, ám ảnh – cưỡng chế). Mỗi cụm dường như lại gắn với một dạng trạng thái kèm theo nhất định trên trục I. Khi tiếp xúc với người bệnh cũng như khi thực hiện đợt điều trị, bác sĩ cảm thấy khó chịu hơn, có sự phàn nàn của chính quyền địa phương, tất cả những điều đó làm tăng nghi ngờ chẩn đoán. Để thiết lập chẩn đoán chính thức, cần phải khai thác bệnh sử đầy đủ, hoặc sử dụng một trong các bộ công cụ chẩn đoán tâm lí hoặc tâm thần.

Để chẩn đoán phân biệt, cần phải xác định rõ, trong một khoảng thời gian dài, mẫu/kiểu hoạt động và loại trừ các rối loạn do sử dụng chất kích thích. Cũng phải cần chú ý đến những tình trạng nội khoa khác có thể làm thay đổi nhân cách như: khối u, chấn thương sọ não, bệnh mạch máu não, bệnh Huntington, động kinh, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh nội tiết, bệnh tự miễn dịch, nhiễm độc mạn tính dạng như ngộ độc chì.

Rối loạn cụm A

Cụm A bao gồm cả rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng (paranoid), dạng phân liệt, kiểu phân liệt. Người bệnh thường hay ngờ vực hoặc có những vấn đề trong quan hệ liên nhân cách. Tuy nhiên những người bệnh này thường cho rằng mình không cần phải điều trị và phản đối việc giới thiệu đến khám chuyên khoa tâm thần.

Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng (paranoid). Người bệnh rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng (paranoid personality disorder – Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng) là những người hay nghi ngò. Họ từ chối trách nhiệm về những cảm giác của họ và thù địch, nóng nảy, giận giữ. Căng cơ, không có khả năng thư giãn, hay nhìn quanh để tìm kiếm đầu mối, tất cả những cái đó đều có thể là bằng chứng để kiểm tra. về cảm xúc, thường có vẻ mặt nghiêm túc, không ưahài hước. Họ cũng thường có các ghen tuông mang tính bệnh lí.

Về điều trị, có thể chỉ định liệu pháp tâm lí. Có thể cho dùng các thuốc chống lo âunhư diazepam đối với những trường hợp kích động và lo âu.

Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng chiếm khoảng từ 0,5% đến 2,5% dân số. Tỉ lệ này có thể thấp hơn trong số những người đến khám chỗ bác sĩ cơ sở bởi lẽ người bệnh thường né tránh điều trị cho đến khi nào vấn đề của họ đã phát triển mạnh. Người bệnh có thể xuất hiện với dáng vẻ của một doanh nhân, song trong đầu đã có ý định làm hại hoặc lừa bịp bác sĩ. Có những chứng cứ cho thấy có sự liên quan di truyền giữa Rối loạn nhân cách dạng hoang tưởng với tâm thần phân liệt thể paranoid hoặc rối loạn hoang tưởng.

Rối loạn nhân cách dạng phân liệt. Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (Schizoid personality disorder) được đặc trưng bởi sự xa lánh xã hội kéo dài hầu như suốt đời. Người bệnh thường được người khác đánh giá là tự kỉ, cách li, cô đơn. Tỉ lệ hiện mắc cao, có thể lên đến 7,5% dân số. Người bệnh thường chọn những công việc biệt lập. Họ rất khó giao tiếp bằng ánh mắt trong lúc thăm khám. Họ cũng tránh các cuộc nói chuyện không định trước. Người bệnh có thể bị quyến rũ bởi những vật vô tri vô giác hay những cấu trúc siêu hình. Họ tạo ấn tượng là người lạnh lùng và lãnh đạm, ít nói, khó gần, tách biệt và phi xã hội. Họ dường như ít có nhu cầu về hoạt động tình dục hoặc quan hệ gần gũi với người khác. Người bệnh Rối loạn nhân cách dạng phân liệt có thể hăng hái đến chỗ bác sĩ, có thể cung cấp rất ít thông tin theo câu hỏi của bác sĩ và cũng có thể trì hoãn đi khám cho đến khi những vấn đề của họ đã trở nên nặng nề. Điều trị chủ yếu là liệu pháp tâm lí.

Rối loạn nhân cách kiểu phân liệt. Tỉ lệ hiện mắc rối loạn nhân cách kiểu phân liệt ( Schizotypal personality disorder) vào khoảng 3% dân số. Tuy vậy cũng ít gặp họ ở tuyến cơ sở bởi lẽ họ thường gặp khó khăn khi khám bệnh, khi giao tiếp trực tiếp với bác sĩ. Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan di truyền giữa Rối loạn nhân cách kiểu phân liệt với bệnh tâm thần phân liệt. Người bệnh có kiểu tư duy, hành động cũng như dáng điệu dị thường. Họ rất nhạy cảm với cảm giác của người khác, đặc biệt là những cảm giác âm tính. Họ cũng là những người hay nghi ngờ. Bệnh cảnh của rối loạn này rất dễ nhầm với tâm thần phân liệt. Theo các tài liệu, tỉ lệ tự sát ở những người bệnh này lên đến 10%. Có thể chỉ định các thuốc chống tâm thần và thuốc chống trầm cảm để hạn chế các triệu chứng.

Rối loạn cụm B

Cụm B bao gồm các rối loạn kịch tính, chống đôi xã hội, ái kỉ và ranh giới. Người bệnh cụm B có thể kém thích ứng và tìm kiếm ma tuý hoặc săn lùng yêu sách. Tuy nhiên những rối loạn này rất đa dạng. Những rối loạn cụm B thường gặp nhất trong cộng đồng cũng như trong y tế cơ sở là các rối loạn nhân cách ranh giới. Có lẽ họ là những người chịu nhiều rối loạn stress và các tổn thiệt.

Rối loạn nhân cách kịch tính. Rối loạn nhân cách kịch tính chiếm tỉ lệ khoảng từ 2% đến 3%, thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Người bệnh có thể cố gắng quên những cảm giác, ý tưởng không chấp nhận được, hoặc các buổi hẹn gặp với thầy thuốc. Họ cũng có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các vấn đề sức khoẻ của họ. Những đặc điểm thiết yếu bao gồm: hành vi diễn kịch, hướng ngoại do một cá nhân khác kích động. Người bệnh thường quên cả các cứ liệu cảm xúc quan trọng. Cũng thường gặp những hành vi chú ý tìm kiếm, sự phóng đại, thổi phồng và kịch tính hoá quá mức. Tính khí thất thường, lúc giận dữ, lúc kêu khóc, kể tội cũng có thể thấy nếu như người bệnh không ở vào trung tâm của chú ý, hoặc không được khen, nịnh. Thường gặp những hành vi quyến rũ mặc dù ở những người bệnh này hay có rối loạn hoạt động tình dục.

Rối loạn nhân cách ái kỉ. Tỉ lệ rối loạn nhân cách ái kỉ chiếm chưa đến 1% dân số. Trong thực tiễn y tế cơ sỏ cũng ít gặp những người bệnh rối loạn nhân cách loại này, chủ yếu là do những vấn đề về sức khoẻ được phát hiện lại xung khắc với cảm giác tự mãn về cái tôi lớn lao, hùng vĩ. Những người bệnh này không chịu được sự phê phán, chỉ trích, có thể nước đôi, và cũng có thể có “cảm giác đặc quyền”. Họ xa lạ với sự thiện cảm, trong quan hệ liên nhân cách thường có xung đột. Không nhiều xung động như ở rối loạn nhân cách ranh giới, kịch tính, và chống đối xã hội. Một số triệu chứng có thể được xử trí bằng lithium và các thuốc chống trầm cảm.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tỉ lệ rối loạn nhân cách chống đối xã hội chiếm khoảng 3% số nam giới, và khoảng 1% ở nữ; khởi phát thường trước tuổi 15. Trong số những người đến khám ở tuyến cơ sở, tỉ lệ này có thể cao hơn do họ thuộc vào diện những người bị rối loạn khả năng bù trừ và những người săn tìm ma tuý. Tiền sử gia đình cũng thường có rối loạn chống đôi xã hội. Khám thần kinh thường cho thấy có dấu hiệu nhẹ và điện não đồ bất thường. Thể hiện ban đầu có thể là bình thường, thậm chí có duyên, được nhiều người mến. Tuy nhiên sau đó là bộc lộ các hiện tượng như trôn học, đi hoang, ăn cắp, đánh nhau, ma tuý hay các việc tương tự như vậy.Không có lo âu hoặc trầm cảm được xem như là không thích hợp. Cũng có thể thường gặp doạ tự sát hoặc bận tâm cơ thể nhưng không có cơ sở hiện thực, ớ tuổi trưởng thành thường gặp các hiện tượng như: chung chạ bừa bãi, lạm dụng vợ/chồng, lạm dụng trẻ em, nghiện rượu. ít khi có sự ăn năn về những hành động của mình. Người bệnh thường thiếu ý thức. Các triệu chứng thứ phát của rối loạn nhân cách chống đôi xã hội thường là lạm dụng rượu hay các chất kích thích khác. Theo tuổi tác, rối loạn cơ thể có thể trở nên phổ biến hơn. Liệu pháp thuốc chỉ được sử dụng trong giới hạn hẹp, đặc biệt đối với những trường hợp lạm dụng ma tuý mức độ nhẹ thường có trong nhóm này.

Rối loạn nhân cách ranh giới. Đặc điểm cơ bản nhất của rối loạn nhân cách ranh giới (Border personality disorder) là tính không ổn định của cảm xúc, khí sắc, hành vi, quan hệ với đối tượng và quan niệm về bản thân. Trong ICD-10, Rối loạn nhân cách ranh giới được gọi là rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định. Rối loạn này chiếm tỉ lệ khoảng 2% dân số , ở nữ nhiều gấp đôi so với nam. Trong số những người đến khám tại tuyến cơ sở, tỉ lệ này có thể cao bởi hệ thống y tế cũng hấp dẫn người bệnh. Có các bằng chứng, nhưng chưa rõ ràng, về khía cạnh di truyền của Rối loạn nhân cách ranh giới. Người bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới thường có xu hướng gây khó khăn cho bác sĩ cơ sở, hay châm biếm thầy thuốc gia đình cũng như những chuyên gia khác. Họ thường đòi hỏi bác sĩ và khó chuyển họ đến nhà liệu pháp tâm lí. Rối loạn nhân cách ranh giới cũng thường hay chồng chéo lên các rối loạn cơ thể.

Khác với các rối loạn như trầm cảm, có thể được chẩn đoán từ việc xem xét tổng thể các triệu chứng đã được kể, chẩn đoán ở đây được thực hiện chủ yếu qua phong cách của người bệnh trong giao tiếp và tác động qua lại với thầy thuốc và gia đình. Rối loạn chức năng gia đình cũng là một điển hình. Rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn stress sau sang chấn (rối loạn stress sau sang chấn) thường hay đan xen nhau và rất khó phân biệt. Nowlis lưu ý rằng mối quan hệ với thầy thuốc thường mong manh, giống tố và thường không phù hợp, đều là chỉ báo về Rối loạn nhân cách ranh giới. Người bệnh cũng có thể rất nhạy cảm với sự mất mát hoặc những thay đổi trong tổ chăm sóc sức khoẻ. Họ cũng rất nhạy cảm đối với những thay đổi trong gia đình. Chính vì vậy, chuyển viện càng làm tăng thêm sợ hãi bị bỏ rơi và sự chống đôi của người bệnh. Một điển hình nữa của Rối loạn nhân cách ranh giới là sự phân cực tốt xấu. Hầu hết các trường hợp có hội chứng Munchausen và những trường hợp bị cáo buộc nhầm là có thái độ tình dục không đứng đắn đều là Rối loạn nhân cách ranh giới.

Đối với những người bệnh này, cuộc sống là một trạng thái khủng hoảng triền miên. Khí sắc thường dao động, đôi khi có các pha vi loạn thần. Thường hay lặp lại những hành vi tự huỷ hoại. Người bệnh thường phàn nàn dai dẳng về những cảm giác trông rỗng, cô đơn, buồn chán, và mặc’dù có nhiều trạng thái cảm xúc khác, trầm cảm vẫn là trạng thái chủ yếu và thường xuyên. Những nghiên cứu dài hạn cho thấy các pha trầm cảm chủ yếu chiếm tỉ lệ rất cao. Liệu pháp tâm lí là phù hợp nhất, luyện tập kĩ năng xã hội cũng có tác dụng nhất định. Khi cần, có thể cho nội trú một thời gian ngắn.

Thầy thuốc phải duy trì được những ranh giới thời gian và tài chính, thái độ khách quan và nghề nghiệp đối với người bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới. Công tác chăm sóc như vậy bao gồm hệ thống có giới hạn nhưng không thô bạo. Một trong những khó khăn trong công tác chăm sóc người bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới là phải làm sao phát triển được quan hệ điều trị kiên quyết, có hiệu quả. Những trạng thái cực đoan quá mức đều có thể làm đổ vỡ sự hợp tác điều trị. Thường cần đến tiếp cận tổ. Một tổ điển hình thường có sự phối hợp của bác sĩ gia đình, cán sự xã hội, tâm lí học, tâm thần học và có thể cả bác sĩ liệu pháp tâm lí gia đình. Việc bàn giao giữa các nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ khi có sự thay đổi chỗ ở và công tác chăm sóc phải bàn giao cho người khác) cần phải được thực hiện một cách khéo léo. Người bệnh có thể đáp ứng tốt với những thông báo dễ chịu về sự nhạy cảm của họ; cũng vì vậy nên tránh việc phân tích những vấn đề ranh giới và cd chế tự vệ non yếu của họ. Mặc dù việc tìm hiểu những điều kiện để hỗ trợ cho Rối loạn nhân cách ranh giới là cần thiết cho bác sĩ song không nên giải thích những điều đó cho người bệnh. Những người bệnh nhạy cảm thường tiếp nhận giải thích đó như là sự phê phán. Chính việc chăm sóc người bệnh Rối loạn nhân cách ranh giới có thể thúc đẩy thầy thuốc tìm kiếm, phát hiện những tiềm năng của họ để có thể được động viên trong cộng đồng nghề nghiệp, dạng như nhóm Balint, liệu pháp tâm lí, hoặc các cuộc thảo luận nhóm.

Rối loạn cụm c

Cụm c bao gồm các rối loạn nhân cách né tránh, phụ thuộc, và ám ảnh cưỡng chế. Thường gặp hơn là rối loạn nhân cách phụ thuộc và ám ảnh cưỡng chế. Cụm c rất hay có các trạng thái rối loạn kèm theo nằm trên trục I: rối loạn trầm cảm và lo âu. Người bệnh cụm này thường tìm đến sự trợ giúp y tế bởi lo lắng kéo dài.

Rối loạn nhân cách né tránh. Tỉ lệ rối loạn nhân cách né tránh chiếm khoảng 0,5% đến 1,0% dân số. Tỉ lệ này trong số những người đến khám chỗ bác sĩ cơ sở còn thấp hơn bởi lẽ người bệnh ngại hỏi và thường trì hoãn đến chỗ bác sĩ. Đặc điểm chủ yếu nhất của rối loạn này là nhạy cảm quá mức đối với sự phản đối và rất thích kết bè, tụ tập. Những người bệnh này rất hay có mặc cảm tự ti. ICD-10 xếp rối loạn này vào rối loạn nhân cách lo âu. Do có sự ức chế xã hội nên nhiều khi cũng khó phân biệt được rối loạn này với ám ảnh sợ xã hội. Bên cạnh đó cũng có sự đan xen rất nhiều với rối loạn nhân cách phụ thuộc. Có thể chỉ định liệu pháp tâm lí cá nhân hoặc nhóm cũng như luyện tập kĩ năng xã hội và tính quyết đoán. Nếu có triệu chứng lo âu và trầm cảm thì sử dụng liệu pháp thuốc.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc. Chưa xác định được tỉ lệ cụ thể của rối loạn nhân cách phụ thuộc. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể cao hơn trong số những người đến khám tại tuyến y tế cơ sở. Điều này là do người bệnh thường muôn bác sĩ đưa ra quyết định thay họ; hỏi bác sĩ liên tục, không ngót (chính vì vậy mà thời gian gặp gỡ bị kéo dài và họ càng có cảm giác được chăm sóc), và là nhũng người “không tự giác” (có nghĩa là ít có trách nhiệm trong việc tự chăm sóc bản thân). Có các khuôn mẫu hành vi phụ thuộc và phục tùng, rất khó quyết định điều gì nếu như không có hàng tá các lời khuyên, động viên. Những người bệnh này có thể dung nạp được sự lạm dụng cũng như tính khí thất thường của người khác, miễn là không bị cô đơn. Cũng khó phân biệt rối loạn này với rối loạn dạng phân liệt và rối loạn kiểu phân liệt. Nếu lo âu ở mức độ cao, có thể dùng imipramin hoặc các thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm khác. Liệu pháp tâm lí thường cũng có tác dụng tốt.

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế chiếm tỉ lệ khoảng 1% dân số. Tỉ lệ này trong số những người đến khám tại y tế tuyến cơ sở còn cao hơn bởi lẽ những người bệnh này thường tìm kiếm nhiều ý kiến về chẩn đoán của họ. Họ cũng có thể ghi chép tỉ mỉ các triệu chứng bệnh. Những đặc điểm chủ yếu bao gồm cảm xúc gò bó, bướng bỉnh và kém quyết đoán. Ngoài ra cũng có thể có tính cầu toàn lan toả, kém linh hoạt. Những người bệnh này luôn bận tâm với các nguyên tắc, quy định, sự rõ ràng và chi tiết. Họ cũng thường tỏ ra hình thức, nghiêm nghị và không đùa cợt. Họ cũng hay hăm hở làm vui lòng những người mà họ cho là có quyền lực. Bỏ trễ các nghi thức thường làm là dấu hiệu của lo âu chủ yếu. Đây có thể không phải là ám ảnh hoặc cưỡng chế đặc thù như trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế trục I, mặc dù những nét này có thể xuất hiện song hành với rối loạn trục II. Các rối loạn trầm cảm khởi phát muộn là đặc điểm thường gặp đối với diễn biến muộn. Đối với những trường hợp rối loạn nặng có thể dùng clonazepam. Để giải quyết các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế có thể dùng Clomipramin và fluoxetin.

Các rối loạn nhân cách đáng chú ý khác

Có một số rối loạn khác thường được các chuyên gia tâm thần chẩn đoán, song đó chỉ là những chẩn đoán nghiên cứu chứ không phải của DSM-IV. Những rối loạn này bao gồm : rối loạn nhân cách thụ động-gây cấn, còn gọi là rối loạn nhân cách phủ định; rối loạn nhân cách loạn dâm gây đau – thích đau; biến đổi nhân cách do tình trạng nội khoa (thường gặp nhất là do chấn thương sọ não, các steroid đồng hoá cũng có thể gây biến đổi nhân cách kéo dài); và rối loạn đa nhân cách, hoặc rối loạn xác định phân li, đôi khi cũng bị lạm dụng chẩn đoán ở một số nhóm dân cư (đặc điểm chủ yếu là mất nhớ từng thời kì).

Xử trí

Cần phải lưu ý rằng nhìn chung các triệu chứng rối loạn nhân cách không đáp ứng tốt với thuốc hướng thần. Tuy vậy những tiến bộ mới của dược lí tâm thần cũng có thể cho phép giải quyết một số triệu chứng đặc thù ít ra cũng là trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể dùng thuốc an thần kinh liều thấp (ví dụ, haloperidol hoặc chlorpromazin) để giải quyết những vấn đề về tri giác và nhận thức. Có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm – thuốc chống trầm cảm ba vòng, các ức chế oxidase monoamin (IMAO), SSRI, để điều trị các triệu chứng trầm cảm. Các thuốc bình ổn xung động (lithium, Valproat, Carbamazepin) được chỉ định đối với những trường hợp rối loạn kiểm soát xung động; và dùng thuốc giải lo âu (ví dụ, các benzodiazepin) đối với lo âu. Tuy nhiên vẫn phải luôn cảnh giác với nguy cơ tự sát và lạm dụng chất kích thích.

Người bệnh rối loạn nhân cách không thích bị cáo buộc là có rối loạn nhân cách (mặc dù họ vẫn có thể chấp nhận chẩn đoán rối loạn nhân cách cũng như sự hỗ trợ để giải quyết một số triệu chứng).

Một số tác giả đề xuất các chiến lược xử trí chi tiết những “người bệnh khó quản lí”, mà rất nhiều người trong số họ là rối loạn nhân cách. Những nguyên tắc đó bao gồm:

  1. Phải thừa nhận rằng rối loạn này là một triệu chứng thực và. không phải là một ý định có tính toán để chọc tức,quấy rối anh.
  2. Phải nhận thức được rằng có thể xử trí được rối loạn này; nó mang tính chất mạn tính, thỉnh thoảng vượng lên dai dẳng (đặc biệt sau một thời gian dài không có liệụ pháp tâm lí), tuy nhiên có thể đáp ứng với can thiệp có tổ chức.
  3. Kiên trì với cách tiếp cận đã lựa chọn.
  4. Phát triển mối quan hệ hợp tác với người bệnh (ví dụ, hỏi xem họ cảm thấy thế nào về sự chăm sóc y tế đối với họ).

Nowlis lưu ý rằng việc điều trị những cá nhân trạng thái ranh giới có thể đạt hiệu quả tốt hơn khi có sự thành thục cả từ phía người cung cấp dịch vụ và từ phía người bệnh.

Vaillant thì cho rằng tất cả chúng ta đều thể hiện những phản ứng tự vệ một cách tự tin khi chúng ta tin rằng mọi người hiểu chúng ta. Và như vậy chúng ta có thể nhận định rằng việc thấu hiểu những khó khăn của người bệnh sẽ là cách tốt để tăng cường khả năng xử trí người bệnh ở tuyến cơ sở. Công tác xử trí lâu dài ở tuyến cơ sở sẽ có hiệu quả hơn nếu như có sự hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia khi người bệnh được chuyển đến với những triệu chứng bộc phát hoặc có sự thay đổi nào đó. Bảng 35.1 trình bày những hướng dẫn của Kahana và Bibring và đã được Oldham bổ sung thêm.

Bài trướcHội chứng rối loạn ăn uống: Chán ăn tâm thần và ăn vô độ tâm thần
Bài tiếp theoTâm thần phân liệt

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.