Bất cứ bệnh nhân nào bị sốt trên 100,4 F (khoảng 40°C) trong 24 giờ đầu sau đẻ phải được đánh giá một cách đầy đủ để loại trừ những nguyên nhân có khả năng đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn sớm do liên cầu, phản ứng do truyền máu hoặc cơn khủng hoảng của tuyến giáp trạng. Những nguyên nhân khác của sốt có thể hiện diện trongphạm vi từ 2 đến 3 ngày sau đẻ, bao gồm xẹp phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm phổi. Nhiễm khuẩn vú, những vết thương ngoại khoa và các cơ quan phụ khoa, các tổ chức mô thường thấy sau đẻ ngày thứ ba. Những phụ nữ mổ lấy thai thì có nguy cơ nhất là bị những nhiễm khuẩn nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và hô hấp.

Tuy vậy, bất cứ bệnh nhân sản khoa nào đều có thể bị nhiễm khuẩn sau đẻ. Nhiễm khuẩn chiếm tới 16% các nguyên nhân tử vong mẹ vì vậy sốt sau đẻ phải được chẩn đoán và xử trí cẩn thận.Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục sau đẻ được nêu trong Bảng 15.2.

Vấn đề sức khoẻ sau đẻ

Sau khi ra viện, những bà mẹ mới thường tiếp tục phải xử lý một loạt những điều quan tâm về thân thể và tinh thần. Những vấn đề phát sinh từ bản thân cuộc đẻ, cùng với những vấn đề khác là kết quả của những yêu cầu chăm sóc cho một đứa trẻ có thể tồn tại trong một số thời gian. Một tháng sau đẻ, phần lớn những phụ nữ than phiền tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi và có những quan tâm liên quan đến tình dục hoặc về chồng.

Những triệu chứng khác nổi trội trong một vài tuần sau đẻ bao gồm khó chịu vế vú và âm đạo, táo bón và trĩ, ăn không ngon miệng, có những cơn bốc hoả và ra mồ hôi, trứng cá, chóng mặt và tê bàn tay. Một số trong những vấn đề này (những triệu chứng về vú và âm đạo, táo bón và trĩ, mỏi mệt và chóng mặt) có thể tiếp tục kéo dài nhiều tháng. Những vấn đề khác ví dụ như những nhiễm khuẩn hô hấp và rụng tóc, đạt tới đỉnh cao một vài tháng sau đẻ. Một số trong những triệu chứng này (mệt mỏi, ăn không ngon miệng, táo bón, và bốc hoả) có thể báo hiệu những rối loạn khác có khả năng nghiêm trọng, ví dụ như trầm cảm, thiếu máu hoặc những rối loạn về tuyến giáp. Sự đánh giá và xử trí một vài vấn đề xuất hiện muộn sau đẻ được chỉ ra ở Bảng 15.3.

Trở lại làm việc

Phần lớn những phụ nữ còn đang cho con bú lại quay trở về làm việc hoặc gia nhập vào lực lượng lao động sau khi sinh con, và sự thoải mái sau đẻ của những phụ nữ này thì liên kết với một vài biến tố có liên quan đến lao động.

Có những bằng chứng sớm cho rằng sức khỏe tâm thần của người mẹ có liên quan với thời gian nghỉ công việc dài hơn do sinh con và thời gian làm việc ngắn hơn sau khi nghỉ việc do sinh đẻ. Thêm vào đó, sự trở lại làm việc người mẹ thường đi kèm với việc họ phải gửi con tại một nơi trông trẻ ban ngày là điều làm cho cả mẹ và con phải chịu ảnh hưởng của một loạt những bệnh lây nhiễm. Sau cùng, nhiều phụ nữ giảm hoặc ngừng hẳn cho con bú khi họ trở lại làm việc, một sự thay đổi có thể dẫn tới những triệu chứng về vú cho người mẹ và sự giảm miễn dịch bảo vệ đối với đứa trẻ.

Các bà mẹ phải giữ cảm giác thoải mái của họ trong thời gian này bằng cách sắp xếp thời gian thích hợp ngoài lúc làm việc và hạn chế những giờ làm việc lúc đầu. Những phụ nữ phải được khuyến khích thảo luận về sinh đẻ, sắp xếp một cách cởi mở về sự nghỉ ngơi của người mẹ với những người sử dụng lao động trong lúc có thai và sự thảo luận này phải bao gồm những chủ đề như những quyền lợi về bảo hiểm y tế trong lúc nghỉ việc, số giờ lao động, thời gian cho con bú trong giờ làm việc, những quyền lợi về chăm sóc con và quyền chăm sóc con ốm.

Bảng 15.2. Chẩn đoán và điều trị các nhiễm khuẩn sau đẻ

Sốt - nhiễm khuẩn sau đẻ và xử trí

Bảng 15.3. Các vấn đề muộn sau đẻ

sot-sau-de sot-sau-de-2

 

Bài trướcChảy máu sau đẻ và xử trí
Bài tiếp theoNhững xáo trộn vì có thành viên mới trong gia đình sau khi đẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.