Tác động của thuốc lá lên sức khỏe con người

Hàng năm, thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 400.000 trường hợp tử vong, chiếm 1/5 tổng số các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ (2). Trong số đó, có khoảng 180.000 trường hợp tử vong do các bệnh tim mạch, 150.000 trường hợp tử vong do ung thư và 84.000trường hợp tử vong do các bệnh hô hấp. Năm 1990, theo ước tính thuốc lá làm mất đi khoảng 5 triệu năm khả năng sống so với tuổi thọ trung bình (2). Đơn vị đặc nhiệm về các Dịch vụ dự phòng của Mỹ (The United State Preventive Services Task Force – USPSTF) đã đưa ra những số liệu phù hợp và có sức thuyết phục về mối liên quan giữa thuốc lá và hàng loạt các bệnh nguy hiểm (3). Hơn nữa, thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ gây ung thư cho người nhiều nhất. Có khoảng 1/5 trẻ sinh ra có trọng lượng thấp và 1/20 trẻ chết trong thời kỳ chu sinh là do việc hút thuốc lá của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Năm 1993, ước tính chi phí của các dịch vụ y tê” cho các bệnh có liên quan đến thuốc lá xấp xỉ 50 tỷ đôla Mỹ (4).

Môi trường có khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em, dẫn tôi 7.500 trường hợp đến 15.000 trường hợp phải nằm viện và làm nặng thêm tình trạng hen. Đồng thời tiếp xúc với môi trường này cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư phổi ở những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc (5).

Tỷ lệ hút thuốc lá ở Mỹ

Năm 1992 ước tính ở Mỹ có khoảng 48 triệu (26,5%) người trưởng thành hút thuốc lá (6) với 22% số đó khai báo có hút thuốc lá hàng ngày. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm người thích hút thuốc đều thuộc tầng lớp nghèo, trình độ học vấn thấp, có thời gianhọc dưới 13 năm và nhóm người Mỹ da đỏ. Đặc điểm dân cư của nhóm không hút thuốc lá bao gồm những người từ độ tuổi trên 65, người Mỹ gốc châu Á và có trình độ học vấn cao với thời gian học trên 16 năm.

Những tác động đến sức khoẻ của việc ngừng hút thuốc

Ngừng hút thuốc lá làm giảm đi tất cả các nguyên nhân gây tử vong và nguy cơ bị mắc bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh động mạch ngoại biên và trẻ có cân nặng khi sinh thấp (3). Nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành giảm đi một nửa trong vòng một năm nhưng phải mất mười năm hoặc lâu hơn nữa đối với các nguy cơ của bệnh ung thư phổi, ung thư miệng và ung thư thực quản. So sánh với nhóm hút thuốc trong suốt thời kỳ mang thai thì nhóm ngừng hút thuốc vào tuần thứ 30 của thời kỳ mang thai có trẻ sinh ra có cân nặng cao hơn và tỷ lệ chết chu sinh thấp hơn.

Dược lý học tâm thần của thuốc lá

Các thành phần gây nghiện của thuốc lá bao gồm các thói quen được tích tụ qua các hoạt động hàng ngày, sự thoả mãn và việc tự giải toả nhằm làm giảm đi các ảnh hưởng không có lợi và các triệu chứng cai nghiện (7). Hơn nữa, nicotin gây sảng khoái tương tự các chất kích thích tâm thần vận động và tạo ra tính phụ thuộc về dược động học và hành vi tương tự như heroin và cocain.

Những can thiệp hỗ trợ người bệnh cai nghiện thuốc lá

Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc sử dụng bộ câu hỏi để đánh giá tình trạng hút thuốc và sự quan tâm trong việc ngừng hút thuốc. Những can thiệp ban đầu nhằm giảm việc sử dụng thuốc lá đã chỉ dẫn cho quá trình khởi xướng việc ngăn chặn hoặc thúc đẩy việc ngừng hút thuốc lá và kê đơn dùng các chất thay thế nicotin.

Mẫu đánh giá hút thuốc lá.

Tên…………………………… Ngày…………………..

  1. Hiện nay bạn có hút thuốc lá không? ….Có …Không
  2. Những người thân nhất của bạn có hút thuốc lá không? ….Có …Không
  3. Bạn hút bao nhiêu điếu thuốc trong một ngày? …Điếu
  4. Trong thời gian bao lâu kể từ khi thức dậy bạn hút điếu thuốc đầu tiên?

….. Trong vòng 30 phút …Hơn 30 phút.

  1. Bạn có quan tâm đến việc bỏ thuốc không?

…Không hề …Rất ít. …ít. …Nhiều …Rất nhiều.

  1. Nếu như bạn quyết định ngừng hút thuốc lá hoàn toàn trong hai tuần tới, thì bạn có khẳng định chắc chắn là bạn sẽ thành công không?

…Không hề …Rất ít. …ít. …Nhiều …Rất nhiều.

 

Nên gửi những thông điệp phòng chống thuốc lá cũng như những thông điệp để một người giảm các cơ hội bắt đầu hút thuốc đến tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Một hậu phân tích những tác động về mặt hành vi của các thông điệp chống lại thuốc lá đã chỉ ra rằng: để đạt được những kết quả tốt nhất từ những chương trình này chỉ có thể bằng cách tăng cường các định hướng, qui định của xã hội (9). Những chương trình này nhằm phát triển khả năng nhận biết áp lực xã hội, phát triển các kỹ năng chống lại những áp lực xã hội và nhận biết ngay các hậu quả về mặt xã hội (hơi thở có mùi khó chịu) và cơ thể (giảm khả năng vận động) của việc hút thuốc lá. Những chương trình này thường áp dụng phư­ơng pháp đóng vai và chú trọng bài thực hành dạy các kỹ năng này.

Những can thiệp đầu tiên đối với những người hút thuốc lá là khuyên họ ngừng hút thuốc, bởi vì có rất nhiều người hút thuốc lá có khả năng bỏ hút thuốc bằng chính năng lực của họ và tư vấn làm tăng tỷ lệ bỏ hút thuốc lá. Có khoảng một nửa số người hút thuốc lá (47,5%) tự bỏ thuốc lá thành công từ đầu những năm 1980 (10). Tỷ lệ bỏ thuốc khi bác sỹ tư vấn tăng từ 3% lên 7% và từ 8% lên 25% khi thực hiện tư vấn theo nhóm (3). Những lời tư vấn kết hợp với sự nỗ lực rèn luyện của bản thân đã làm tăng tỷ lệ bỏ hút thuốc từ 5% lên 23% ở nhóm phụ nữ mang thai (3). Chi phí để có được những lời khuyên của thầy thuốc trong mỗi lần thăm khám định kỳ là từ 705 đến 998 USD đối với nam giới và từ 1204 USD đến 2058 USD đối với nữ cho một năm được cứu sống (11). Ngoài các số liệu này thì có khoảng một nửa số người hút thuốc nói rằng họ không bao giờ được thầy thuốc hỏi xem họ có hút thuốc không. Những lời khuyên của thầy thuốc phải bao gồm cả việc tư vấn sự cần thiết của việc bỏ hút thuốc, những lợi ích về mặt sức khoẻ và xã hội của việc ngừng hút thuốc. Nếu như bệnh nhân đang cân nhắc việc bỏ thuốc, thầy thuốc nên khuyên bệnh nhân hãy đề ra ngày bỏ thuốc, khuyên bệnh nhân phải có kế hoạch đương đầu với những thay đổi do việc ngừng hút thuốc và đề nghị thăm khám theo kế hoạch để có được sự giúp đỡ trong quá trình bỏ thuốc lá.

Mặc dù đã rất cố gắng, những người hút thuốc lá mà yêu cầu được giúp đỡ hay những người đã thất bại trong việc bỏ hút thuốc lá trước đó là những đối tượng trong những chương trình này. Có khoảng 1/4 (23,6%) số người hút thuốc lá đã thành công trong việc áp dụng chương trình bỏ thuốc lá từ đầu những năm 1980 (10). Những chương trình bỏ hút thuốc lá thành công này gồm có những lời khuyên trực tiếp, sử dụng cả thầy thuốc và những người không phải là thầy thuốc làm công tác tư vấn, tảng cường các buổi họp, đề ra những ngày bỏ thuốc đặc biệt, và nhiều phương thức đa dạng khác (3,12). Sự khẳng định mạnh mẽ những thành công của chương trình chính là thời gian bệnh nhân tham gia vào chương trình.

Liệu pháp thay thế nicotin đang được áp dụng cho rất nhiều người có ước muôn giảm bớt sự thèm muôn nicotin. Tỷ lệ ngừng hút thuốc trong một năm tăng gấp đôi từ 4 % lên 9% đối với nhóm được tư vấn và tăng từ 9% lên 25 % đối với nhóm dùng nicotin dạng miếng dán. Tỷ lệ này cũng tương tự đối với nhóm dùng nicotin dạng gôm mặc dù hơi thấp hơn.Hút thuốc lá cũng là nguy cơ gây vô sinh nam giới

So sánh việc bỏ hút thuốc lá bằng hai cách trên thì không thấy bất kỳ sự khác nhau chủ yếu nào (14). Giá thành của gôm nicotin đối với nam giới từ 4113 USD đến 6465 USD và đối với nữ là từ 6880 USD đến 9473 USD cho một năm được cứu sống (13). Tác dụng phụ của gôm bao gồm buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, và nấc. Tác dụng phụ của miếng dán là phản ứng vùng da và mất ngủ. Các phản ứng ở vùng da có thể điều trị bằng hydrocortison và thay đổi vùng da dán. Nên cân nhắc những lợi ích và nguy cơ của liệu pháp thay thế nicotin ở nhóm phụ nữ mang thai, bị đau thắt ngực nặng, loạn nhịp tim, có tiền sử mối bị nhồi máu cơ tim, và bệnh co thắt mạch. Chống chỉ định dùng gôm trong những trường hợp bị bệnh viêm khớp thái dương hàm thể hoạt động. Thông thường dùng miếng dán trong 8 tuần, trong khi gôm đòi hỏi phải dùng tới hơn 3 tháng với 3 tháng giảm dần liều. Một hậu phân tích ước tính rằng có 15 % người hút thuốc lá bỏ thuốc thành công khi áp dụng liệu pháp điều trị thay thế nicotin (15). Việc giáo dục bệnh nhân cách dùng các miếng dán hoặc gôm là rất quan trọng.

Đối với những người phụ thuộc nhiều vào nicotin thì cần phải dùng các liệu pháp thay thế liều cao mới có hiệu quả. Liều 4 mg dạng gôm có hiệu quả hơn liều 2 mg (15). Một đặc trưng của người phụ thuộc nhiều vào nicotin là hút thuốc lá trong 30 phút đầu sau khi thức dậy đặc biệt là trong vòng 5 phút đầu. Một đặc trưng khác của nhóm này là hút hơn 20 điếu thuốc trong một ngày, thậm chí có người hơn 30 điếu.

Chỉ có duy nhất một trong năm nghiên cứu cho thấy dùng clonidin làm giảm sự thèm thuốc một cách có ý nghĩa thông kê. USPSTF đã cho rằng không có đủ bằng chứng để ủng hộ hay phản đối việc dùng clonidin (3).

Những nguồn lực này luôn sẵn có từ một số tổ chức như Viện hàn lâm các thầy thuốc gia đình ở Mỹ ( 800-274-2237: Dụng cụ ngừng hút thuốc lá), Viện ung thư quốc gia (800-4CANCER), Hiệp hội hô hấp Mỹ (212-315-8700), Cơ quan nghiên cứu và chính sách chăm sóc sức khoẻ (800-358-9295), đã soạn thảo cuốn Hướng dẫn thực hành lâm sàng khi ngừng hút thuốc lá.

Trong tóm tắt, những biện pháp can thiệp để ngừng hút thuốc lá rất có hiệu quả: Trong một hậu phân tích ban đầu cho thấy có 5,8% những người hút thuốc nhiều mà được can thiệp (tư vấn, bài viết, liệu pháp thay thế nicotin hay là kết hợp) vẫn còn thèm thuốc nhiều hơn nhóm đối chứng sau 1 năm giám sát (12). Mặc dù những hiệu quả này còn khiêm tốn nhưng tác động của nó (độ lớn của hiệu quả) trên toàn bộ nước Mỹ vẫn rất lớn.

Thông tin của bệnh nhân khi dùng miếng dán Nicotin

Sự chuẩn bị: Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc trước khi bắt đầu dùng miếng dán nicotin và được theo dõi trong chương trình bỏ hút thuốc lá dưới sự chăm sóc của một bác sỹ.

Liếu lượng: Tất cả các hãng sản xuất miếng dán đều khuyến cáo liều điều trị khởi đầu được tiếp theo bằng một hoặc hai liều cai.Tất cả các nơi sản xuất đều khuyến cáo bắt đầu ở liều cao nhất có thể có , trừ khi áp dụng với bệnh nhân nhỏ (<45kg) và những người có tiền sử bị bệnh tim mạch.

Hướng dẫn cách dùng: Miếng dán được dùng 1 lần trong một ngày ở thân hoặc cánh tay sạch , khô, không có nhiều lông. Nên dùng nhắc lại ở vùng khác để bảo vệ túi của nó tránh bay hơi mất nicotin. Các vị trí dán không nên dùng lại ít nhất 1 tuần để tránh bị kích ứng da. Trong tất cả các ngày điều trị nên di chuyển miếng dán sau 24 giờ, và dùng một miếng dán mới ở nơi khác. Trong 16 giờ nên dùng miếng dán khi thức dậy và thay đổi khi đi ngủ.

Thời gian điều trị: Phụ thuộc vào từng loại miếng dán. Thời gian điều trị khuyến cáo từ 10 đến 16 tuần.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ hay gặp nhất của miếng dán nicotin thường ngứa nhẹ thoáng qua (15-60 phút) hoặc bỏng sau khi dán. Ban đỏ, thỉnh thoảng kèm theo phù, thường xảy ra ở nơi dán. Các tác dụng phụ khác gồm đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngủ gà, ác mộng, đau cơ, đau bụng, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, và lo lắng.

Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng miếng dán nicotin khi có loạn nhịp tim nặng, đau thắt ngực nặng, mới bị nhồi máu cơ tim, dị ứng với nicotin và phụ nữ có thai. Nên thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân có loét dạ dày hoạt động, suy thận nặng, đang tăng huyết áp, cường giáp, u tế bào ưa crôm, hoặc đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Được phép trích của Glynn và Manley (16). Public Domain

Thông tin của bệnh nhân khi dùng gôm nicotin

Sự chuẩn bị: Bệnh nhân nên ngừng hút thuốc trước khi bắt đầu dùng gôm nicotin và được theo dõi trong chương trình bỏ hút thuốc lá dưới sự chăm sóc của một bác sỹ.

Liều lượng: Bệnh nhân có thể dùng một mẩu gôm bất cứ khi nào họ muốn hút thuốc nhưng không quá 30 miếng gôm 2mg trong một ngày. Đối với những bệnh nhân có vấn đề như là một nhu cầu thì phương pháp dùng liều cố định sẽ thích hợp hơn ( khoảng 1 miếng trong vòng 60-90 phút). Trong lần thăm khám đầu tiên bệnh nhân phải được kê ít nhất hai hộp (192 miếng) 2mg gôm. Vấn đề hay gặp nhất là bệnh nhân dùng miếng gôm quá ít trong một vài ngày đầu sau khi ngừng hút thuốc và sẽ hút thuốc lại do thiếu nicotin.

Hướng dẫn cách dừng: Mỗi miếng gôm nicotin chỉ được nhai chậm và gián đoạn trong 30 phút. Nếu nhai nhanh có thể giải phóng nicotin quá nhanh và làm giảm tác dụng của miếng gôm. Mỗi một miếng gôm chỉ được nhai đến khi nó mềm hoặc chỉ đến khi nó có vị hoặc là giảm cảm giác đau nhói do tiết nicotin. Nó có thể bị dính khi tiếp xúc với niêm mạc miệng do vậy nicotin được hấp thu và nhai lại chậm trong vài phút để giải phóng nhiều nicotin hơn.

Thời gian điều trị: Thời gian cần thiết phụ thuộc vào những lần thăm khám tiếp theo của bác sỹ. Liều lượng của gôm nicotin cần phải giảm dần sau khoảng 3 tháng. Không nên dùng gôm nicotin trên 6 tháng.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của gôm nicotin có thể là đau hàm, kích thích miệng, ợ nóng, buồn nôn, đau họng, và đánh trống ngực.

Chống chỉ định: Chống chỉ định dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực nặng, mới bị nhồi máu cơ tim, có loạn nhịp tim nặng đe doạ đến sự sống , phụ nữ có thai, người cần chăm sóc hộ lý và không có khả năng nhai.

Bài trướcCác xu hướng trong tương lai của Bác sĩ gia đình
Bài tiếp theoLối sống ít vận động và tập thể dục ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.