Tổn thương do lạnh thường gặp nhiều ở các nghề phải tiếp xúc với lạnh, các hoạt động thể thao mùa đông, dã ngoại ngoài trời và các hoạt động của quân đội trong mùa đông. Các đối tượng dễ bị tổn thương do lạnh là người uống rượu, người có tuổi, người tàn tật, binh lính trong chiến trường, người bị đái tháo đường, bị bệnh tim mạch. Các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc tim mạch và tâm thần sẽ làm giảm khả năng chịu lạnh. Uống rượu cũng làm tăng khả năng mất nhiệt của cơ thể do hiện tượng giãn mạch.

Các dấu hiệu sớm báo trước là rét run, mất sự phối hợp động tác, lịm đi cần được chú ý phát hiện để ngăn ngừa sự tiến triển sang mức độ nặng hơn. Mặc quần áo nhiều lớp, thay quần áo bị ẩm ướt>uông nước nóng và che chắn kín gió là những biện pháp ngăn ngừa rất có hiệu quả.

Thể trạng tốt, thích nghi với điều kiện làm việc ở nơi có độ cao so với mặt biển, thời tiết lạnh rất quan trọng, đặc biệt là đối với công nhân ngành khai thác gỗ và ngành mỏ. Việc thích nghi với nơi có độ cao so với mặt biển ở những người có tuổi, người đang sử dụng các thuốc tim mạch, thuốc hạ huyết áp lại càng đặc biệt quan trọng.

Hạ thân nhiệt

Sinh lý bệnh học

Chuyển hoá là nguồn nhiệt của cơ thể trong môi trường lạnh. Hơi ẩm và mồ hôi làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể thông qua cơ chế bay hơi và đối lưu. Khi nhiệt độ không khí là 18,3°c (65,0°F) và nhiệt độ nước là 22,2°c (72°F) thì nhiệt độ trung tâm của cơ thể có thể giảm xuống dưới 35°c (95°F). Duy trì nhiệt độ trung tâm ổn định là nguyên tắc quan trọng trong ngăn ngừa và điều trị hạ thân nhiệt.

Biểu hiện lâm sàng

Điển hình, bệnh nhân thường có tiền sử tiếp xúc với môi trường lạnh, mặc quần áo không đủ ấm, sẵn có bệnh, sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc. Triệu chứng sớm bao gồm uể oải, nói nhịu, giảm sự phối hợp động tác, yếu ớt, và ngủ lịm. Da bệnh nhân có thể biểu hiện khô và lạnh.

Triệu chứng muộn bao gồm ngủ lịm, sững sờ, bất tỉnh và giảm các phản xạ. Mạch bệnh nhân có thế yếu hoặc không bắt được, huyết áp tụt, nhịp thở chậm, đo nhiệt độ trực tràng hoặc dưới lưỡi có thể giảm xuống 25- 35°c (77-95°F).Các xét nghiệm công thức máu, sinh hoá, tuyến giáp, khí máu động mạch, điện tim (sóng J ở phức hợp QRS-ST), chụp X quang lồng ngực có thể cho thấy những biểu hiện loạn nhịp thở, mất nước hoặc viêm phổi.

Điều trị

Để cơ thể bệnh nhân được ấm lại, có thể sử dụng các biện pháp như dùng chăn điện, túi ngủ, lò sưởi hoặc đá hơ nóng bọc trong các túi ngủ. sử dụng nước hoa quả ấm (không nóng) cho bệnh nhân uống từ từ để cơ thể ấm dần lên và làm khô quần áo có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân cần được làm ấm dần lên trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ để tránh bị sôc trong quá trình làm ấm lại cơ thể. Việc bù nước và điều chỉnh mất cân bằng kiềm toan và điện giải phải được tiến hành đồng thời với quá trình làm ấm lại cơ thể. Nếu có điều kiện thì cho bệnh nhân thở oxy>ủ ấm cũng có thể có hiệu quả. Trong những trường hợp nặng có thể sử dụng phương pháp thẩm tách màng bụng bằng dung dịch Ringer lactat để ấm 43°c với tốc độ truyền 10 đến 12 L/giờ. Nếu sử dụng biện pháp tắm nước ấm thì nhiệt độ nên duy trì ở 40 đến 42°c.

Tê cóng do lạnh

Sinh lý bệnh học

Khi nhiệt độ hạ xuống từ từ sẽ gây ra hiện tượng tạo thành các hạt tinh thể ở các chi, tai và mũi. Ở 15°c, các tế bào bị phá huỷ do hiện tượng huyết khối và thiếu máu cục bộ. 0 -3°c các tế bào bị đông cứng lại.

Biểu hiện lâm sàng

Ở mức độ trung bình, tổn thương biểu hiện bằng tê cóng, kim châm và ngứa trên da. Những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như dị cảm, lạnh cứng và phù mầu trắng xanh.

Chẩn đoán phân biệt

Tê cóng do lạnh có thể rất giống với bệnh ngón tay trắng do tiếp xúc với rung động gây ra (thường gặp trong các ngành công nghiệp xây dựng) và hiện tượng Raynaud.

Điều trị

Thay găng tay và chụp tai bị ẩm, sử dụng găng và chụp tai ấm và khô sẽ làm tăng nhanh khả năng phục hồi. Có thể kết hợp với biện pháp làm ấm tay chân bằng cách áp các chi vào vị trí da ấm hay quần áo ấm nhưng cần tránh không được xoa bóp các chi. Những trường hợp nặng, thầy thuốc cần phải quyết định xem có nên làm đông cứng trở lại trước khi làm ấm lên không, bởi vì quá trình đông cứng và tan ra nhanh sẽ có thể làm vỡ nhiều tế bào và làm cho tổn thương rộng hơn. Có thể làm ấm tăng dần lên bằng cách nhúng các chi vào nước ấm 40-42°C cho đến khi hết đông cứng (quá trình này sẽ làm bệnh nhân rất đau) và để cho các chi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Trong những trường hợp cần thiết có thể phải tiến hành phẫu thuật cắt cụt chi và cấy ghép.

Cước

Sinh lý bệnh học

Tiếp xúc kéo dài với lạnh và khô sẽ làm các mao quản bị vỡ và thoát dịch.

Biểu hiện lâm sàng

Thông thường có các tổn thương đỏ và ngứa trên da kết hợp phù nề và có thể tiến triển dần thành các vết loét và thành sẹo.

Điều trị

Nâng cao chi, nhẹ nhàng làm ấm trở lại và vào phòng có nhiệt độ ấm thường sẽ làm cho chức năng của các mao quản được phục hồi. Chống chỉ định xoa bóp trên da.

Tổn thương bàn chân do dầm nước (chứng bợt da chân)

Sinh lý bệnh học

Ngâm bàn chân trong nước lạnh kéo dài sẽ làm vỡ các mao mạch và gây thiếu máu cục bộ.

Chẩn đoán

Trong giai đoạn thiếu máu cục bộ (ngay khi tiếp xúc với lạnh), bàn chân lạnh, sưng phồng, bóng như sáp. Giai đoạn sung huyết tiếp theo, sau khi tiếp xúc 2 đến 3 ngày, có biểu hiện bàn chân đau, sUng to, đỏ sẫm, có các phỏng nước, viêm mạch bạch huyết, và bầm máu. Giai đoạn sau sung huyết (sau 10 đến 30 ngày) có biểu hiện dị cảm, nhậy cảm với lạnh và tăng giữ nước. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện của viêm mô tế bào, hoại thư, viêm tĩnh mạch huyết khối.

Điều trị

Bệnh nhân phải được lau khô và làm ấm lên từ từ, đồng thời cần phải chú ý tối tình trạng dinh dưỡng chung của bệnh nhân. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì điều trị sẽ rất khó khăn, nếu nhiễm nấm thì điều trị có thể sẽ kéo dài.

Bài trướcCác bệnh tổn thương do nhiệt (Mệt lả do nhiệt, Say nóng)
Bài tiếp theoTổn thương do bức xạ ion hoá

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.