Các bệnh nhân được ghép tạng rất nhạy cảm với vi khuẩn và dễ bị vãng khuẩn huyết bởi họ sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, họ bị giảm bạch cầu hạt, và luôn có các vi khuẩn đề kháng cư trú. Các bệnh nhân giảm bạch cầu hạt dễ nhiễm Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis. Các bệnh nhân HIV(+), đặc biệt là những người có CD4 thấp, dễ nhiễm nhiều loại vi sinh thường gặp và không thường gặp bao gồm đơn bào, virus, nấm và các vi khuẩn không điển hình. Các biện pháp tiêm chủng và dự phòng nhằm làm giảm các biến chứng nhiễm các vi sinh vật này hiện đã có; và khi nhiễm khuẩn xuất hiện thì liệu pháp kháng sinh mạnh là bắt buộc, và nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm để tránh các biến chứng như vãng khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết.

Các bệnh nhân sau cắt lách và bệnh nhân người lớn mắc bệnh hồng cầu liềm có nguy cơ cao nhiễm các vi khuẩn có vỏ. cần chỉ định tiêm phòng các vi khuẩn này. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh hồng cầu liềm cũng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não trong vòng 5 năm đầu của cuộc đời. Tỷ lệ tấn công của s.pneumoniae và H.influenzae là từ 15% đến 30%. Khi nhiễm khuẩn huyết xảy ra, tỷ lệ tử vong là 30% đến 50%.

DỰ PHÒNG

Tỷ lệ mắc vãng khuẩn huyết và nhiễm khuẩn huyết cao hơn ở các bệnh nhân nặng được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch so với các bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường ruột (20,21). Vãng khuẩn huyết do các catheter tĩnh mạch vẫn là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân mọi lứa tuổi. Việc áp dụng các quy tắc vô trùng nghiêm ngặt khi thay các đường truyền (dùng khẩu trang, găng, mũ, áo và săng vô khuẩn) làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng do catheter rõ rệt so với việc chỉ dùng hạn chế các dụng cụ vô khuẩn (chỉ sử dụng săng và găng). Khuyến khích tiêm phòng vaccin chống lại một số vi khuẩn cụ thể như s.pneumoniae (Pneumovax) và H.influenzae (HiB) sẽ giúp phòng nhiễm khuẩn và vãng khuẩn huyết. Một nghiên cứu về vãng khuẩn huyết do s.pneumoniae cho thấy 89,8% các vi khuẩn phân lập được nằm trong số 23 typ huyết thanh của vaccin polysaccharid chống phế cầu. Người ta cũng thấy rằng dùng kháng sinh trước đẻ cho các bà mẹ bị viêm màng Ối hoặc mang các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn khác cũng làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh.

Khám răng và điều trị loại bỏ các nguồn nhiễm khuẩn răng miệng có thể gây vãng khuẩn huyết được chỉ định cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Sử dụng các miếng áp chứa vancomycin 3 lần/ngày khi chăm sóc miệng đã cho kết quả làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết do liên cầu a tan huyết ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị hoá trị liệu ức chế tuỷ.

Bài trướcNhiễm khuẩn huyết ở nhũ nhi và trẻ em
Bài tiếp theoToxoplasma gondii là gì và điều trị Bệnh do toxoplasma

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.