Vết cắn của động vật có vú chủ yếu do chó và mèo. Trẻ em hay bị chó cắn nhất. Đa số chó cắn là chó quen của nạn nhân và rất thân thiện với chủ trong hoàn cảnh xảy ra cắn. Các vết thương do mèo cào có xu hướng hay bị ở bàn tay và chỉ trên.

Biểu hiện lâm sàng

Vết cắn rõ rệt của chó có biểu hiện chính là rách thường kèm sầy hoặc toác mô. Các vết cắn chủ yếu là ở các chi, đầu và cổ. Chó cắn trẻ em có thể xuyên thủng hộp sọ. Vì có răng nhọn như kim nên vết cắn của mèo và loài gặm nhấm thường là vết thương xuyên, chủ yếu là ở gân hoặc khoang khớp. Rất phong phú các vi sinh vật cư trú ở mồm các động vật nói trên. Do đó các vết cắn thực sự có nguy cơ bị nhiễm trùng, vết cắn của người chủ yếu là do mâu thuẫn hoặc va chạm trong thể thao. Nguy cơ nghiêm trọng nhất do vết cắn của người là tổn thương “kiểu nghiến chặt hàm “. Tổn thương này xảy ra khi nạn nhân bị đối thủ tấn công bằng cách cắn nghiến chặt hàm răng gây rách. Vi sinh vật xâm nhập vào mô sâu bên dưới gây nhiễm trùng phá huỷ

Chẩn đoán

Các vết cắn được khám tìm các dị vật và mô chết, cần chụp X quang nếu nghi bị gãy xương hoặc có dị vật lưu lại. Ghi chép vào hồ sơ các thông tin về vị trí, mức độ sâu và hoàn cảnh bị cắn cùng với mô tả tổn thương

Tổn thương kiểu nghiến chặt hàm cần được khám sau khi tả lại vị trí của tay tại lúc bị cắn. Nếu không sẽ có thể không đánh giá hết sự xuyên sâu của vết thương vào mô ở bàn tay.

Xử trí

Phải rửa tưới nhiều bằng nước muối vô trùng cho tất cả vết cắn của động vật có vú. Ống lòng số 19 hoặc kim lớn được nối với bơm tiêm để tạo dòng bơm áp lực cao. cần thận trọng gắp bỏ những mô chết. xử trí tiếp theo tuỳ thuộc loại vết thương cóít hay nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Được thống nhất coi là vết cắn có nguy cơ cao khi bị ở bàn tay hoặc bàn chân, tổn thương đã quá 6 đến 12 giờ, vết thương đâm sâu, vết thương trầy giập, vết người cắn, vết mèo cào và vết cắn ở người cao tuổi hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Các vết cắn liên quan cấu trúc sâu như xương, khớp hoặc gân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Những người bị cắn có nguy cơ cao cần được làm sạch vết thương, băng bó và khám lại sau 72 giờ để cân nhắc việc khâu lại. Nên cho dùng kháng sinh dự phòng. Trên thực tế, nhiều vết cắn không được coi là vết cắn “nguy cơ cao” thì có thể được chỉnh sửa ngay nếu quan tâm nhiều đến chức năng hoặc thẩm mỹ. Những vết cắn đến khám muộn, sâu và vết cắn ở bàn tay không bao giờ được khâu ngay. vết cắn sâu ở bàn tay phải được xử lý ngoại khoa cắt bỏ mô chết, băng bó cố định ở tư thế chức năng và nâng cao lên. Những vết thương này đòi hỏi phải điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch. Các vết cắn ít nguy cơ có thể được khâu ngay; không cần dùng kháng sinh dự phòng. Không cần cấy từ vết thương không nhiễm khuẩn.

Vết người cắn có thể lây truyền virus viêm gan B và c cũng như virus herpes simplex. Có thể dự phòng viêm gan B bằng dùng globulin miễn dịch đối với viêm gan B (HBIg) liều 0,06 ml/kg và bằng vaccin viêm gan B. Nguy cơ lây truyền virus gây suy giảm miễn dịch người (HIV) bằng đường này được coi là thấp. cần xem xét tiêm chủng vaccin dại và uốn ván.

Kháng sinh dự phòng

Người bệnh có vết thương nguy cơ cao cần được nhận đợt kháng sinh dự phòng trong 3 đến 5 ngày. Amoxicillin – clavulanat (Augmentin) 500mg dùng 3 lần/ngày là thuốc dự phòng tốt cho vết cắn của người và súc vật. Phổ tác dụng của thuốc gồm Pasteurella multocida, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), liên cầu khuẩn, Eikenella corrodens và vi khuẩn kỵ khí ở miệng tiết p – lactamase. Người bệnh dị ứng penecillin có thể dùng cefuroxim 500mg 3 lần/ngày hoặc doxycyclin 100mg 2 lần/ngày.

Bệnh dại

Bệnh dại là tình trạng luôn nguy hiểm chết người. Do đó cần theo dõi chặt chẽ về bệnh này sau khi bị động vật có vú cắn. Dơi và các động vật có vú hoang dã hiện nay là nguồn gốc chủ yếu gây bệnh dại ở Hoa Kỳ. Đánh giá nguy cơ gồm khai thác kỹ bệnh sử và khám lâm sàng, vết răng hay vết móng vuốt của động vật bị bệnh làm rách da hoặc tiếp xúc với nước bọt lên niêm mạc hay da bị rách là chỗ phơi nhiễm. Quyết định có tiêm phòng không là dựa vào việc theo dõi tình trạng và loài động vật đã cắn. Nhìn chung, dơi, chồn hôi, gấu trúc Mỹ, chuột chũi, cáo và các loài động vật ăn thịt hoang dã khác cần được coi là bị dại và nếu bị cắn phải được miễn dịch dự phòng. Nếu bắt được động vật, phải giết ngay bảo quản lạnh đầu của nó để gửi đến phòng xét nghiệm có đủ điều kiện làm xét nghiệm huỳnh quang tìm kháng nguyên. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính thì có thể ngừng đợt tiêm phòng.

Chó hoặc mèo nuôi bể ngoài khoẻ mạnh có thể giữ lại và theo dõi trong 10 ngày. Nếu nó không có triệu chứng bệnh thì có thể không phải tiêm phòng. Với các loại phơi nhiễm với cả động vật hoang dã lẫn động vật nuôi đều cần được xử trí theo hướng dẫn của y tế khu vực.

Cần rửa vết thương ngay để giảm sự nhiễm virus. Rửa xối vết thương bằng xà phòng và nước. Nếu cần thiết thì chưa khâu vết thương. Liều globulin miễn dịch bệnh dại người (HRIg) cho cả người lớn và trẻ em là liều duy nhất 20 đv/kg trọng lượng cơ thể. Không dùng quá liều này vì kháng thể thụ động có thể phản ứng chéo với vaccin. Nếu có thể thì một nửa liều tiêm quanh vết thương, nửa còn lại tiêm bắp ở mông. Tiêm chủng tạo miễn dịch chủ động là loại vaccin tế bào lưỡng bội người (human diploid cell vaccine – HDCV) hoặc vaccin hấp phụ bệnh dại (rabies vaccine adsorbed-RVA), tiêm cùng lúc với globurin miễn dịch bệnh dại (HRIg) sau đó nhắc lại liều vào các ngày thứ 3 – 7 – 14 và 28. Vaccin chủ động được tiêm ở bắp cánh tay. ở trẻ nhỏ tiêm vào bắp đùi.

Dự phòng

Nên nhấn mạnh vai trò của truyền thông giáo dục cách dự phòng các tổn thương này. Vết chó cắn được báo cáo là loại nguyên nhân đứng thứ 12 gây tổn thương không gây chết người ở Mỹ. Những tình huống có thể gây nguy hiểm được báo cáo gồm đột ngột tiếp cận với chó khi đến vùng chó ở, đánh thức chó ngủ, làm nó sợ hoặc đùa quá mức với chó làm nó bị kích động. Chó đực và chó dữ hay cắn hơn.

Vấn đề gia đình và cộng đồng

Hầu hết những trường hợp chó cắn là đề phòng được. Khuyên cha mẹ không được để mặc cho con mình chơi với chó và nên dạy trẻ không được tiếp cận với chó lạ. Cũng cần nhắc nhở trẻ cảnh giác với những động vật lạ hoặc không quen. Cũng nên dạy trẻ cách nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của động vật nuôi quen thân và không được trêu chọc chúng khi chúng có những biểu hiện này.

Bài trướcChấn thương thính giác (do tiếng ồn) và điều trị
Bài tiếp theoNhện đốt – Biểu hiện, chẩn đoán và xử trí chống nọc độc nhện

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.