Phần này tập trung vào nhận biết và xử trí những nhiễm vi khuẩn trong đẻ của dịch ối và màng ối trước lúc đủ tháng và đủ tháng.

Viêm màng ối – màng đệm trước lúc đủ tháng

Có tới 13% bệnh nhân chuyển dạ trước lúc đủ tháng có nhiễm khuẩn ối khi nuôi cấy dịch chọc Ối. Trong số những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, 85% không có triệu chứng đã làm cho việc chẩn đoán tình trạng này khó khăn.

Trong những nhiễm khuẩn này phần lớn là những quần thể vi khuẩn của âm đạo ví dụ vi khuẩn ái khí (liên cầu nhóm B, cầu khuẩn ruột và Escherichia coli, những vi khuẩn yếm khí (Peptococcus, Clostridium, Bacteroid) và những tác nhân không điển hình (Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, Chlamydia). Nhiễm khuẩn đã tác động xấu đến trẻ sơ sinh non tháng làm tăng tình hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong khi so với nhiễm khuẩn ở nhóm trẻ đẻ đủ tháng.

Chẩn đoán

Những nhà lâm sàng luôn luôn phải nghi ngờ viêm màng ối- màng đệm ở những bệnh nhân đến khám vì chuyển dạ trước lúc đủ tháng. Nếu không làm ngừng được chuyển dạ một cách dễ dàng bằng truyền dịch cho người mẹ hoặc những thuốc làm mất cơn co, thì có thể dùng chọc ối để chẩn đoán về sự hiện diện của nhiễm khuẩn khoang ối mà không có triệu chứng. Những dấu hiệu và triệu chứng muộn của viêm màng ối – màng đệm trước lúc đủ tháng bao gồm mẹ bị bị sốt, nhậy cảm đau ở tử cung, bạch cầu tăng và nhịp tim nhanh của thai.

Điều trị

Nếu viêm màng ối – màng đệm trước lúc đủ tháng đã được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng hoặc vi sinh học, thì phải để cho chuyển dạ tiến triển. Người ta khuyên nhanh chóng sử dụng những kháng sinh phổ rộng, thường là ampicillin, liều lớn 2g tiêm tĩnh mạch, tiếp theo là lg 6 giờ một lần và gentamicin 120 đến 140mg, liều tiếp theo là 1đến 1,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch 8 giờ một lần.

Nếu là vi khuẩn yếm khí thì khi cần thiết có thể dùng clindamycin 500 đến 750 mg 6 giờ một lần. Nếu có chỉ định điều trị bao vây một cách không điển hình để chống lại Ureaplasma hoặc Chlamydiathì sử dụng erythromycin lg tiêm tĩnh mạch, 6 giờ một lần.

Trường Đại học sản phụ khoa Mỹ khuyên sử dụng dự phòng ampicillin cho những bệnh nhân có chuyển dạ sớm nếu biết họ là người mang liên cầu nhóm B và xem xét điều trị theo kinh nghiệm nếu tình trạng mang vi khuẩn chưa được nhận biết.

Viêm màng ối – màng đệm lúc đủ tháng

Viêm màng ối – màng đệm lúc đủ tháng chiếm khoảng 1% của tất cả những trường hợp chuyển dạ đủ tháng. Những yếu tố sau thường kết hợp làm tăng tỷ lệ mới mắc tình trạng nhiễm khuẩn này: sự tạo khuẩn lạc của lậu cầu hoặc liên cầu nhóm B, chuyển dạ kéo dài với vỡ màng ối, và thăm khám âm đạo nhiều lần. Những tác nhân vi sinh đều có khả năng gây nhiễm khuẩn như nhau. Tình trạng này đã làm tăng tỷ lệ đẻ khó và nhu cầu sử dụng oxytocin. Viêm màng ối- màng đệm đã làm tăng tỷ lệ viêm nội mạc tử cung sau đẻ, đặc biệt là những trường hợp cần thiết phải can thiệp bằng mổ lấy thai.

Chẩn doán

Viêm màng ối-màng đệm vào lúc đủ tháng thường biểu hiện bằng một hoặc nhiều các triệu chứng và dấu hiệu đã nêu. Trong đó sót của người mẹ là yếu tố quan trọng nhất để chẩn đoán. Tăng bạch cầu của mẹ thường gặp trong lúc chuyển dạ, công thức bạch cầu chuyển trái là những chỉ điểm nhạy bén về nhiễm khuẩn của người mẹ nhưng không đặc hiệu cho viêm màng ối-màng đệm.

Điều trị

Có bằng chứng từ thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng rằng điều trị viêm màng ối – màng đệm trong lúc chuyển dạ liên quan với tỷ lệ tử vong chu sản ít hơn so với trì hoãn điều trị cho tới sau khi đẻ. Những chế độ điều trị thì tương tự như những chế độ được mô tả trong mục xử trí ở thời kỳ trước lúc đủ tháng. Cũng rõ ràng rằng điều trị trong lúc đẻ cho những người được biết là mang liên cầu khuẩn nhóm B đã làm giảm nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi sơ sinh.

Trường Đại học sản phụ khoa Mỹ đã khuyên điều trị cho những người nghi ngờ là mang liên cầu khuẩn nhóm B với những yếu tố nguy cơ sau đây vào lúc đủ tháng: luôn luôn đi kèm với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là vỡ màng ối kéo dài (>18 giờ) và người mẹ sốt trong lúc chuyển dạ. Điều trị ampicillin liều cao (2g tiêm tĩnh mạch một lần, tiếp theo là lg 6 giờ một lần) hoặc penicillin G (5 triệu đơn vị 6 giờ một lần) cho tới khi đẻ. Có thể dùng clindamycin hoặc erythromycin cho những bệnh nhân dị ứng với penicillin.

Bài trướcTheo dõi thai nhi trong cuộc đẻ
Bài tiếp theoNhững biến chứng chảy máu trong lúc chuyển dạ và xử trí

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.