Chứng Ợ nóng hoặc viêm thực quản trào ngược gây đặc trưng bằng cảm giác khó chịu, nóng bỏng vùng thượng vị hoặc sau xương ức, thường tác động xấu tới phụ nữ vào lúc cuối thời kỳ thai nghén. Bệnh này là hậu quả của sự trào ngược những chất tiết của dạ dày do ảnh hưởng cơ học của tử cung đang to ra và ảnh hưởng của progesteron đã làm giảm trương lực co thắt thực quản phía dưới. Sự trào ngược này nặng lên do tăng áp lực bên trong ổ bụng, do những bữa ăn thịnh soạn và tư thế nằm.

Mang thai bị viêm dạ dày có đáng ngại
Mang thai bị viêm dạ dày có đáng ngại

Điều trị là tránh những yếu tố làm nặng bệnh, ăn nhiều bữa nhỏ và nâng cao đầu giường. Những thuốc kháng acid như magnesi và nhôm dùng 1 đến 3 giờ sau những bữa ăn và vào giờ đi ngủ là có ích và an toàn chừng nào mà chức năng thận của người mẹ bình thường. Sucralfat có thể làm giảm nhẹ những triệu chứng nhưng đã không được nghiên cứu rộng rãi vào lúc có thai. Chỉ nên sử dụng những thuốc đôi kháng với thụ thể (receptor) của histamin 2 khi có những triệu chứng nặng và không đáp ứng với liệu pháp bảo tồn.

Sự có thai tỏ ra không ảnh hưởng đến tỷ lệ mới mắc bệnh loét đường tiêu hoá . Đau điển hình của bệnh loét đường tiêu hoá được mô tả như sự gặm nhấm (ăn mòn) hoặc rát bỏng thường xuất hiện khoảng 30 phút sau bữa ăn ở những bệnh nhân bị loét dạ dày và từ 90 phút đến 3 giờ sau khi ăn ở những bệnh nhân bị loét tá tràng. Một nét đặc biệt là đau khu trú ở giữa vùng thượng vị. Khám thực thể thì không có gì đáng chú ý trừ nhậy cảm đau ở bụng không đặc trưng, và trừ phi đang có chảy máu cấp, những xét nghiệm thì bình thường. Chảy máu nhiều có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt và khó phân biệt được với thiếu máu do dinh dưỡng kém.

Điều trị bệnh loét đường tiêu hoá ở phụ nữ có thai thì tương tự như điều trị những bệnh nhân không có thai, bao gồm chế độ ăn, những thuốc kháng acid và có thể cả sucralfat. Như đối với trào ngược, nên sử dụng những tác nhân chẹn H2 trong lúc có thai đối với những loét đã được xác nhận bằng nội soi cho những trường hợp không đáp ứng với những thuốc kháng acid, chế độ ăn và sucralfat. Prilosec được xếp loại như thuốc thuộc loại c, vì không có công trình nào hiện có chứng minh được sự an toàn của thuốc này trong lúc có thai. Không có sự nhất trí về việc sàng lọc và điều trị cho Helicobacter pylori và bệnh loét đường tiêu hoá trong lúc có thai và cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để có được những kết luận.

Bài trướcTăng huyết áp mạn tính khi mang thai
Bài tiếp theoNhững bệnh lý về da khi phụ nữ mang bầu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.