Nó nằm trong âm đạo, ở khoảng giữa của xương mu cuối xương chậu và đường nối cổ tử cung, gần cổ bàng quang.

Năm 1983, Whipple và Perry đã phát hiện ra rằng, trước thành âm đạo có một khu vực riêng biệt, rất nhạy cảm với áp lực sâu. Trong nghiên cứu của họ, hơn 400 phụ nữ đã tham gia thí nghiệm, và không có một người nào không tồn tại khu vực nhạy cảm với áp lực sâu ấy. Thế là, người ta lấy chữ cái đầu tiên “G” – tên của vị bác sỹ phụ sản người Đức Grafenberg – người đầu tiên giới thiệu về vùng nhạy cảm này đặt tên cho nó. Khu vực đặc biệt đó, vì thế mà được gọi là điểm “G”.

Whipple và Perry còn phát hiện ra khi liên tục kích thích điểm G thì còn có thể làm cho nhiều phụ nữ tiết ra tinh dịch như nam giới, và nhịp nhàng tiết ra không ít những dịch thể từ niệu đạo, điều này hiển nhiên không thể là một quá trình tự nhiên được. Năm 1944, Grafenberg hợp tác cùng với Dickens và lần đầu tiên miêu tả về khu vực nhạy cảm tình dục này. Năm 1950 tạp chí tình dục học quốc tế đã trình bày cụ thể hơn về khu vực nhạy cảm này.

Ông viết một cách tỉ mỉ rằng “Trước thành âm đạo, men theo đường tiết niệu có thể tìm thấy một khu vực kích thích tình dục, điểm nhạy cảm này dường như làm cương cứng những cơ quan tổ chứcquanh nó…và trong quá trình kích thích tình dục, niệu đạo nữ giới bắt đầu giãn ra, mọi người có thể cảm nhận rõ ràng được khu vực này sẽ to lên, thậm chí còn nổi bật lên trong âm đạo. Khi cao trào lên đỉnh điểm, nó sẽ phồng lên to nhất và nhô ra ngoài, sau khi cao trào qua đi, nó sẽ khôi phục kích thước như cũ”.

Năm 1978, Seyfried và Bennet đã phát triển nghiên cứu này. Họ khẳng định rằng, ở nữ giới chính xác là có tồn tại một kết cấu bao quanh hoặc là bên cạnh niệu đạo có thể phồng lên khi bị kích thích tình dục.

Năm 1983, Ladesi, Whipple và Perry cùng nhau xuất bản tại Mỹ cuốn sách nổi tiếng “Điểm G và những phát hiện mới về hành vi tình dục của con người”, ghi lại những giải phẫu và sinh lý, thành quả nghiên cứu của hiện trạng và lịch sử có liên quan đến điểm G, và cuốn sách đã gây nên một sự náo động trong giới tình dục học, giới y học và toàn xã hội.

Họ phát hiện điểm G nằm giữa 11 giờ báo thức đến 13 giờ báo thức, phạm vi kích thước của nó là 2 – 4 cm, độ cứng lúc thường và lúc giãn nở là tương tự nhau.

Nghiên cứu tử thi cho thấy khu vực điểm G thực tế tồn tại mở đầu ở các tổ chức tuyến thể của niệu đạo.

Sau khi thảo luận về điểm G trên đài truyền hình Mỹ, có đến hơn 5.000 bức thư gửi tới chứng thực phát hiện này.

Điểm G nằm ở vị trí 1/3 trong âm đạo. Lý luận y học trước đó luôn nhấn mạnh thần kinh của âm đạo phân bố” chỉ giới hạn ở 1/3 đoạn ngoài âm đạo, còn ở 2/3 đoạn trong đầu mút thần kinh lại rất ít, tức là không nhạy cảm. Thế nhưng điểm G lại nằm ở vị trí 1/3 đoạn trong âm đạo, vậy tại sao điểm G lại có thể nhạy cảm đến như vậy? Có phải là điểm G tồn tại giống như khu vực mật độ đầu mút thần kinh dày đặc của thần kinh tuyến tiền liệt hay không?

Kích thước của điểm G ở mỗi cá nhân có sự khác biệt, thường thì bằng khoảng đồng tiền xu. Có báo cáo cho rằng: sau thời kỳ mãn kinh, điểm G của phụ nữ đa phần sẽ nhỏ đi. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa tiến hành sờ vuốt kích thích hai bên niệu đạo thành trước âm đạo có thể chứng minh sự tồn tại của điểm G. Nếu dùng ngón tay khác tăng áp lực ở phía trên xương mu của phần chậu thì có thể dễ dàng sờ thấy được điểm G. Phụ nữ ban đầu có cảm giác buồn đi tiểu, nhưng cảm giác này rất mau sẽ tan biến đồng thời chuyển sang cảm giác có hứng thú tình dục. Đối với những người đã tham gia thí nghiệm, đây là một cảm giác rất mới mẻ. Khi vừa kích thích vào điểm G, cục bộ bắt đầu lan rộng ra. Khi tiếp tục kích thích điểm G đó, thì nó sẽ trở nên bền vững như cao su vậy, sờ vào thấy giống hệt tổ chức tuyến tiền liệt. Nếu kích thích thêm chút nữa thì có thể làm cho phụ nữ đạt đến cao trào, cũng có những phụ nữ có thể tiết ra dịch thể từ niệu đạo, điều này được gọi là “xuất tinh ở nữ giới”, phụ nữ có thể xuất tinh chiếm khoảng 10% – 40%.

Rất nhiều bác sỹ, chuyên gia, đặc biệt là các bác sỹ lâm sàng phụ khoa đều thắc mắc vấn đề “Vì sao khi chúng tôi tiến hành kiểm tra phụ khoa lại không hề phát hiện ra cấu tạo này?”. Có người phản vấn rằng: Khi bác sỹ khoa tiết niệu tiến hành kiểm tra cơ quan sinh dục nam, có nhìn thấy âm đê của nam giới cương cứng hay không? Huống hồ điểm G của nữ giới chỉ khi bị kích thích mạnh mới trương phồng lên, và chỉ sau khi bị trương phồng ta mới có thể phát hiện ra nó. Khi kiểm tra phụ khoa thường thì điểm G không bị kích thích, vậy làm sao chúng ta có thể tìm thấy nó được?

Bài trướcXuất tinh ra máu – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh
Bài tiếp theoPhụ nữ có tuyến tiền liệt hay không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.