Trẻ nhỏ thích âm nhạc. Bé thích nghe nhạc và thích tạo ra âm thanh. Đối với bé, việc này rất thú vị. Người lớn có xu hướng quan trọng hóa hơn trẻ em trong việc sáng tác âm nhạc. Bạn không cần phải là ca sĩ hoặc vũ công mới biểu diễn được cho bé. Bé không quan tâm đến giai điệu có đúng không, lời có hay không hoặc giọng hát có hợp không. Bé chỉ quan tâm điều đó có làm bé vui không. Ngoài ra, bé còn học rất nhiều qua âm nhạc. Đây là một cách tuyệt vời để giúp bé phát triển những kỹ năng xã hội, thể chất và giao tiếp.

Âm nhạc giúp bé có những kỹ năng xã hội như thế nào?

Bé cảm thấy tự hào khi tạo ra được âm thanh làm cho bé thích thú hoặc làm cho người khác vui. Âm nhạc là một cách được chấp nhận về mặt xã hội để thực hiện điều này. Đó là một cách tốt nhất để biểu lộ cảm xúc. Dù cho bé vui, buồn, chán nản hoặc phấn khích, âm nhạc đều có thể giúp bé biểu lộ cảm xúc. Gõ thật mạnh vào mặt trống là cách tốt nhất để nói “Tôi điên lên rồi đấy!”. Ngậm miệng ngân nga những giai điệu quen thuộc có thể khiến bé dễ chịu. Trẻ học cách hợp tác khi trẻ cùng dùng chung nhạc cụ hoặc thay phiên nhau khi hát hay múa cùng nhau. Sự thân thiện phát triển khi bé biết lắng nghe hoặc hát theo bé khác. Âm nhạc giúp cho những kỹ năng thể chất của bé như thế nào?

âm nhạc giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt
âm nhạc giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt

Tập thể dục sẽ vui nhộn hơn khi có kèm theo tiếng nhạc. Mở những bản nhạc yêu thích khi bạn tập những bài thư giãn để cho bé tỉnh táo. Âm nhạc làm cho vận động trở nên thú vị hơn và có thể khích lệ con của bạn làm việc chăm chỉ hoặc lâu hơn. Leo lên cầu thang có thể là việc khó khăn đối với bé bị chậm phát triển về thể chất, nhưng dường như vui hơn khi bé vừa leo vừa nghe một bài hát. Bò khắp phòng trong khi còi thổi hoặc hồi trống vang rền có thể thôi thúc bé cố gắng hơn. Ngay cả múa cùng nhau cũng là một liệu pháp nếu trong đó có những động tác duỗi hoặc bài tập tư thế theo sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu.

Âm nhạc giúp cho những kỹ năng âm ngữ của bé như thế nào?

Bé thường rất thích quan sát gương mặt của cha mẹ, và âm nhạc làm cho cha mẹ và bé đều vui hơn. Ghi nhớ nơi cất nhạc cụ là một bài học hay về tính ngăn nắp. Bé có thể tự lấy nhạc cụ hoặc cần đến sự giúp đỡ của bạn. Bằng cách quan sát gương mặt, đoán trước trò chơi và đòi những vật gì đó, bé đang học cách giao tiếp thông qua những công việc ấy. Bạn có thể hát để mô tả những trải nghiệm hằng ngày- một bài hát ru để giải thích việc đi ngủ, bài khác để nói về thức dậy, tắm hoặc thay quần áo. Bạn có thể tự sáng tác ra những bài hát đơn giản để giúp con bạn phát triển về lời nói.

Ngoài ra, những âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy trong nhà tắm, tiếng chân trên cầu thang, tiếng kẽo kẹt của chiếc vòng tay cánh cửa, tiếng xào xạc của lá cây, tiếng chim hót, tiếng dế kêu là những âm thanh giúp bé tập nói.

âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,vận động khi trẻ nhún nhảy
âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,vận động khi trẻ nhún nhảy

Nên có những nhạc cụ nào?

Nhiều người tạo ra nhạc cụ của riêng mình. Họ có thể gõ bút chì lên bàn, hoặc gõ nhịp bằng móng tay trên bàn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng tạo ra âm thanh riêng của chúng. Chúng vò nhàu giấy và đập cái lúc lắc chỉ để nghe tiếng động. Đây có thể là tiếng ồn đối với người khác, nhưng đối với bé đó là âm nhạc.

Những nhạc cụ có thể đập, lắc và khua mà trẻ thường sử dụng là: lúc lắc, giấy nhám, khối để đập vào nhau, hạt để lắc trong hộp thiếc, trống, đàn phiến gỗ, chũm chọe, trống lục lạc, chuông.

Những đồ vật để làm nhà: giấy gói đồ đã được dùng, lá cây, quần áo, thú nhồi bông.

Những dụng cụ để thổi: còi, kèn.

Những đồ chơi âm nhạc khác: hộp âm nhạc, điện thoại di động, chuông cửa, tiếng vỗ tay, giậm chân, gõ ngón tay.

Bé không cần tất cả những nhạc cụ này; thế nên bạn chỉ cần chọn một số dụng cụ bé thích và phù hợp với nhu cầu và khả năng của bé mà thôi. Tất cả những dụng cụ phải đủ bền để không bị hư hỏng khi dùng mạnh tay.

Bất kể bạn hoặc con của bạn múa, hát, hoặc chơi nhạc cụ, hãy vui hết mình. Âm nhạc là để giải trí. Âm nhạc là những âm thanh dễ chịu. Hãy tìm loại nhạc cụ nào mà cả bạn và bé đều thích. Chia sẻ âm nhạc có thể là một phần quan trọng trong sự phát triển của bé.

Bài trướcĐánh giá sự phát triển bình thường ở trẻ em
Bài tiếp theoGiúp bé phát triển thông qua trò chơi

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.