Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là hệ thống những biểu tượng mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Đây là một cách để tiếp nhận và chuyển tải thông tin.

Ba hệ thống hoạt động cùng với nhau để tạo ra ngôn ngữ gồm:

Hệ thống đầu vào – gọi là ngôn ngữ tiếp nhận – nhận thông tin qua các cơ quan cảm giác.

Hệ thông đâu ra – nói, cử chỉ hoặc chữ viết.

Hệ thống biểu tượng, cho phép hai hệ thống đầu vào và đầu ra hoạt động cùng với nhau.

Ngôn ngữ tiếp nhận là gì?

Ngôn ngữ tiếp nhận là hệ thống đầu vào cùa ngôn ngữ. Đó là những gì chúng ta thây, -nghe và những thông tin chúng ta tiêp nhận. Hệ thống tiếp nhận là sự thấu hiểu ngôn ngữ.

Ngôn ngữ không cải thiện tùy thuộc vào tuổi tác đơn thuần – nó phát triển khi một kỹ năng giúp những kỹ năng kế tiếp. Ngay khi một kỹ năng đầu tiên phát triển, nó cho phép những kỹ năng khó hơn cũng được phát triển. Ngôn ngữ phát triển theo một cách tương tự như phát triển những kỹ năng vận động hoặc thể chất. Một giai đoạn phát triến sẽ dân đên giai đoạn tiêp theo. Kỹ năng của ngôn ngữ tiếp nhận bắt đầu từ khi trẻ sinh ra và mạnh dần theo mỗi giai đoạn phát triển.

Trình tự bình thường của ngôn ngữ tiếp nhận là gì ?

Trẻ sơ sinh đã có những đáp ứng với âm thanh. Tiếng ồn và những âm thanh đột ngột có thể khiến cho bé giật mình. Trong vòng vài tuần đầu sau khi sinh, bé có thể phân biệt giữa những âm thanh vui sướng và giận dữ. Điều này có thể thấy được khi bé thủ thỉ để đáp ứng với âm thanh vui vẻ.

Tiếp nhận thính giác – khi bé liên tường ý nghĩa với nguồn âm thanh – hiện giờ đang xuất hiện. Lúc 6 tháng tuổi, bé nhìn xung quanh để tìm nguồn âm thanh. Lúc 9 tháng tuổi, bé đáp ứng với từ “không”. Khi được 1 tuổi, bé có thể làm theo được những chỉ dẫn đơn giản.

Sau đây là một số điểm trong quy trình phát triển ngôn ngữ tiếp nhận:

Tháng thứ 1: Đáp ứng với âm thanh.

Tháng thứ 2: Mắt nhìn theo cử động.

  • Tháng thứ 3: Thủ thỉ để đáp lại âm thanh vui vẻ.

Tháng thứ 4: Quay đầu về phía có nguồn âm thanh.

Tháng thứ 5: Đáp ứng lại với tên của mình.

Tháng thứ 6: Nhận biết những từ như bố, mẹ và tạm biệt. Tháng thứ 7: Biểu hiện sự thích thú với âm thanh của sự vật. Tháng thứ 8: Nhận biết được tên của một số đồ vật phổ biến. Tháng thứ 9: Làm theo được những chì dẫn đơn giản (chẳng hạn như “Tìm trái banh”, “Đưa giúp mẹ trái banh”)

Tháng thứ 10: Hiểu được ý nghĩa của từ “không” và “dừng lạĩ’ Tháng thứ 11: Hiểu được những câu hỏi đơn giản (“Trái banh ở đâu?”)

Tháng thứ 12: Nhận biết tên của các đồ vật, người, thú nuôi và những động từ chỉ hành động khác.

Tháng thứ 13 – 18: Hiểu được một số từ mới mỗi tuần; nhận biết những tranh trong sách; nhận biết một số bộ phận cơ thể; nhận biết một số đồ vật thông thường.

Tháng thứ 19 – 24: Nhận biết nhiều đồ vật thông thường và tranh ảnh khi gọi tên. Hiểu được sự sở hữu (“Giày của mẹ ớ đẵu?”)\ làm theo nhiều chỉ dẫn đơn giản.

  • Tháng thứ 25 – 30: Hiểu được công dụng của đồ vật; hiểu được các giới từ (ở trong, ở trên, ra khỏi, ngoài, trên, dưới)-, hiểu được những câu hỏi đơn giản; hiểu được những đại từ (tôi, của tôi,…)

Tháng thứ 31 – 36: Lắng nghe những câu chuyện đơn giản, làm theo hai chỉ dẫn, hiểu được thứ tự lần lượt.

Tôi có thể giúp con tôi hiểu ngôn ngữ như thế nào?

Kích thích ngôn ngữ có thể là điều thú vị! Bạn có thể luyện ngôn ngữ cho bé thông qua những công việc hàng ngày, nhưng đừng bao giờ ép buộc nêu bé phản kháng. Hãy chọn thời gian lúc con của bạn háo hức muốn học nhất – thời gian tắm và kể chuyện là thời gian giao tiêp tự nhiên mà bé có thê phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Bạn không cần phải dành thời gian đặc biệt cho việc luyện ngôn ngữ cho bé; mỗi lần bạn kích thích ngôn ngữ trong hoạt động hàng ngày là bạn đã giúp bé học tập thêm về ngôn ngữ rồi. Chất lượng thời gian của bạn dành cho bé quan trọng hơn là số lượng.

Sau đây là một số việc mà bạn nên thử làm đối với bé:

Nói chuyện ngang hàng: Nói về những hoạt động của bé và của những người khác. Nói với con của bạn khi bé đang chơi, cưỡi xe, tắm, hoặc đang thực hiện những hoạt động ưa thích nào đó. Việc này giúp bé học tập một cách nhanh chóng bằng cách liên hệ những gì mà bé thấy, nghe, làm và cảm thấy với những từ để mô tả nó.

Mở rộng: Khi con của bạn nói hoặc chỉ vào đô vật, bạn hãy bảo bé băt chước âm thanh và sau đó cho bé biết tên của đồ vật đó.

Kiểm soát tốc độ nói và nhẩn mạnh của bạn: Hãy nói với tốc độ mà con của bạn có thể hiểu được. Bạn cần nói chậm hơn bình thường. Nhấn mạnh những từ mà bạn đang muốn dạy cho bé bằng cách nói to hơn, kéo dài hơn hoặc âm cao hơn. Có thể tạo ra âm thanh rõ ràng mà không cường điệu quá.

Nói dông dài: Mở rộng chủ đề nói bằng cách thêm vào những thông tin liên quan về bất cứ điều gì mà bé đang nói tới. Neu con của bạn chỉ vào con chó, bạn có thể nói về việc con chó thích gì hoặc ăn gì.

Hãy làm cho việc đối thoại trở nên thú vị!

Đừng hỏi bé quá nhiều câu hỏi! Bình luận về những hoạt động của bé, nói rõ ràng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hơn. Mặt khác, đừng khiến con của bạn bắt chước tất cả những từ mà bạn sử dụng. Sự kích thích ngôn ngữ nên vui vẻ, chứ không phải là một công việc nhàm chán.

 

Bài trướcChăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà bằng oresol
Bài tiếp theoChứng tử kỷ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.