THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA: CÁC BÀI THUỐC CHỮA KHÍ HƯ

 

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA
THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA

1- Bài thuốc của cụ Bùi Văn Long lượng viện huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA
THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA

Công thức : Lấy độ 200 g cây dâm bụt hoa trắng sách, băm nhỏ sao vàng sắc uống là khỏi. Uống độ 3 ấm là có  kết quả.

Kiêng kỵ: Các chất chua, cay, nóng.

Phản ứng : Không.

Kết quả : Chữa hàng trăm người khỏi.

BÌNH LUẬN

Chúng tôi cho rằng cây dâm bụt hoa trắng mà cụ Bùi Văn  Long nêu ra đây là cây hồng cần biết có hoa màu trắng hồng khác với cây dâm bụt hoa màu đỏ.

Dâm bụt hoa màu đỏ còn gọi là bông bụt (miền Nam thường gọi là bụp) tên khoa học là hibiscus rosa sinensis, là một cây nhỡ cao từ 1 đến 2 mét, lá đơn, mọc cách có lá kèm, phiến lá khía răng cưa, hoa to mọc đơn độc, màu đỏ. Dâm bụt này vị đăng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tivi sát trùng, tiêu viêm. Nhân dân thường dùng chữa xích và bạn ly, chữa xích bạch đới hạ (lấy rễ dâm bụt phơi khô sao và sắc uống, ngày dùng từ 4-12 g).

Tại Trung Quốc và ở nước ta cũng có nơi dùng cây cận biếc hay mộc cận (tên khoa học là hibiscus Syl cùng một công dụng. Cây này là một cây nhỡ Cao 3-5 m, lá hình trái xoan, 3 thùy, cắt không đều, phía trên có răng cưa, dài 8 cm rộng 6 cm. Hoa đơn độc, màu trắng hồng, tím hoặc tía. Như thế thì không có dâm bụt hoa trắng thì dùng dâm bụt hoa đỏ hoặc ngược lại vì trong nhân dân đã dùng hai thứ đó đều nhận thấy có công dụng ngang nhau.

2– Bài thuốc của cụ Bùi Văn Long, lương y bệnh viên huyện Tân lạc, chữa khí hư bạch đới.

Lich sử bài thuốc : Bài thuốc này do cụ Long trích trong cuốn sách : “Hành giản trân nhu” (nghĩa là cuốn “Những đơn thuốc giản dị mà cần thiết”) của Đại y tông Hải thượng Lãn Ông.

 Công thức:

Vũ dư lượng (củ lâu) nướng khô tán bột.

– Xích thạch chi nướng tán bột.

– Mẫu lệ (vỏ sò) nướng tán bột.

– Ô tặc cốt (mai mực) rang vàng.

– Phục long can (đất giữa lòng bếp).

Cách chế cách dùng 5 vị nói trên đều mỗi thứ một lạng, đều tán bột dây thật nhỏ, nuốt với nước đun sôi để còn hơi ấm, khi uống phải pha thêm một chén rượu, mỗi ngày hai lần nuốt : 8 giờ sáng 1 lần, 4 giờ chiều 1 lần.

Kiêng kỵ : Thịt gà, tôm, cua, ếch.

Kết quả : Đã chữa được nhiều người, trong đó có chị Nguyễn Thị Lan ở xã Quy Mỹ huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.

BÌNH LUẬN

Bài thuốc trên đúng là bài thuốc cụ Bùi Văn Long thừa kế người xưa ở tập “Hành giản trần nhu” của lãn Ông thuộc mục: “Bệnh đới hạ” nhưng đại y tông Hải Thượng Lãn Ông còn gia thêm vị “quế tâm” vào bài thuốc. Lãn Ông ghi rõ như sau : “chữa đới hạ ra màu xanh, vàng, đỏ, trắng và chúng bằng trung, lậu hạ, bị băng huyết rồi sau cứ rỉ giọt khiến cho không có con”. “Vũ dư lượng nướng chín nghiện ra. vi. thạch chi, mẫu lệ đều nướng nghiện ra, ô tặc cốt; phục lon. can (sao) đều bằng nhau. Gia quê âm tán nhỏ, uống với rượu”.

“Xích thạch chi” còn gọi là “Cao lãnh thổ” là loại “Thạch chi” màu đỏ sẫm. Lãn Ông đã từng trải xử dụng vũ dư lượng. kèm với mẫu lệ trong chữa bệnh “đới hạ”. Cũng trong “bênh đới hạ” Lãn Ông còn ghi thêm “một phương kinh nghiệm” nữa về “xích bạch đới” với cách sử dụng . thuốc đó như sau :

Vũ dư lượng nướng chín, tôi vào dấm, giã ra. Khổ sâm ) lạng mẫu lệ 5 phân tán nhỏ, lấy 1 cái dạ dày lợn đực nấu cho như hòa với thuốc mà viên uống với rượu. Đến nay cụ Bùi Văn Long đã thừa kế bài thuốc của Lãn Ông chữa khí hư bạch đới được nhiều người. Vì vậy chúng ta cần nên lưu ý áp dụng khi cần thiết. Duy ở bài thuốc của Lãn Ông ghi xưa, cũng như bài thuốc của cụ Bùi Văn Long phổ biến chưa thấy nói rõ liều lượng dùng thuốc mỗi lần là bao nhiêu. Theo ý chúng tôi thì tùy theo từng bệnh nhân mà có thể mỗi lần dùng 1-2 thìa đầy (hìa lớn) nếu là thuốc tán hoặc mỗi lần quà 10-20 viên bằng hạt ngô nếu là thuốc viên. Về liều lưu rượu uống kèm theo thì cũng tùy theo từng người dùng được nhiều rượu hay ít rượu mà dùng mỗi lần chén đến một chén rượu (chén con, chén hạt mít) Pha với thuốc để uống.

3- Bài thuốc của cụ Khuất Văn Học ở Cổ Động – Ba Vì Hà Tây.

Công thức:

– Tỳ giải 5 lang.

– Khiêm thực 4 lang.

Cách chế, cách dùng : 2 vị sao ròn, tán thành bột, mỗi lần uống 5 đồng cân; uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn Cơm (hòa thuốc bột vào trong nước cơm, pha thêm đường cho dễ uống).

BÌNH LUẬN

Tỳ giải vị đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong thấp, phân thành khu trọc, bổ can thận, tiêu viêm, có dùng trong chữa khí hư bạch đới. Khiểm thực vị ngọt nhạt, hơi chát, tính bình, bổ tỳ thận, có tác dụng trấn tĩnh, dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, cũng thường được dùng trong chữa khí hư bạch đới. Tính vị, quy kinh cùng là công dụng của hai vị thuốc này được dùng liên tục lâu ngày sẽ làm bớt dần khí hư do âm hộ, âm đạo bị viêm bơi nấm hoặc khuẩn, trichomonas hay tụ cầu, liên cầu, trực khuân coli gây ra.

 

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA
THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA

Theo:”Kinh nghiệm bí truyền của các ông Lang, bà Mế miền Núi” Lương Y Nguyễn Thiên Quyến-Bs Lê Nguyên Khánh.

Bài trướcĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ GIẢM CÂN SAU SINH: 5 BÀI TẬP GIÚP BẠN MAU CHÓNG LẤY LẠI VÓC DÀNG SAU SINH MỘT CÁCH RẤT HIỆU QUẢ
Bài tiếp theoĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.