MAI HOA CHÂM

Gõ kim hoa mai là phương pháp dùng kim hoa mai (5 – 7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu một cán gỗ), gõ trên mặt da, nhằm mục đích chữa bệnh hoặc phòng bệnĐây là một hình thức phát triển của châm cứu.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂM KIM HOA MAI

Sách Linh khu, thiên Quan kim có ghi lại một vài phương pháp kích thích nhẹ trên da như:

Bán thích: dùng kim châm nông rồi rút kim ngay, không làm thương tổn đến cơ thịt; có cảm giác như nhổ một sợi tóc.

Báo văn thích: châm nông tại chỗ đau 4 điểm (phía trên, phía dưới, bên phải, bên trái).

Dương thích: châm nông tại chỗ đau như báo văn thích, thêm một điểm ở chính giữa.

Về sau dựa vào cách châm nông và nhiều điểm tại chỗ đau, các nhà châm cứu dùng 5 – 7 cây kim bó chụm lại cắm ở đầu một cán gỗ (để tiện cầm) và châm nông trên mặt dĐây là hình thức đầu tiên của kim hoa mai.

Kim hoa mai ngày nay được cải tiến và thường có hai loại:

Loại kim chụm.

Loại kim xòe hình gương sen.

CÁCH LÀM KIM HOA MAI ĐƠN GIẢN

Dùng 5 – 7 chiếc kim bằng thép không rỉ, mũi kim không quá sắc nhọn, dài độ 2cm, bó chụm lại, đầu nhọn các kim nằm trên một mặt phẳng, cắm chặt và thẳng góc vào đầu một cán gỗ dài độ 25cm, cách đầu cán độ 1cm. Chuôi cán hơi to hơn một chút để dễ cầm.

CÁCH CẦM KIM HOA MAI

Ngón tay cái và giữa cầm chặt ở 1/3 cán kim, ngón nhẫn và út đỡ thân cán vào lòng bàn tay,

ngón trỏ đặt trên cán kim.

Các loại kim hoa mai và cách cầm kim Lúc gõ chủ yếu là cử động nhịp nhàng của cổ tay, trục bó kim tiếp xúc thẳng góc với mặt da.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GÕ KIM HOA MAI

Người xưa quan niệm rằng mặt da của cơ thể là một bộ phận của kinh lạc, chia thành 12 vùng có liên quan đến sự phân bố của 12 đường kinh mạch, tức 12 khu da (bì bộ).

“Muốn biết khu da phải lấy đường tuần hành của kinh mạch làm gốc, các đường kinh đều như thế cả” “Bì bộ dĩ kinh mạch vi kỳ” (Tố vấn – Bì bộ luận).

“Những hiện tượng của kinh mạch đều thể hiện ra ở mặt da; vì thế, khu da là phần ngoài da của kinh mạch” (Trương Cảnh Nhạc).

Các kinh mạch đều tuần hành ở sâu trong cơ, không chạy trên mặt da, nhưng các lạc mạch của chúng được phân bố khắp mặt dMỗi đường kinh có một khu da riêng, 12 đường kinh có 12 khu da (bì bộ). Mỗi khu da đều có liên quan đến kinh mạch và tạng phủ có quan hệ với nó.

Vì “Da là bộ phận của hệ kinh mạcNgoại tà xâm phạm vào da làm cho tấu lý mở rTrước tiên lạc mạch bị xâm phạm. Nếu tà khí tràn đầy lạc mạch sẽ tiếp tục tràn vào kinh mạcNếu kinh mạch lại bị tà khí tràn ngập thì sẽ truyền sâu vào tạng phủ” (Tố vấn – Bì bộ luận).

Như vậy tà khí xâm phạm vào da trước rồi theo đường kinh lạc dẫn truyền vào tạng phủ.

Mặt khác, bệnh tật từ nội tạng phát sinh ra thì cũng theo đường kinh lạc từ nội tạng chuyển ra ngoài da, thể hiện bằng những phản ứng bệnh lý như xuất hiện những vùng đau nhức, các điểm ấn đau, mẩn ngứa, thay đổi màu da v.

Như vậy, nhờ sự liên quan mật thiết giữa da và nội tạng mà bệnh tật được truyền từ da vào nội tạng và ngược lại từ nội tạng ra ngoài da thông qua đường tuần hành kinh mạch.

Gõ kim hoa mai có tác dụng thông qua hệ kinh lạc, quan hệ giữa da và tạng phủ mà điều hòa dinh vệ, khí huyết; lặp lại thăng bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để phòng và chữa bệnh.

TƯ THẾ THẦY THUỐC VÀ NGƯỜI BỆNH

Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm, tư thế phải thoải mái dễ chịu.

Ngồi khom lưng và hơi cúi đầu là hai tư thế thuận lợi nhất để gõ vùng thường quy và vùng chẩm, gáy.

Thầy thuốc có thể đứng cạnh giường hoặc ghế người bệnh, cũng có thể ngồi ghế cạnh giường người bệnh.

Giường bệnh nên đặt cách xa tường để thầy thuốc có thể đi lại xung quanh, thuận lợi cho thao tác.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.