Bệnh sởi kiêng gì ?

Không nên cho bé kiêng nước lúc này vì da bé đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm. Các mẹ có thể tắm cho bé bằng cách dùng nước ấm rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực , bụng, lưng, hai chân… Làm sạch xong phần nào, thấm khô và quấn khăn cho bé phần đó, rồi mới tiếp tục. Nên làm nhanh, nhẹ nhàng.

Tránh để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng: Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.

Chăm sóc để tránh biến chứng cho bé bị sởi

Virus sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban.

Virus gây bệnh sởi có độc tố rất mạnh, nếu đúng sởi bao giờ cũng có hiện tượng ho, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, sốt, nước mắt chảy kèm nhèm. Sau 2 – 3 ngày bắt đầu mọc các nốt theo trình tự từ ráy tai, nốt trên trán, mặt rồi bắt đầu lan xuống người, xuống chân tay. Nốt của sởi rất mịn, mềm mại sờ vào mịn như nhung, ấn vào biến mất, da xung quanh vẫn bình thường. Khi sởi mọc hết toàn thân thì trẻ hết sốt và sởi bắt đầu bay. Các vết thâm kéo dài khoảng 1 tuần lễ mới hết và trẻ trở lại bình thường.

Biến chứng nguy hiểm

Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần phân liệt, trầm cảm….

Đối với trẻ em, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao, nhưng nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đia ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…

Tránh biến chứng

Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Khi bé bị sởi thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, sữa, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi.

Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Người lên sởi nên ăn những gì, kiêng ăn gì?

Biều hiện lâm sàng: trên da xuất hiện các nốt màu hồng tươi, trắng nhợt, phát nhanh, mắt đỏ nhanh kèm theo ngứa ngáy, cảm giác nóng. Một số trường hợp có sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng.

Người lên sởi nên ăn những gì?

Ăn cơm, mì là chính, có thể ăn thêm các loại rau quả giàu dinh dưỡng như kê, ngô, cao lương, đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan. Nói chung là các thức ăn không gây dị ứng, nên ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, cảu cải, táo, lê, đào…

Không nên ăn những gì?

Kiêng các loại thức ăn chứa prôtêin gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

Chăm sóc trẻ khi bị sởi:

Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, sáng, không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ.

Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 -4lần.

Nếu không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc

Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.

Chế độ ăn trong những ngày trẻ sốt cao thì nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước quả.

Khi trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chú ý bù nước và điện giải cho trẻ để chống mất nước mất muối.

Phòng bệnh sởi cho trẻ:

Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ từ 9 tháng tuổi đi tiêm phòng văcxin sởi đầy đủ. Phát hiện sớm giai đoạn viêm long để cách ly trẻ bệnh với trẻ thường.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.