Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu, bà con ta quen gọi là bệnh phỏng rạ (ở miền Bắc), bệnh trái rạ (ở miền Nam). Thủ phạm gây bệnh là virut Varicella zoster. Nguồn lây duy nhất là người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc.

Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu nhân gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa… Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2-3 ngày sau đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Đậu thường thưa. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau: nốt to, nốt nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.

Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường triến triển lành tính: đậu thường thưa, sức khỏe của trẻ ít thay đổi; đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vẩy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi.

Những trường hợp nặng, đậu mọc dày chi chít, tới hơn một nghìn nốt; đậu mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. Năm nay, người lớn cũng mắc, bệnh thường nặng: người bệnh thường sốt cao 39-40oC, có người còn trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng dày hơn có khi có máu. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn và có thể tử vong.

Phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thuỷ đậu thì não bộ… bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước sinh một tuần lễ người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, biến chứng viêm cầu thận cấp tính hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.

Thuỷ đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, không được chăm sóc chu đáo, không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

điều trị bệnh thủy đậu như thế nào hiệu quả

Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào hiệu quả

Bệnh thủy đậu chữa như thế nào?

Trước tiên, trẻ ốm phải được cách ly, theo dõi tại một cơ sở điều trị (trạm y tế xã, phường) trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy; trẻ ốm phải nghỉ học 7-10 ngày. Trước khi cho trở lại vườn trẻ, lớp học… nhớ tắm gội sạch vẩy. Những người chăm sóc trẻ ốm phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt… người ốm cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, là (ủi). Phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc… người bệnh.

Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.

Hạ sốt bằng paracetamol (không được dùng aspirin).

Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm.

Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir.

Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu.

– Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).

– Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.

Về lâu dài, đây cũng là biện pháp giúp mọi người chủ động phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Chú ý: Chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sau khi tiêm vaccin cần áp dụng ngay một biện pháp tránh thai tin cậy (như dùng bao cao su, uống viên thuốc tránh thai) trong vòng 3 tháng.

Ăn kiêng gì khi bị thủy đậu để tránh sẹolõm

Thủy đậu là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không chữa trị đúng cách có thể để lại những biến chứng, tiêu biểu là bị sẹo lõm. Tuy không thể ngừa hết hoàn toàn tình trạng sẹo lõm, nhưng việc ăn kiêng đúng cách cũng là phương pháp giúp bạn ngừa bớt sẹo, giúp việc trị sẹo lõm thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu bài viết ăn uống như thế nào khi bị thủy đậu để tránh sẹo lõm hiệu quả nhất dưới đây nhé.

Một số loại thức ăn bạn có thể sử dụng khi mắc bệnh thủy đậu giúp điều trị thủy đậu nhanh mà hạn chế được khả năng có sẹo lõm đó là:

Ăn cháo đậu đỏ

Cháo đậu đỏ giúp giảm thiểu sẹo lõm khi bị thủy đậu hiệu quả

Món cháo đậu đỏ rất lành, giúp bạn có đủ dinh dưỡng trong thời gian kiêng ăn khắt khe và có nguy cơ tạo sẹo lõm này. Bạn hãy nấu cháo cùng gạo tẻ, 1 ít đậu đỏ, đậu xanh, thêm thịt lợn băm nếu muốn rồi thêm gia vị đầy đủ, ninh nhừ và dùng thay cơm hằng ngày. Món cháo dễ tiêu cũng rất tốt khi bạn có thủy đậu và mắc tình trạng sốt nhẹ, giúp hạn chế sẹo lõm xuất hiện sau khi khỏi bệnh

Nước rau sam

Uống nước rau sam

Rau xam là loại rau mọc dại, thường xuất hiện ở các luống rau, vìa cỏ, tuy nhiên loại rau có vị chua chua, thanh mát này lại nổi tiếng trong việc giải nhiệt, trị mụn nhọt. Khi bị thủy đậu, bạn cũng có thể ép rau xam lấy nước uống hằng ngày. Nước rau xam hỗ trợ giúp thủy đậu mau lành, hạn chế nguy cơ tạo sẹo lõm.

Ăn kiêng các thực phẩm có vị tanh khi bị thủy đậu để tránh sẹo lõm

Nhớ ăn kiêng thực phẩm tanh khi bị thủy đậu

Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm tanh, giàu protein như hải sản, thịt gà, thịt bò, các loại rau như rau muống,…để hạn chế việc tạo sẹo lõm và điều trị sẹo lõm sau khi bị thủy đậu thành công.

Điều trị thủy đậu theo Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân là do phong nhiệt thời độc bên ngoài xâm nhập cơ thể qua mũi họng, kết hợp với thấp tích tụ lâu ngày bên trong ảnh hưởng đến tạng phế và tỳ, tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân.

Nếu không điều trị tốt, giữ vệ sinh đầy đủ sẽ gây biến chứng như nốt phỏng bị nhiễm khuẩn, lở loét; viêm phổi, viêm não, viêm thận cấp ở một số ít trẻ cơ thể ốm yếu.

Triệu chứng

Triệu chứng ban đầu của bệnh là hắt hơi sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa. Vài ngày sau xuất hiện những nốt đỏ rải rác ở sau lưng sau đó lan ra khắp chân tay, sau khi nổi lên ở chính giữa có một bọng nước gọi là bào chẩn.

Bào chẩn lớn dần không đều nhau, hình bầu dục chứa nước trong, không mưng mủ, có viền đỏ xung quanh, kéo dài độ vài ngày thì khô và bong ra, nốt này mọc thì nốt kia bay. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh này.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Bài thuốc chữa thủy đậu thể nhẹ

Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, trẻ sốt nhẹ, ho ít, nước mũi loãng trong, trẻ vẫn ăn uống, tinh thần bình thường. Phép chữa là sơ phong thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dâu 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa thủy đậu thể nặng

Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở danh phận. Dùng bài: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau gia xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Nếu phiền táo gia hoàng liên 8g; táo bón gia đại hoàng 4g; khát nước, miệng khô gia thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn mỗi vị 8 – 12g.

Một số món ăn để tăng hiệu quả trị bệnh thủy đậu

Nước hoa kim ngân: hoa kim ngân 15g, cam thảo đất 10g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 2 ngày liền khi mới mắc bệnh.

Canh đậu xanh: đậu xanh 50g, dẻ xương sườn lợn 100g, kinh giới 5g, mắm muối vừa đủ. Dẻ xương sườn lợn rửa sạch chặt miếng vừa ướp mắm muối 30 phút, cho vào nồi thêm 400ml nước đun nhừ sườn. Đậu xanh vỡ đôi cả vỏ cho vào nồi sườn ninh tiếp. Kinh giới rửa sạch thái nhỏ, khi canh chín cho vào đảo đều, canh sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn 2 ngày liền lúc thủy đậu bắt đầu mọc.

Cháo lá dâu: lá dâu non 20g, đậu xanh 20g, đậu đen 20g, gạo tẻ 50g, đường phèn 20g. Đậu xanh, đậu đen, gạo đều xay thành bột mịn, cho vào nồi thêm 300ml nước quấy đều trên lửa nhỏ. Lá dâu non rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, cháo sôi lại là được, chia 2 lần ăn trong ngày. Trẻ ăn liền 3 ngày trong thời kỳ thủy đậu bay.

Trứng gà hấp: trứng gà 1 quả, cà rốt 20g, rau mùi 5g, bột gia vị. Cà rốt rửa sạch xay nhỏ, rau mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, đập trứng vào, thêm bột gia vị cho vừa, đánh đều, hấp cách thủy. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần, ăn liền 2 – 3 ngày.

Hy vọng với những phương pháp đã nêu trên việc điều trị thủy đậu của bạn sẽ tránh những biến chứng đáng tiếc và mau có sức khỏe sau điều trị.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.