Điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Điều trị tiệt căn: chủ yếu bằng kháng sinh. Cần xử dụng kháng sinh diệt khuẩn, sớm liều cao, liên tục, kéo dài, sử dụng những kháng sinh cộng lực trong đó có vai trò của cận lâm sàng giúp chọn lựa thuốc phù hợp. Cần xác định sự nhạy cảm vi khuẩn dựa vào kháng sinh đồ qua việc xác định..

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Điều trị nội khoa

Chủ yếu xử dụng kháng sinh và thông thường tùy theo kháng sinh đồ mà điều trị.

Điều trị ngoại khoa

Tùy theo tình trạng huyết động học mà chỉ định can thiệp.

Điều trị dự phòng

Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ phẫu thuật, các dụng cụ thăm khám hoặc bằng kháng sinh cho các bệnh nhân có bệnh tim mắc phải hoặc bệnh tim bẩm sinh khi có can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật.

TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

Khi chưa có kháng sinh tỉ lệ tử vong 100%, từ khi có kháng sinh tiên lượng có khá hơn nhưng tỉ lệ tử vong còn cao 20-40%. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tuổi lớn > 70.

Không tìm thấy đường vào của vi khuẩn.

Suy thận.

Biểu hiện thận nặng, tắc mạch hay suy tim sớm.

Thể cấy máu âm tính.

Tái phát sau 2 tháng tuy đã điều trị tận gốc.

Tiến triển: Thường khỏi trong các trường hợp điều trị sớm. Tuy nhiên di chứng của bệnh như viêm thận mạn với tăng Uré máu, tai biến mạch não với liệt nửa người, tiên lượng còn phụ thuộc vào bệnh tim có trước và một số trường hợp tử vong do suy thận hay tắc mạch.

ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN

Điều trị nội khoa

Điều trị tiệt căn: chủ yếu bằng kháng sinh. Cần xử dụng kháng sinh diệt khuẩn, sớm liều cao, liên tục, kéo dài, sử dụng những kháng sinh cộng lực trong đó có vai trò của cận lâm sàng giúp chọn lựa thuốc phù hợp. Cần xác định sự nhạy cảm vi khuẩn dựa vào kháng sinh đồ qua việc xác định nồng độ ức chế tối thiểu ( Minimum Inhibitory Concentration = MIC) , nồng độ tối thiểu diệt khuẩn ( Minimum bactericidal concentration = MBC) của kháng sinh và khả năng diệt khuẩn dơn độc hoặc phối hợp.

Liên cầu (Streptococci) nhạy cảm với Penicilline G có MIC ≤ 0.1ug/ml: dùng một trong những phác đồ sau:

Phác đồ A:PNC G 12-18 triệu đv/ ngày, tiêm TM cách 4 giờ một lần trong 4 tuần.

Phác đồ B: PNC G như phác đồ A kết hợp Gentamycine liều 1 mg/kg tiêm TM mỗi 8 giờ, cả hai loại dùng trong 2 tuần.

Phác đồ C: Ceftriazone 2g tiêm TM hoặc TB 1 lần/ ngày , trong 4 tuần.

Phác đồ D: Vancomycin liều 15 mg/kg tiêm TM mỗi 12 giờ trong 4 tuần.

Liên cầu nhạy cảm PNC có 0.1 ug/ml< MIC< 0.5ug/ml:

Phác đồ E: PNC G 18 triệu đv/ ngày, tiêm TM cách 4 giờ một lần trong 4tuần. Phối hợp Gentamycine 1 mg/kg tiêm TM mỗi 8 giờ trong 2 tuần đầu.

Hoặc dùng phác đồ D nếu bệnh nhân dị ứng PNC.

Tràng cầu khuẩn (Enterococci) hoặc liên cầu khuẩn nhậy cảm Penicilline có MIC ≤ 0.5ug/ml hoặc Streptococci viridans đã biến thể dinh dưỡng:

Phác đồ F: Penicilline G 18-30 triệu đv/ ngày hoặc Ampicilline 12 g/ ngày tiêm TN cách 4 giờ một lần. Phối hợp với Gentamycine 1 mg/kg tiưêm TM mỗi 8 giờ. Dùng cả hai loại trong 4-6 tuần.

Phác đồ G: Vancomycine 15 mg/kg tiêm TM mỗi 12 giờ . Phối hợp Gentamycine như phác đồ F. Cả hai loại dùng trong 4-6 tuần.

Tụ cầu còn nhậy với Methicilline ở bệnh nhân có van tim tự nhiên:

Phác đồ H: Nafcilline hoặc Oxacilline 2 g tiêm TM mỗi 4 giờ trong 4-6 tuần. Có thể kết hợp hoặc không với Gentamycine 1 mg/kg tiem TM mỗi 8 giờ trong 3-5 ngày đầu.

Phác đồ I: Cefazolin 2 g, tiêm TM mỗi 8 giờ, trong 4-6 tuần, có kết hợp hoặc không với Gentamycine như trong phác đồ H.

Phác đồ J: Vancomycine 15 mg/kg tiêm TM mỗi 12 giờ trong 4-6 tuần có hoặc không kết hợp với Gentamycine như phác đồ H.

Tụ cầu kháng với Methicilline hoặc Corynebacterrium ở van tự nhiên.

Phác đồ K: Vancomycine như phác đồ J, có hoặc không có phối hợp với Gentamycine như phác đồ H đối với tụ cầu nhưng dùng tiếp tục Gentamycine từ 4-6 tuần với Corynebacterium.

Với bệnh nhân có van tim nhân tạo:

Streptococci hoặc Enterococci: phác đồ F hoặc G.

Do Streptococci: PNC hoặc Vancomycine trong 6 tuần kết hợp Gentamycine trong 2 tuần đầu hoặc lâu hơn.

Do Enterrococci: PNC hoặc Vancomycine, phối hợp với 1 loại aminoglucoside trong 6-8 tuần.

Tụ cầu còn nhạy cảm Methicilline: phác đồ H.I hoặc J trong 6-8 tuần, kết hợp Gentamycine trong 2 tuần đầu và Rifampicine 300mg uống mõi 8 giờ trong 4-6 tuần.

Tụ cầu kháng Methicilline: phác đồ J trong 6-8 tuần, phối hợp gentamycine trong 2 tuần đầu và Rìfampicine 300mg uống mỗi 8 giờ trong suốt liệu trình.

Với vi khuẩn nhóm HACEK:

Phác đồ L: dùng phác đồ C.

Một số trường hợp đặc biệt:

Có thể dùng Cephalosporine thế hệ khác đểí thay thế Cefazoline.

Streptomycine có thể thay thế Gentamycine với liều 7.5 mg/kg TB mỗi 12 giờ.

Khi chưa có kết quả cấy máu: Nếu không có van tim nhân tạo: dùng kháng sinh theo phác đồ F hoặc G. Nếu có van tim nhân tạo: phác đồ K. Nếu có tiêm chích ma tuý: phác đồ J.

Kết quả cấy máu âm tính: nếu đáp ứng lâm sàng tốt: tiếp tục điều trị như trên . Nếu không đáp ứng lâm sàng sau khi đã điều trị được 7-10 ngày: dùng phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc dài ngày hơn, tìm thêm các mầm bệnh khác như Brucella, Leigiolla, Chlamidia, Rickettesia, nấm… Đồng thời áp dụng phác đồ điều trị phối hợp cả 3 loại kháng sinh: Vancomycine+Gentamycine+Rifampicine. Nếu sau 3 tuần vẫn không đỡ phải ngừng kháng sinh và làm lại bilan chẩn đoán.

Điều trị đường vào vi khuẩn và điều trị các biến chứng.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định:

Suy tim nhất là do tổn thương van chủ hoặc ở van tim nhân tạo.

Tổ chức sùi có kích thước lớn > 10 cm.

Hở van tim nặng dù khog có suy tim.

Tồn tại nhiễm trùng kéo dài dù đã dùng kháng sinh thích hợp 8-10 ngày.

Tai biến mạch não tái diễn nhiều nơi.

Áp xe vách tim hoặc áp xe vòng van động mạch chủ.

Viêm nội tâm mạc tái phát sau 6 tháng.

Tổn thương vùng xoang Valsalva hoặc vùng nhĩ thất.

Viêm nội tâm mạc do nấm.

Trên van tim nhân tạo thể sớm sau thay van < 2 tháng.

Dự phòng

Đây chính là điều trị hữu hiệu hơn cả. Cần phải thăm khám hệ thống răng miệng hoặc tai mũi họng. Chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như thay van tim nhân tạo.

Triệt để tiệt khuẩn các dụng cụ phẫu thuật.

Kháng sinh dự phòng trong viêm nội tâm mạcNK

Nguồn nguy cơ

Nòi chủ yếu

Kháng sinh chọn lựa đầu tiên

Răng miệng,

amygdal

Liên cầu khuẩn

Amoxcillline 500mg/6 giờ TM ; nếu có nguy cơ rất cao: PNC G 10-20 triệu đv/ ngày hoặc Amoxcilline 0.5g/ 6 giờ Gentamycine

1mg/kg/12 giờ.

Tiết niệu sinh dục

Cầu khuẩn ruột

Amoxcilline 1g/ 4 giờ hoặc Amoxcilline 0.5g/ 6 giờ Gentamycine 1 mg/kg/ 12 giờ.

Da

Tụ cầu khuẩn

Dicloxacilline 1.5 g/ ngày; Pristinamycine 2 g/ ngày

Phụ khoa

LCK, Cầu khuẩn

ruột, loại kị khí

Amoxcilline 1g/4 giờ Gentamycine Metronidazole 500 mg/ 12 giờ

Tiêu hoá

Cầu khuẩn ruột, vi khuẩn ruột loại kị khí

Nguy cơ quá cao: Amoxcilline

Gentamycine +Metronidazole

Mỗ tim

Tụ cầu

Cefazoline 2 g Gentamycine 1.5 mg/kg TM trước mỗ, 8 giờ sau và 16 giờ sau mỗ.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.