Điều trị Xơ vữa động mạch

Điều trị vữa xơ động mạch là một điều trị toàn diện bao gồm nhiều biện pháp nội và ngoại khoa, tuy vậy một trong những mục tiêu cơ bản vẫn là thoái triển mãng vữa xơ có sự lắng đọng lipid, giảm đi các thành phần lipoprotein máu có hại.

Nguyên tắc điều trị

Có 3 mục đích chính

Điều trị các yếu tố nguy cơ chính: rối loạn lipid, đái tháo đưòng, tăng huyết áp, thuốc lá trước khi có các triệu chứng (phòng bệnh sơ cấp) hoặc sau khi có các triệu chứng (phòng bệnh thứ cấp).

Điều trị các biến chứng vữa xơ động mạch (Xơ vữa động mạch ) sơ cấp và thứ cấp (điều trị chống ngưng kết tiểu cầu)

Điều trị đặc hiệu tổn thương

Một số nguy cơ phối hợp song song cần điều trị như: điều trị tăng huyết ápy thế hocmon trong tiền mãn kinh, chế độ ăn kiêng trong béo phì, tăng hoạt động thể lực

điều trị xơ vữa động mạch

Điều trị cụ thể

Điều trị tăng huyết áp

Thay đổi các yếu tố nguy cơ (yếu tố nguy cơ)

Một số yếu tố nguy cơ của Xơ vữa động mạch có thể tác động nhằm ngăn chặn sự tiến triển hoặc làm giảm dần Xơ vữa động mạch: ngừng hút thuốc, kiểm soát HA, ổn định đường máu, tránh dùng rượu quá nhiều, tập thể dục đều đặn nhất là kiểm soát sự rối loạn lipid máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự điều trị có khả năng giảm có ý nghĩa đáng kể các biến chứng tim mạch, tuy nhiên ít có tác dụng giảm thiểu các mãng Xơ vữa động mạch .

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn bêta

Nhiều nghiên cứu cho thấy hai thuốc này có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh tim do thiếu máu cục bộ nói chung. Ví dụ thuốc ức chế men chuyển giảm từ 14 đến 28% biến cố tim mạch; thuốc chẹn bêta giảm tỉ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim 20%, giảm tái phát nhồi máu 25% và giảm đột tử 30%.

Điều trị tăng lipid máu

Điều trị vữa xơ động mạch là một điều trị toàn diện bao gồm nhiều biện pháp nội và ngoại khoa, tuy vậy một trong những mục tiêu cơ bản vẫn là thoái triển mãng vữa xơ có sự lắng đọng lipid, giảm đi các thành phần lipoprotein máu có hại.

Phân loại tăng lipid máu theo Friedrickson Là phân loại thông dụng nhất, kinh điển. Có 5 thể:

Loại 1: tăng chủ yếu chylomicron, tỉ TG/CT > 2.5.

Loại 2: chia làm 2 thể: thể IIa: tăng LDLC với tỉ TC/TG >2.5 và thể IIb: tăng cả LDLC và HDLC, tỉ TG/TC hoặc TC/TG <2.5.

Loại 3: ít gặp, tăng IDLC, tỉ TG/TC< 2.5.

Loại 4: tăng VLDLC, tỉ TG/TC > 2.5

Loại 5: hiếm, tăng cả chylomicron và VLDLC.

Trong các thể trên thể cần điều trị là IIa, IIb và thể IV do nguy cơ gây vữa xơ động mạch cao.

Thuốc giảm lipid máu Gồm 4 nhóm chính:

Nhóm 1:là các chất bắt giữ muối mật. Tác dụng chính là giảm LDLC. Đây là những resin trao đổi ion gắn với muối mật trong ruột non làm gián đoạn sự lưu hành muối mật trong chu trình gan ruột và kích thích sự chuyển cholesterol thành muối mật trong gan. Điềìu này sẽ kích thích sự tạo thành các thụ thể LDL do đó sẽ làm giảm LDL huyết tăng huyết ápnh. Đứng đầu nhóm là cholestyramine (Questran), giảm cholesterol 1530% và triglycerid từ 515% với liều dùng 416 g/ngày. Colestipol liều 520 g/ ngày. Tác dụng phụ: táo bón, đầy bụng, buồn nôn.

Nhóm 2: các fibrate có tác dụng tăng hoạt tính lipoprotein lipase làm gia tăng quá trình thoái biến VLDLC và IDLC do đó giảm triglycerid. Ưu điểm là HDL C gia tăng khi xử dụng fibrate. Tác dụng phụ bao gồm rối loạn tiêu hoá, gia tăng tạo sỏi mật. Thuốc thông dụng như fenofibrate (Lipanthyl) làm giảm CT (1530%) và TG (1530%), liều từ 100300mg/ ngày. Gemfibrozil 600 mgx 2lần/ngày hoặc Clofibrate 500mg x 23 lần/ngày.

Nhóm 3: có acid nicotinic và dẫn chất. Tác dụng khi dùng liều cao. Có tác dụng giảm sự tạo thành VLDL trong gan do đó giảm HDL. Nicotinic acid giảm CT (515%) và TG (1530%) và làm gia tăng cả HDLC. Thuốc thông dụng là probucol (Lurselle) liều 0.30.6g/ ngày. Tác dụng phụ:phừng mặt, tăng dường máu, tăng acid uric máu, rối loạn tiêu hoá, độc cho gan. Cần theo dõi chức năng gan khi điều trị. Phừng mặt có thể khống chế bằng aspirin.

Nhóm 4: là các statin, làm giảm CT >3050 % và TG 1550%. Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh hạ cholesterol máu. Cơ chế tác dụng là ức chế men HMG CoE reductase làm ngăn cản quá trình chuyển hoá tạo cholesterol nội bào. Ức chế quá trình này sẽ làm gia tăng tổng hợp thụ thể LDL do đó sẽ làm giảm cholesterol huyết tăng huyết ápnh. Thuốc thông dụng là Fluvastatine liều 2040mg/ngày, Lovastatine 1080mg/ngày, Pravastatin 1040mg/ngày, Simvastatin 540 mg/ngày. Tác dụng phụ bao gồm khó tiêu, bón, đau bụng, co rút và có thể độc với gan nên cần theo dõi men gan.

Việc chọn lựa thuốc

Cần căn cứ vào sự gia tăng thành phần lipid là chủ yếu.

Nếu tăng CT: ưu tiên là các resine, statin rồi đến các fibrate hoặc nicotinic acid. Có thể phối hợp resin với statin hoặc resin với nicotinic acid

Nếu tăng TG: ưu tiên là các fibrate rồi đến nicotinic acid. Có thể phối hợp fibrate và resin hoặc nicotinic acid và resin

Nếu tăng cả CT và TG: ưu tiên là fibrate rồi đến statine, nicotinic acid. Có thể phối hợp resin với nicotinic acid hoặc fibrate với resine hoặc resine với statin.

Việc điều trị tăng lipid máu thường phải kéo dài nhiều tháng nhiều năm và chi phí cao nhiều tác dụng phụ nên cần phải cân nhắc. Ngoài vấn đề điều trị các yếu tố nguy cơ rất quan trọng việc xử dụng thuốc phải làm thế nào đạt được mức chuẩn như CT phải giảm dưới 200mg% và hoặc TG dưới 200mg%.

Thuốc chống oxýt hóa

Như các vitamine A, C, E, dầu gan cá.

Thuốc dãn mạch

Papaverine 0.04g X 24 viên/ ngày, Hydergine 36mg/ ngày, Tegretol 100mgX 36 viên/ ngày. Ngoài ra còn có nhiều chế phẩm tương tự có thể áp dụng Vastarel, Fonzylane, Praxilen, Torental, Sermion, Trivastal, Cervoxan.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật lấy bỏ cục nghẽn hoặc nong động mạch bằng bóng kết hợp đặt stent, bắt cầu qua chỗ tắt.

Phòng ngừa cục máu đông

Cục máu đông tạo thành trên mãng Xơ vữa động mạch làm cho tiến triển bệnh nhanh và gây ra các biến chứng như mạch vành. Aspirin có hiệu quả trong phòng ngừa tái phát NMCT cấp, liều dùng 100mg/ ngày đơn thuần hoặc phối hợp dipyridamol

(Persantine) liều 75150 mg/ ngày.

Dự phòng Xơ vữa động mạch

Chia ra 2 mức dự phòng, tiên phát và thứ phát.

Dự phòng tiên phát

Nhằm dự phòng sớm kể cả khi mới sinh:

Bảo đảm chế độ sữa mẹ, tránh các thức ăn làm tăng lipid như đường và tinh bột.

Giảm muối trong chế độ ăn nhằm làm giảm tăng huyết áp. Đảm bảo chế độ ăn nhiều rau quả, nên ăn nhiều cá tươi. Không hút thuốc lá.

Có chế độ luyện tập dự phòng béo phì. Tập thể dục tùy theo mức độ đều có tác dụng chống tăng lipoprroteine có hại.

Sinh đẻ kế hoạch đẻ tránh tăng cân sau sinh.

Dự phòng thứ phát

Cho các bệnh nhân đã bị biến chứng Xơ vữa động mạch .

Điều trị tích cực các nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây bệnh như thuốc lá đái tháo đường, tăng huyết áp. Giảm stress, tăng cường hoạt động thể lực.

Theo dõi và điều trị các biến chứng tại các trung tâm đều đặn có theo dõi nhằm tránh tái phát.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.