KỲ NAM (cây Già Nam)

KỲ NAM (cây Già Nam)
KỲ NAM (cây Già Nam)

Đọc thêm các tên khác:

Kỳ nam hương Nhự nam hương Lục kết Mật kết
 Kỳ nam hương Hoạt trạch                                  Già nam hương Sào loa  
Kỳ nam hương Hổ ban kim ty kết Sạn hương  

Cứ theo Hoàng Việt địa dư nhất thống ký nói về đồi núi, các xã Tân Định, An Thành, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có sản xuất Kỳ nam về địa phận Bình Khang, Diên Khánh là hạng tốt nhất, thứ sản xuất ở Phú yên, Qui Nhơn là hạng nhi.

Sách Tàu cũng nói rằng: các núi về mạn bể nam lắm thứ gồ thơm, khi cây cối có lỗ hốc hổng trống thì kiến to làm tổ ở những lỗ hốc ấy, nó công mật về ăn, mật rơi lâu ngày ngấm dần vào gỗ, làm cho gỗ mịn đi và mềm lại, trông như là thấm nhuận. Đó là Kỳ nam.

Nhưng người bản xứ thì nói Kỳ nam là ruột cây gió lâu ngày kết thành hương.

Cây gió có 3 thứ:

Gió lưỡi trâu và gió lang thì kết thành trầm hương. Gió bầu thì kết thành kỳ nam.

Cây gió người ta thấy lá nó vàng và nhỏ, ở thân cây lại sinh ra nhiều bướu thì biết là trong cây đó đã có trầm hương thì mới chặt để lấy trầm.

Lại một thuyết khác người ta tìm trong rừng núi thấy tổ mối hoặc tổ kiến cao vài ba thước, mới đào lên tìm ở dưới gốc sâu, bới được nhiều trầm hương tốt.

KỲ NAM (cây Già Nam)
KỲ NAM (cây Già Nam)

Khái luận.

Kỳ nam thế nào là tốt ?

Thứ nhất là tìm được cây chưa chết, khí chất chưa khô, còn mềm và nhiều dầu là tốt nhất.

Hai là khi tìm được cây chết chỉ còn gốc, khí mật đọng thành keo ở gốc cây khô còn mềm như miếng kẹo là hạng thư.

Lại một hạng nữa là cây mới được ít ngày tháng, khí của cây và hơi của mật chưa đủ thấm khắp, hai tính chất chưa hòa lẫn được với nhau, xem ra còn nhiều tính gỗ mà ít mùi thơm, lốm đốm đen từng dọc là hạng kém.

Còn thứ nữa cứng chắc như cây gỗ, chỉ hơi có mùi thơm lại càng kém nửa.

Mềm mà sắc hơi trắng như sáp trắng là tốt nhất, thư sắc xanh biếc là thư nhì, vàng vàng là thứ ba, đen nứa là thư tư, còn thứ loang lổ lốm đốm là thư xấu nhất.

Thư tốt nhất nó mềm mại nhẹ nhàng như bột, lấy móng tay bấm lùng vào được, nhưng khi bỏ ra vết nó lại liền hoàn lại ngay, khí thơm man mác, thom ngọt ngào, vị nó cay nhấm vào tê lưỡi là tốt.

Phép thử lấy lá chuối gói nó thật chặt, đem phơi giứa trời nắng, đến chiều dở ra thấy thẩm cả đầu là tốt.

Thứ thực rất khó hiếm, bây giờ người ta lấy hương vụn thấm dầu va sáp canh đặc làm thành ra nó, ngửi vẫn thấy hơi thơm nhưng dũng tuyệt không có công hiệu chi cả.

Kỳ nam vói Trầm hương khác nhau thế nào ?

Cứ xem hình chất thì Kỳ nhẹ, mà Trầm nặng. Thử nếm xem thì thấy vị của Kỳ nó kiêm cả chua cay ngọt đắng, mà Trầm hương thì chỉ có đắng thôi, thử đốt khói thì giống Kỳ khói lên thẳng mà dài, còn Trầm thì khói bốc lên vòng quắn lấy nhau rồi tan.

Khi dùng vào thuốc thì nên nhớ tính Kỳ hay bốc lên và tan đi, mà tính Trầm thì hay rút xuống, uống Kỳ thì thấy ợ hoi mà uống Trầm thì hơi phóng xuống.

Tính vị:

Kỳ nam khí nóng vị cay, không độc.

Công hiệu:

Kỳ nam tính hay giữ chặt đại tiểu tiện, bền vững tinh khí, người nào muốn ít đi đái thì dùng Kỳ nam đeo trong mình, hoặc tán bột hòa thành cao dán trước lỗ đít thì không đi đái nữa. Kỳ muốn để dành nên đựng vào cái hộp bằng thiếc làm một cái nắp có nhiều lỗ thủng để một cái lỗ nhỏ ở dưới để hơi có thể xông lên được thì nó khỏi khô đi không nên bọc giấy hay là phơi nắng vì nó khô ráo quá không tốt.

Nhưng khi khí tròi ẩm ướt cũng cần phải cất kín không thì bị khí trời thay đổi làm hư hao mất hương vị nó đi. Dùng vào với thuốc, khi sắc được thuốc mới đem mài nó vào mà uống, chữa được những chứng đau bụng hoắc loạn, hoặc là đau bụng thổ tả rất hay.

Nó còn có tính tiêu đờm, hạ khí, cho nên người ta hay dũng nó để chữa bệnh ho, nhưng mà thứ thật rất hiếm. Các cửa hàng thuốc đều có bán cả, nhưng sự thật phần nhiều là nguyên thứ giả, khó có khi mua được của chính.

KỲ NAM (cây Già Nam)
KỲ NAM (cây Già Nam)

Theo:”Dược tính chỉ nam”.

Bài trướcMÁU Ở MÀO GÀ 
Bài tiếp theoCÁ VÀNG (KIM NGƯ)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.