Xương bồ

Tên KH: Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineusSoland.var.macrospadiceusYamamoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus calamusL. var.angustatusBess.) họ Ráy (Araceae).

Xương bồ

Xương bồ

Bộ phận dùng: thân rễ đã phơi hoặc sấy khô.

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô. Khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cát thành phiến, dài 3-5cm, dày 2- 3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạo tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng.

Chủ trị:

Chữa bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng thử (có thể phối hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột mịn thổi vào mũi)

Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý ( tim đập nhanh, loạn nhịp), tâm hồi hộp, mất ngủ, buồn phiền (có thể dùng thủy xương bồ dưới dạng thuốc ngâm rượu, có thể tẩm chu sa đã qua thủy phi)

Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn ( có thể phối hợp với bán hạ, trần bì)

Cố thận: làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận khí kém dẫn đến tai điếc ( có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử, phá cố chỉ…

hành khí giảm đau: dùng khi bị cảm lạch, đau bụng, đầy trướng ( có thể dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương); chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng ( dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam thảo)

Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.

Liều dùng: 4-8g/ ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Bài trướcXạ hương
Bài tiếp theoTrầm hương

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.