NHÓM NGUYÊN NHÂN KHÁC

Đàm – ẩm

Đàm và ẩm là sản vật bệnh lý, do Tân dịch ngưng tụ biến hóa thành. Đàm là chất đặc. ẩm là chất trong loãng. Đàm – ẩm sau khi sinh ra sẽ gây những chứng bệnh mới, phạm vi gây bệnh rất rộng.

Nguồn gốc

Do Lục dâm , Thất tình khiến cho công năng 3 tạng Tỳ, Phế, Thận bị ảnh hưởng, Tân dịch không phân bố và vận hành được, ngưng tụ thành Thấp , Thấp hóa thành Đàm, ẩm.

Sinh bệnh lý

Đàm – ẩm sau khi hình thành theo Khí đi khắp nơi, ngoài đến gân xương, trong đến Tạng Phủ, làm cản trở đến sự vận hành Khí Huyết, sự thăng giáng của Khí mà gây nên nhiều chứng bệnh ở các bộ phận cơ thể.

Triệu chứng bệnh lý của Đàm – ẩm

Đàm

ở Phế: Háo suyễn, khạc ra đờm.

Nghịch lên trên: Huyễn vựng.

ở Tâm: Tâm quý, đau ngực, điên cuồng.

ở Ngực: Tức ngực thở khò khè.

ở Vị: Lợm giọng, nôn mửa.

ở kinh Thiếu dương : Gây ra sốt rét.

ẩm

Tràn ra cơ nhục gây phù thũng.

Ra ngực sườn gây ho, hen suyễn.

ở tiêu hóa: Sôi bụng, bụng đầy, miệng khô, ăn kém.

Những chứng bệnh do Đàm ẩm gây ra

Đàm

Phong đàm:Chứng trúng phong gây hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã, khò khè, miệng méo, mắt lệch, lưỡi cứng không nói hoặc chứng đột nhiên ngã, hôn mê, sùi bọt mép.

Nhiệt đàm: Phiền nhiệt, táo bón, đầu mặt nóng, đau họng, điên cuồng.

Hàn đàm: Tay chân đau nhức khó cử động.

Thấp đàm:Người nặng mềm yếu, mệt mỏi.

Loa lịch: Lao hạch thường ở gáy, nách, bẹn, thành khối, hạch không nóng, không đau, ra chất bã đậu, khi vỡ loét khó liền miệng.

Ẩm

Huyền ẩm: Đau mạn sườn, ho khó thở, thở khò khè.

Yêm ẩm: (yêm = tràn) đau người và nặng nề, tay chân phù. Hen suyễn, không có mồ hôi, sợ lạnh.

Ăn uống và lao nhọc

Thiên Thượng cổ thiên chân luận – sách Tố vấn ghi: “ăn uống có chừng, sinh hoạt có mức” là một nguyên tắc của việc dưỡng sinh phòng bệnh.

Ăn uống

Người ta lấy Vị làm gốc, nhờ vào tinh khí của thủy cốc mà sinh trưởng. Nếu ăn uống không điều độ, Tỳ Vị bị thương thì có thể ảnh hưởng đến công năng vận hóa, sinh ra bệnh tật.

Những tình trạng bệnh do ăn uống gồm: đói quá, no quá, ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, ăn thiên về một vị như nhiều vị chua, đắng, cay, mặn đều làm cho Tạng khí bị tổn thương mà sinh bệnh.

Làm việc nhọc mệt

Lao động có thể làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần thư thái, tăng thêm sức khỏe. Tuy nhiên nếu hoạt động không thích đáng hoặc lao động quá sức của mình cùng đều thành nhân tố gây bệnh.

Phòng thất không điều độ

Phòng thất không điều độ là chỉ sắc dục quá độ, tổn hại đến tinh khí của Thận. Thiên Tà khí Tạng Phủ bệnh hình – sách Linh khu nói: “Nếu phòng dục quá độ thì hại Thận”.

Thân thể người ta lấy Thận làm nơi chứa Tinh , là căn bản của tiên thiên. Nếu tinh khí đầy đủ thì người khỏe mạnh, trong thì ngũ tạng điều hòa, ngoài thì da dẻ tươi nhuận, sáng sủa, tai mắt thông sáng.

Nếu như say mê sắc dục, chẳng những làm cho thân thể hư nhược, dễ cảm thụ lục dâm, mà cả Thận âm, Thận dương cũng đều bị suy tổn.

Ứ Huyết

ứ huyết là tình trạng khí huyết vận hành không thông suốt, gây sung huyết hoặc có thể chảy máu tại chỗ.

Nguyên nhân

Khí hư.

Khí uất.

Chấn thương.

Triệu chứng biểu hiện

Đau, tính chất đau cự án, cố định.

Sưng.

Dấu bầm máu: Xuất huyết dưới da, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết.

Dấu xuất huyết: Đại tiểu tiện ra máu, rong kinh.

Chấn thương và trùng thú cắn – Trùng tích – Trúng độc

Bài trướcPhụ lục nguyên nhân gây bệnh
Bài tiếp theoNội nhân

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.