BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG

BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG
BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG


A- NGUYÊN NHÂN :


Nhị dương (1) chi bệnh phát tâm tỳ, hữu bất đắc ẩn khúc (3), nữ tử bất nguyệt(4), kỳ truyền vi phong tiêu (5), kỳ truyền vi tức bôn, tử bất trị.
Tam dương(1)vi bệnh, phát hàn nhiệt, hạ vi ung thủng, cập vi nuy quyết soái uyên(6), kỳ truyền vi sách trạch (7), kỳ truyền vi đồi sán (8).
Nhất dương phát bệnh, thiểu khí, thiện khái, thiện tiết, kỳ truyền vi tâm xiết(9), kỳ truyền vi cách. Nhị dương nhất âm phát bệnh, chủ kỉnh hãi, bối thống, thiện y(10), thiện khiếm (11), danh viết phong quyết.
Nhị âm (2) nhất dương phát bện, thiện trướng, tâm mãn, thiện khí (12).
Tam dương tam âm (2)phát bệnh, vi thiên khô nuy dịch (13), tứ chi bất cử.
(Tô’ vấn : Âm dương biệt luận)

BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG
BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh biến của kinh Dương minh vị phần nhiều là do bệnh tâm tỳ gây ra, có những điều ẩn khúc thầm kín như những bệnh phu nữ bế kinh vv… Nếu để lâu ngày bệnh sẽ truyền biến thành chứng phong tiêu, người bị thiêu máu ốm o gầy mòn, hoặc mắc chứng bệnh phổi hay mệt thở dốc là vô phương cứu chữa.

Kinh Thái dương bệnh người bị nóng lạnh, bên dưới sinh ung nhọt, hai bụng chân tê bại vọp bẻ, lâu ngày bệnh truyền biến thành bệnh sách trạch tức da móng đều không nhuận hay chứng đồi sán bìu dái sưng đau.
Kinh Thiếu dương bệnh người thở ngắn hay ho và tiêu chảy, lâu ngày bệnh truyền biến thành chứng tâm xiết, tâm hư đau lói ngực hay chuyển thành bệnh cách, ngực bị ngăn, ăn uống nuốt không trôi.
Kinh Dương minh và Quyết âm cùng bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sợ hãi, vai đau, luôn ợ hơi hay ngáp dài, gọi là chứng phong quyết.
Kinh Thiếu âm và Thiếu dương cùng bệnh thì người bụng đầy trướng, ngàn ngực hay thỏ than.
Kinh Thái dương và Thái âm cùng bệnh sẽ xuất hiện chứng bán thân bất toại, gân cơ tê bại, tay chân không cử động được.

BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG
BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG

D- CHỨ THÍCH :

(1) Nhất dương, nhị dương, tam dương :
– Nhất dương là Thiếu dương : Gồm thủ Thiếu dương Tam tiêu kinh và túc Thiếu dương Đởm kinh.
– Nhị dương là Dương minh : Gồm thủ Dương minh Đại trường kinhtúc Dương minh Vị kinh.
– Tam dương là Thái dương : Gồm thủ Thái dương Tiểu trường kinh và túc Thai dương Bàng quang kinh.
(2) Nhất âm, nhị âm, tam âm :
– Nhất âm là Quyết âm : Gồm thủ Quyết âm Tâm bào kinh và túc Quyết âm Can kinh.

– Nhị âm là Thiếu âm : Gồm thủ Thiếu âm Tâm kinh và túc Thiếu âm Thận kinh. –
– Tam âm là Thái âm : Gồm thủ Thái âm Phế kinh và túc Thái âm Tỳ kinh.
(3) Bất đắc ẩn khúc Ý nói bệnh của bộ máy sinh
dục.
(4) Nữ tử bất nguyệt : Chỉ phụ nữ bị bế tắc kinh
nguyệt.
(5) Phong tiêu : Bệnh dạ dày đưa đến hình thể suy nhược gầy mòn.
(6) Soái uyên : Chỉ bắp chuôi nhỏ ở chân đau mỏi chuột rút.
(7) Sách trạch Chỉ da móng khô cằn không tươi nhuận.
(8) Đồi sán : Bênh sa ruột, sưng đau bìu dái.
(9) Tâm xiết: Tâm hư đau lói ngực.
(10) Y Ợ hơi.
(11) Khiếm Ngáp.
(12) Thiện khí Thở dài.
(13) Nuy dịch: Bại yếu.

BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG
BỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG

E- LỜI BÀN :

Đoạn kinh văn này trình bày bệnh lý của ba kinh âm và ba kinh dương, nêu lên một số bệnh chứng và sự truyền biến của bệnh tật. Qua đó chúng ta càng nhận rõ mối quan hệ mật thiết giữa các đường kinh mạch, thường một kinh bị bệnh thì luôn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến một số kinh khác. Lấy ví dụ : Tâm tỳ bệnh thì sẽ dẫn đến vị bị bệnh, vì tâm hỏa là mẹ, tỳ vị là con, và một khi bị bệnh sẽ gây tác hại trở lại đối với tâm tỳ, làm cho khí huyết, gân cơ, kinh nguyệt bị rốì loạn, kể cả tạng phế cũng phải bị vạ lây, vì tỳ vị với phế là quan hệ mẫu tử, mẹ bệnh tất sẽ ảnh hưởng đến con vậy.

Bài trướcBỆNH TRƯỚNG
Bài tiếp theoBỆNH THỦY THŨNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.