BỆNH CỦA NGŨ TẠNG

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG

(I)

A- NGUYÊN VĂN :

Can bệnh giả, lưỡng hiếp hạ thống dẫn thiếu phúc, lệnh nhăn thiện nộ. Hư tắc mục hoang hoang(1)vô sở kiến, nhĩ vô sở văn, thiện khủng như nhãn tương bộ chi, thủ kỳ kinh, Quyết âm dữ Thiếu dương, khí nghịch, tắc đầu thống nhĩ lung bất thông, ổiáp thũng thủ huyết giả.
(Tố vấn : Tạng khí pháp thời luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh ở can thì đau hai bên hạ sườn, đau ran đến bụng dưới, làm cho người hay giận, đó là chứng can thực. Can hư thì mắt mờ nhìn không thấy rõ, tai không nghe rõ, hay khiếp sợ như có người sắp muôn đến bắt mình. Khi trị liệu nên dùng kinh huyệt Quyết âm Can và Thiếu dương Đởm. Nếu can khí thượng nghịch thì đau đầu, tai điếc, hàm sưng, cần chữa vào kinh Quyết âm và Thiếu dương, châm thích xuâ’t huyết.

D-CHÚ THÍCH :

(1) Mục hoang hoang Mắt mờ nhìn không thấy rõ.

E- LỜI BÀN :

Giải thích về bệnh lý của tạng can, Hải Thượng Lãn Ông nói :“Can thuộc kinh mạch Quyết âm, từ chân lên quanh bộ phận sinh dục, đến bụng dưới lại đi lên suốt đến não bộ, xuống chẽn dừng tỏa ra sườn, cho nên can bệnh đau hai bên hạ sườn và đau ran đến bụng dưới, vì cạn khí thực cho nên hay giận “.“Mạch Quyết âm từ sườn lên cuốn họng, vào trán, liên lạc tới mắt, chi mạch của kinh Thiếu dương Đởm từ sau tai vào trong tai, chạy ra phía trước tai đến sau đuôi mắt, cho nên sinh ra bệnh như trên”.

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG

(II)

A- NGUYÊN VĂN :

Tâm bệnh giả, hung trung thống, hiếp chi mãn, hiếp hạ thông, ung bốì kiên giáp gián thông, lưỡng tý nội thống, hư tắc hung phúc đại, hiếp hạ dữ yêu tương dẫn nhi thống, thủ kỳ kinh, Thiếu âm Thái dương, thiệt hạ huyết giả. Kỳ biến bệnh(1), thích khích trung(2)huyết giả.
(Tô’ vấn : Tạng khí pháp thời luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh ở tâm thì đau trong lồng ngực, sườn đầy tức, hạ sườn đau, đau ngực và bả vai, đau mé trong hai cánh tay, đây là chứng trạng tâm thực.
Tâm hư thì ngực bụng trướng to, hạ sườn và eo lưng đều đau ran.
Khi trị liệu cần chữa vào kinh huyệt thủ Thiếu âm Tâm và thủ Thái dương Tiểu trường, châm thích mạch dưới lưỡi xuất huyết. Nếu bệnh tình biến hóa khác với lúc khởi bệnh thì châm huyệt ủy trung xuất huyết.

D-CHÚ THÍCH :

(1) Kỳ biến bệnh Bệnh tình biến hóa khác với lúc
mới bệnh.
(2) Khích trung : Chỉ huyệt ủy trung.

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG-huyệt ỦY TRUNG

E- LỜI BÀN :

Giải thích về bệnh lý của tạng tâm, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng tâm bệnh thì nơi kinh mạch thủ Thiếu âm, thủ Thái âm, thủ Quyết âm đi qua đều có những triệu chứng bệnh như trên. Ông nói:“Chi mạch của kinh mạch thủ Thiếu âm tâm từ ngực ra sườn, cách hố nách ba thốn, đi lên dưới hố nách, xuống qua mé trong bắp tay, đi vào khoảng giữa hai kinh mạch Thái âm và Thiếu âm, vào trong khuỷu tay, xuống qua cẳng tay đi vào khoảng giữa hai lằn gân. Kinh mạch thủ Thiếu âm Tâm từ tâm hệ lên phổi đi ra dưới nách, xuống qua phía sau mé trong bắp tay, đi vào sau chổ kinh mạch Thái âm, Quyết âm, xuông khuỷu tay, đi theo phía sau mé trong cẳng tay đến lồi xương trụ (cao cốt) ở sau bàn tay, kinh mạch thủ Thái dương Tiểu trường từ bắp tay đi quanh trong vai, giao nhau ở trên vai, cho nên sinh bệnh như trên. Kinh mạch thủ Quyết âm Tâm bào lạc đi từ trong ngực ra liên thuộc với tâm bào, xuống chẽn dừng, liên lạc vơi tam tiêu, một chi mạch rẽ ra từ ngực ra sườn, kinh mạch thủ Thiếu âm Tâm từ tâm hệ xuống chẽn dừng liên lạc với tiểu trường, cho nên lúc biến động sinh bệnh như trên”.

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG

(III)

A- NGUYÊN VĂN :

Tỳ bệnh giả, thân trọng thiện cơ nhục nuy, túc bất thâu(1), hành thỉện xế(2)cu’ớc hạ thống. Hư tắc phúc mãn trường minh, tôn tiết thực bất hóa, thủ kỳ kỉnh, Thái âm Dương minh Thiếu âm huyết giả.
(Tô vấn : Tạng khí pháp thời luận)

C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh ở tỳ thì người nặng nề, hay đói, cơ bắp bị bại yếu vô lực, hai chân xụi đi đứng chân hay bị chuột rút, dưới chân đau nhức, đấy là chứng tỳ thực.
Tỳ hư thì bụng đầy, sôi ruột, tiêu chảy đi phân sống toàn là thức ăn không tiêu. Châm lây huyệt kinh Thái âm Tỳ, Dương minh Vị và Thiếu âm Thận, thích xuất huyết.

D-CHÚ THÍCH :

(1) Túc bất thâu Hai chân bị bại nên xụi lơ.
(2) Hành thiện xế : Đi đứng chân hay bị chuột rút, co quắp.

E- LỜI BÀN :

Theo Hải Thượng Lãn Ông :“Co quắp nói ở đây là bệnh trẻ em, tỳ thuộc thổ mà chủ bắp thịt, cho nên người nặng nề mà bắp thịt nhão. Kinh mạch túc Thái âm Tỳ khởi đầu từ đầu ngón chân cái, đi qua mé trong ngón chân cái, lên bên trong mắt cá trong, lên bên trong bụng chân. Kinh mạch túc Thiếu âm Thận, bắt đầu từ dưới ngón chân út, đi chéo sang lòng bàn chân, lên bên trong bụng chân, lên mé bên trong nhượng, cho nên khi mắc bệnh thì chân không nhác lên được, hay co quắp và dưới chân đau.
Kinh túc Thái âm Tỳ từ mé trước bên trong đùi vào bụng thuộc tỳ, liên lạc với vị, cho nên sinh bệnh như vậy”.
Sách Linh khu nói : “Trung khí bất túc thì bụng hay đầy, ruột hay sôi”.

A- NGUYÊN VĂN :

Phế bệnh giả, suyễn khái nghịch khí, kiên bô’i thống, hãn xuất, khao(1) âm cổ tất bễ soái hành (2)túc gỉai thống. Hư tắc thiểu khí bất năng báo tức(3), nhĩ lung ích can, thủ kỳ kỉnh, Thái âm túc Thái dương chi ngoại Quyết âm nội huyết giả.
(Tố vấn : Tạng khí pháp thời luận)

 C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Bệnh ở phế thì ho suyễn, khí nghịch, vai lưng đau, đổ mồ hôi, xương cùng, âm bộ, đùi, gối, xương đùi, bắp chuối chân, và khoeo chàn đều đau nhức. Đây là chứng trạng của phế thực.
Phê hư thì khí kém, thở ngắn hụt hơi, tai điếc, họng khô. Khi trị liệu nên lây huyệt kinh thủ Thái âm Phế, mé ngoài túc Thái dương kinh và mé trong túc Quyết âm kinh, tức các huyệt của kinh túc Thiêu âm Thận, châm thích xuất huyết.

D-CHÚ THÍCH :

(1) Khao Xương cùng.

(2) Bễ soái hành Bễ chỉ xương đùi, soái chỉ bắp chuối
chân, hành chỉ khoeo chân, cẳng chân.
(3) Bất năng báo tức: Hơi thỏ ngắn, hay hụt hơi.

E- LỜI BÀN :

Theo Hải Thượng Lãn Ông :“Phế tàng trữ khí, chủ suyễn thở, lúc biến động thì sinh ho, cho nên phế bệnh thì ho suyễn khí nghịch lên. Lưng là phủ của ngực tiếp giáp với vai, cho nên vai lưng đều đau, phế nuồi lông da, phong tà thịnh thì tân dịch tiết ra ngoài cho nên đổ mồ hôi. Kinh mạch túc Thiếu âm Thận từ dưới chân đi lên, qua bên trong bụng chân, ra mé trong nhượn khoeo lên mé sau bên trong đùi, dọc theo xương sống, thuộc thận, liên lạc với bàng quang. Nay phế khí không vận hành thì kinh mạch thận bị tà, cho nên các chổ xương cùng, ngọc hành, đùi, đầu gối, xương đùi, bụng chân ống chân và chân đều đau nhức.
Phế khí hư ở trèn, cho nên không đủ hơi để thở điều hòa được. Lạc mạch của kinh thủ Thái âm Phế hội ở trong tai cho nên điếc. Kinh mạch túc Thiếu âm Thận đi lên ngực, qua chẽn dừng vào trong phổi qua hầu họng lên cuống lưỡi. Nay phế hư thì thận khí không tỏa đủ lên trên cho nên họng khô”.

(V)

A- NGUYÊN VĂN :

Thận bệnh giả, phúc đại kính(1)thũng, suyễn khái thân trọng, tẩm(2)hãn xuất tăng(3)phong. Hư tắc hung trung thống, đại phúc

tiểu phúc thống, thanh quyết(4) ný bất lạc, thủ kỳ kinh, Thiếu âm Thái dương huyết giả.

(Tôi’ vấn : Tạng khí pháp thời luận)

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

 

Bệnh thận thì bụng trướng to, bắp chân sưng phù, ho hen, suyễn thở, mình nặng nề, nằm ngủ thì ra mồ hôi trộm, sợ gió. Đấy là triệu chứng thận thực.

Thận hư thì trong ngực đau tức, bụng trên bụng dưới đều đau, mát lạnh khí nghịch trong lòng không vui. Khi trị liệu thì lấy huyệt kinh túc Thiếu âm và túc Thái dương Bàng quang, châm thích xuất huyết.

D- CHÚ THÍCH :

(1)      Kính DỄ: Bắp chân. Một âm là hĩnh.

(2)      Tẩm: Ngủ.

(3)      Tăng: Ghét, sợ.

(4)      Thanh quyết Mát lạnh khí nghịch.

E- LỜI BÀN :

Theo Hải Thượng Ông :“Kinh mạch túc Thiếu âm Thận khởi đầu từ chán, lên bụng chân, theo xương mu đi lên hai bên rốn, vào trong bụng mà đi lên vào phế, cho nên bụng to, chân sưng mà ho suyễn. Bệnh ở thận thì xương không có tác dụng cho nên mình nặng. Thận tà công lên phế, tâm khí suy ở trong, tân dịch sinh ra mồ hôi, cho nên nằm ngủ thì ra mồ hôi trộm, chân đã sưng, mồ hôi không hóa được âm, ngưng đọng ở lỗ chân lông, dương thiêu đốt lên thượng tiêu, trong nóng ngoài lạnh, cho nên sợ gió.
Kinh mạch túc Thiếu âm từ phế đi ra liên lạc với tâm, dồn ở trong ngực. Thận khí đã hư, tâm không có sự ức chê, tâm khí bốc lên phế, cho nên đau dồn ở trong ngực. Kinh mạch túc Thái dương từ gáy đi xuống chân, thận hư thì khí ở kinh Thái dương không đi mạnh được ở chân, cho nên chân lạnh mà khí nghịch lên, vì mát lạnh cho nên bụng trên bụng dưới đau, trí kém thì tinh thần rối loạn cho nên không vui”.

BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
BỆNH CỦA NGŨ TẠNG
Bài trướcHUYẾT CHỨNG
Bài tiếp theoKHÍ NGŨ TẠNG LỤC PHỦ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.