Phế âm hư (âm hư phế táo)

Triệu chứng:Ho không có đờm, hoặc ít mà dính, có khi lẫn ít máu, sốt về chiều, mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, sau giờ ngọ má đỏ, mất ngủ, miệng khô, họng rát, hoặc tiếng nói khản câm gần mất, lưỡi hồng, chậm, ít rêu, mạch tế, sác (nhỏ mà nhanh).

Bệnh lý:Phế âm hư, tân dịch bất túc nên ho không có đờm hoặc đờm ít mà dính, tân dịch bất túc không đủ làm mềm các phế mạch, phế lạc dễ vỡ vì ho nên có lẫn máu trong đờm. Âm hư sinh nội nhiệt gây sốt về chiều, lòng bàn chân, bàn tay nóng, miệng khô, họng rát. Âm hư nên thuỷ không chế được hoả, nội hoả nhiễu động, giúp cho tân dịch tiết ra ngoài đưa đến mồ hôi trộm, nội nhiễu tâm thần làm cho mất ngủ, lưỡi hồng, chậm, ít rêu, mạch tế sác, là tượng mạch, tượng lưỡi của chứng âm hư; sau ngọ, gò má đỏ là sắc mặt thường thấy của phế âm hư.

Phép chữa: Nên tư âm dưỡng phế dùng Bách hợp cố kim thang gia giảm. Lao phổi viêm phế quản thuộc phế âm hư, dùng phép trên điều trị. Giãn phế quản thuộc về phế âm hư dùng Bách hợp, Bách hộ, Bạch cập, Ngũ vị tử, Hải phù thạch, Chỉ xác, Tiên lạc thảo gia giảm mà chữa.

Phế tỳ lưỡng hư, phế thận lưỡng hư

Triệu chứng: Phế tỳ lưỡng hư thuộc hư chứng, biểu hiện: ho kéo dài ngày, đờm nhiều, trong, lỏng, sắc mặt gày còm, phờ phạc, mệt mỏi, kém ăn, bụng chướng, ỉa nhão, lưỡi mỏng, chậm, sắc nhạt, rêu trắng, mạch tế hoặc hư đại (mạch nhỏ, hoặc to mà rất yếu).

Phế thận lưỡng hư thuộc âm hư, biểu hiện: Ho ít, ít đờm, cử động thì tụt hơi, mặt trắng, gò má đỏ, sốt về chiều hoặc ngũ tâm phiền mệt, gầy mòn, mất ngủ, mồ hôi trộm, đêm đến khô miệng, lưng đau, đùi nhẽo, di tinh, lưỡi hồng, mạch tế sác (nhỏ mà nhanh).

Bệnh lý: Tỳ và phế, phế và thận đều có tác dụng tương sinh giúp đỡ nhau, một tạng hư sẽ dẫn đến hai tạng cùng hư, sinh ra chứng bệnh của 2 tạng. Như phế tỳ khí hư có chứng ho lâu ngày, nhiều đơm trong, lỏng, của phế hư, lại có mệt mỏi, phân nát, bụng chướng, gày mòn, ăn ít là chứng của tỳ hư. Phế thận lưỡng hư là chứng của âm hư, ngoài việc có chứng của phế hư còn có chứng của thận âm hư là đêm đến miệng khô, lưng đau, đùi nhẽo, di tinh.

Phép chữa: Tỳ phế lưỡng hư nên bổ tỳ, ích phế dùng Hương sa lục quân tử thang gia giảm. Phế thận lưỡng hư nên tư bổ phế thận, dùng Lục vị địa hoàng thang gia giảm thiên hoa phấn, Mạch môn, Sa sâm.

Lao phổi dùng thuốc chống lao lâu ngày không khỏi, cần nghĩ đến phế hư và cần phân biệt thuộc về tỳ phế lưỡng hư, hay thuộc về phế thận lưỡng hư, có thể dùng Tân dược uống chống lao, Đông dược để bổ hư. Ví dụ: lao phổi có hang lâu ngày không kín, nên dùng thuốc bổ phế tỳ kết hợp với thuốc chống lao, có thể nâng cao hiệu quả.

Bài trướcChứng Đại trường thấp nhiệt
Bài tiếp theoChứng Phế khí hư – triệu chứng, phép chữa, bệnh lý

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.