Nguyên tắc vận dụng Du và Mộ huyệt

 Nguyên tắc vận dụng Du và Mộ huyệt
Nguyên tắc vận dụng Du và Mộ huyệt

Phương pháp chọn Du huyệt và Mộ huyệt của tạng phủ có bệnh để tiến hành trị bệnh. Ví dụ như: Đau Dạ dày, ăn uống kém (thuộc Vị), chọn Mộ huyệt của Vị là Trung quản và Du huyệt thuộc kinh Bàng quang là Vị du.
– Tim đập mạnh, sốt cao (thuộc Tâm bào), chọn Mộ huyệt của Tâm bào là Chiên trung và Du huyệt của kinh Bàng quang là Quyết-âm du.
Ho, đàm nhiều, tức ngực (thuộc Phế) , chọn Mộ huyệt của Phế là Trung phủ và Du huyệt thuộc kinh Bàng quang là Phế du.
Ngoài việc chữa bệnh ở tạng phủ ra, các Du huyệt còn có thể chữa được các bệnh thuộc giác quan như:
– Can du trị được bệnh ở mắt
– Thận du trị được bệnh ù tai (theo Tạng tượng học)

– Can dương vọng nghịch lên Làm đầu óc choáng váng, dùng Du Mộ huyệt của Can là Can du, Kỳ môn.
Theo nguyên tắc “Tùng âm dân dương, tùng dương dẫn âm” của Nội kinh thì nếu bệnh ở tạng thi châm cứu Du huyệt trước rồi Mộ huyệt sau, còn nếu bệnh ở phủ thì châm cứu Mộ huyệt trước rồi Du huyệt sau. Ví dụ như: Tỳ hư thì bổ Tỳ du trước, sau đó bổ Chương môn.
– Vị thực thì tả Trung quản trước, sau đó tả Vị du. Thông thường, bệnh của tạng hoặc phủ mới phát thì chú ý tối Du huyệt, bệnh mãn tính lâu ngay chú ý tói Mộ huyệt. Dùng Mộ huyệt để chữa phần lớn các chứng do “Nguyên khí bất túc”.

 Nguyên tắc vận dụng Du và Mộ huyệt
Nguyên tắc vận dụng Du và Mộ huyệt
Bài trướcBẢNG DU MỘ HUYỆT
Bài tiếp theoBẢNG NGUYÊN LẠC HUYỆT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.