Tạng Phế

Chức năng sinh lý của tạng Phế

Phế chủ khí:(Ngũ tạng sinh thành thiên)

Khí là vật chất trọng yếu, cơ thể nhờ Khí đề duy trì sự sống. Khí theo YHCT có 2 nguồn: Một là từ tinh khí trong đồ ăn thức uống, hai là từ khí trời hít vào người. Khí trời từ phía ngoài đi vào cơ thể qua Phế. Khí từ đồ ăn thức uống qua sự tiêu hóa của Vị được Tỳ chuyển lên Phế. Hai khí ấy kết hợp lại gọi là “Tông khí”. Tông khí là khí hậu thiên đi ra họng để làm hô hấp, dồn vào Tâm mạch, phân bố khắp toàn thân. Cho nên hàm nghĩa của Phế chủ khí chẳng những Phế coi việc hô hấp mà còn nói toàn bộ khí của cơ thể khắp trên dưới trong ngoài đều do Phế làm chủ.

Rối loạn chức năng Phế chủ khí sẽ dẫn đến:

Những triệu chứng ở bộ máy hô hấp: Ho, khó thở, suyễn, nặng tức ngực.

Những triệu chứng của tình trạng suy nhược: Mệt mỏi, thiếu hơi, đoản khí.

Phế giúp Tâm chủ trị tiết:

“Trị tiết”có nghĩa là quản lý rành mạch, không rối loạn có thứ tự rõ ràng, ở đây là chỉ vào sự hoạt động sinh lý có quy luật. Sở dĩ các tổ chức Tạng Phủ trong cơ thể hoạt động có quy luật nhất định, tuy do công dụng “Tâm chủ thần minh” của Tâm, nhưng vẫn cần được sự hỗ trợ của Phế. Cho nên, Thiên Linh lan bí điển luận – Tố vấn nói: “Phế giữ chức tướng phó việc trị tiết từ đó mà ra”. Tác dụng tướng phó của Phế biểu hiện về mặt huyết mạch, chủ yếu là ở mối quan hệ tác dụng lẫn nhau giữa Khí và Huyết. Tâm chủ Huyết, Phế chủ khí, cơ thể nhờ sự vận hành tuần hoàn của khí huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ năng và quan hệ nhịp nhàng giữa các tạng và quan hệ nhịp nhàng giữa các Tạng Phủ. Sự vận hành của Huyết tuy do Tâm làm chủ nhưng phải nhờ vào tình hình thoải mái của Phế khí mới có thể vận hành bình thường. Khí của toàn thân tuy do Phế làm chủ nhưng cần phải nhờ sự vận hành của huyết mạch mới có thể thông đạt khắp toàn thân. Tâm với Phế, Huyết với Khí nương tựa nhau, tác thành cho nhau, gây tác dụng cho nhau rất chặt chẽ. Cho nên đời sau có cách nói: “Khí là thống soái của Huyết, Huyết là mẹ của Khí, Khí lưu hành thì Huyết lưu hành, chỗ nào Huyết đi đến thì Khí cũng đi đến”.

Phế thông điều thuỷ đạo, chủ tuyên giáng (tuyên thông, tuyên phát, túc giáng)

Phế chủ tuyên thông:Chức năng làm sạch khí trời đồng thời giúp cho sự hít vào thở ra thông suốt. Rối loạn chức năng này sẽ đưa đến:

Ngạt mũi.

Tức ngực, khó thở.

Phế thông điều thủy đạo, chủ túc giáng:Nước uống vào Vị qua sự chuyển vận của Tỳ sẽ được đưa lên Phế để phân bổ khắp cơ thể rồi theo đường thủy đạo của tam tiêu mà đi vào bàng quang (gọi là Phế khí túc giáng), vì thế tiểu tiện có thông lợi hay không sẽ liên quan tới chức năng này do đó người ta nói phế là nguồn trên của nước (Phế vi thủy chi thượng nguyên).

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Tiểu tiện không thông lợi.

Rối loạn bài tiết mồ hôi.

Phù thủng.

Phế chủ tuyên phát:

Sự tuyên phát của Phế (tuyên Phế) thúc đẩy Khí, Huyết, Tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các Tạng Phủ, ngoài đi ra bì mao cơ nhục không nơi nào không đến …

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Mệt mỏi.

Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.

Đàm ẩm.

Phế chủ bì mao (Lục tiết Tạng tượng luận – Tố vấn)

Phế thông qua bì mao giúp cơ thể điều tiết được thân nhiệt để thích nghi với khí hậu, môi trường.

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết.

Da lông khô kém tươi nhuận.

Phế khai khiếu ra mũi (Mạch độ thiên – Linh khu)Mũi là khí quan của Phế. Rối loạn chức năng này, dẫn đến:

Mũi nghẹt, chảy nước mũi.

Khứu giác giảm.

Mối liên quan giữa chức năng Phế với sự buồn rầu

Buồn rầu (ưu) là tình chí của Phế. Tuy nhiên, buồn rầu thái quá sẽ làm tổn thương đến tạng Phế. Ngược lại, khi Phế suy sẽ biểu hiện bằng sự buồn rầu.

Phế tàng phách

Phách là dáng vẻ, phong thái bên ngoài, khi Phế khí suy thì người bệnh sẽ có dáng vẻ ủ rũ.

Những bộ phận có liên quan đến Tạng Phế

Mối liên quan giữaPhếvà phủĐại trường

Mối liên quan giữa Phế và các tạng phủ khác:

Tỳ Phế tương sinh : Tỳ vận hóa thủy cốc thành tinh hoa hợp với khí trời do Phế hít vào để tạo thành Tông khí.

Phế Thận tương sinh : Thận tàng trữ thủy dịch, Phế thông điều thủy đạo. Phế chủ Khí , Thận nạp Khí.

Can Phế tương khắc : Can tàng Huyết, Phế chủ Khí , Khí hành để vận chuyển Huyết đi

Tâm Phế tương khắc : Phế chủ Khí , Tâm chủ Huyết; cả hai đều do tinh hoa của thủy cốc khí hóa mà thành do đó có sự tương tranh lẫn nhau.

Bài trướcTạng Tâm
Bài tiếp theoHọc thuyết tạng tượng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.