TẶC PHONG VÀ CHỨNG BỆNH TRÚNG PHONG

CỔ NHÂN DƯƠNG SINH
CỔ NHÂN DƯƠNG SINH

A- NGUYÊN VĂN :

Tặc phong tà khí chỉ trúng nhân dã, bất đắc dĩ thời 1), nhiên tất nhăn ký khai dã, kỳ nhập kỳ nội cực bệnh, kỳ bệnh nhân dã tốt 2)bạo; Nhân kỳ bế dã, kỳ nhập thiển dĩ lưu, kỳ bệnh dã từ dĩ trì(3).

(Lỉnh khu : Tuế lộ(4)luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Tà khí tặc phong gây bệnh ở cơ thể con người không theo giờ giấc cố định, nhưng có hai trường hợp : Nếu tấu lý hở hang thì tà khí nhập vào sâu hơn, nhanh hơn, làm cho bệnh nhân đột quỵ bất ngờ; Nếu tấu lý của người kín đáo thì tà khí nhập vào cũng nông hơn và dừng lại ở phần biểu, bệnh phát từ từ và kéo dài.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Bất đắc dĩ thời : Trương Cảnh Nhạc chú :“Đây là nói tặc phong tà khí gây bệnh không có định kỳ, cũng không định vị, cho nên gọi là bất đắc dĩ thời”.
(2) Tốt : Đột nhiên, bất ngờ.
(3) Từ dĩ trì Dương Thượng Thiện nói :“Bệnh phát từ
từ, kéo dài lưu lại”. Chữ trì ở đây có nghĩa là trì cửu kéo dài.
(4) Tuế lộ Theo Mạc Văn Tuyền :“Tuế lộ là chỉ tuế khí bất cập, người nhiễm phải tà khí của hư phong thành bệnh” Sách Linh Khu nói :“Phàm bị trúng hư phong lại gặp mưa, đó gọi là nhiễm phải tuế lộ”. Chữ tuế là chỉ năm tính theo can chi. Chữ lộ là chỉ mưa móc.

BỆNH NGOẠI CẢM

TRƯƠNG TRỌNG CẢNH
TRƯƠNG TRỌNG CẢNH

A- NGUYÊN VĂN :

Phong tòng ngoại nhập, lệnh nhãn chấn hàn(1), hãn xuất đầu thông, thân trọng ố hàn, trị tại phong phủ(2), điều kỳ âm dương, bất túc tắc thiếu âm dữ kỳ vi biểu lý dã, đắc nhiệt tắc thượng tòng chi(2), tòng chi tắc quyết(3)dã.
(Tố vấn : Bình nhiệt bệnh luận)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Ra mồ hôi mà thân mình nóng sôi là cảm phải phong tà, ra-mồ hôi mà phiền muộn không giải là do hạ khí thượng nghịch, tên bệnh gọi là phong quyết.
Thái dương kinh chủ khí phần biểu của cơ thể nên bị cảm nhiễm phong tà trước tiên, kinh Thiếu âm và kinh Thái dương có quan hệ biểu lý, biểu bệnh thì lý tất cũng bị vạ lây. Do kinh thái dương nóng sốt nên khí của kinh Thiếu âm cũng thượng nghịch theo, khí thượng nghịch nên người bị bệnh phong quyết.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Cự dương : Tức Thái dương kinh. Trương Trọng cảnh chú :“Thái dương là trưởng của lục kinh, thống nhiếp dương phận, các kinh dương đều phụ thuộc nó”.

(2) Đắc nhiệt tắc thượng tòng chi :Theo Sách Loại kinh :“Cự dương chủ khí, khí chủ biểu, biểu bệnh thì lý ứng, Thiếu âm được nhiệt nên cũng theo dương khí thượng nghịch, khí thượng nghịch thì người bị quyết là thế”. Cho nên chữ quyết ở đây là chỉ Thiếu âm khí nghịch.

E- LỜI BÀN:

Phong tà gây bệnh sốt triệu chứng chính là: Thân thể nóng sốt ra mồ hôi, đn lạnh, sợ gió, phiền muộn, kém ăn, gầy người vv…
Thân sốt là do phong tà nhập vào làn da sớ thịt,“nội bât thông, ngoại bất tiết”, gặp phải sức đề kháng của vệ khí, chính tà giao tranh, vệ khí bị uất, vệ khí thuộc dương, dương khí uâ’t nên thịnh, dương thịnh người tất sốt.
Ra mồ hôi và ớn lạnh là do phong tà gây bệnh phần vệ, lỗ chân lông đóng mở không kín đáo, tân dịch trong cơ thể theo phong khí thoát ra ngoài thành mồ hôi nhằm làm dịu cơn sốt.
Vệ khí bị tổn thương, tâu lý sơ hở, người ơn ớn lạnh. Tuy nhiên, cái ớn lạnh của phong tà nhẹ hơn kiểu sợ lạnh của hàn tà gây bệnh.
Tóm lại triệu chứng thân sốt, ra mồ hôi, sợ gió là ba triệu chứng chính để thầy thuốc chẩn đoán chứng bệnh thương phong cảm mạo.

 

Bài trướcNGOẠI CẢM-NỘI THƯƠNG
Bài tiếp theoHÀN TÀ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.