Tỳ dương hư: (Tỳ dương bất chấn, tỳ vị hư hàn)

Triệu chứng: Mặt vàng bệch, vùng dạ dày hoặc bụng chướng đau, ưa chườm, nắn, miệng ứa nước trong, ăn không ngôn, phân nát hoặc ỉa lỏng kéo dài, biếng nhác, yếu đuối, tứ chi lạnh, nước tiểu nhiều mà trong, hoặc đái ít mà phù thũng, bắp thịt gầy mòn, lưỡi nhạt, rêu trắng, nhuận, mạch hơi chậm hoặc yếu.

Bệnh lý:Tỳ dương hư, hàn làm cho công năng vận hoá của tỳ vị giảm yếu, do đó mặt vàng bệch, ăn uống không biết ngon, phân nát, bụng trên chướng đau, thích chườm (thuộc hàn), ưa nắn bóp (thuộc hư). Tỳ chủ tứ chi, cơ bắp, tỳ dương bất túc làm cho chân tay lạnh, mệt mỏi uể oải, cơ bắp gầy mòn. Tỳ dương hư, thì công năng vận hoá thuỷ thấp không đủ sức làm việc cho nên nước tiểu trong mà nhiều hoặc ít mà phù thũng, lưỡi nhạt, chậm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn hoặc hược là chứng của dương hư.

Phép chữa:Nên ôn trung kiện tỳ, thường dùng Phụ quế lý trung thang gia giảm.

Bệnh chứng thần kinh dạ dày, viêm dạ dày mãn, loét tá tràng, công năng tiêu hoá rối loạn, viêm ruột mãn tính, lỵ mãn tính, phù do suy dinh dưỡng đều là tỳ dương hư, có thể dùng Quế phụ lý trung thang gia giảm và chữa. Như loét tá tràng thêm Phật thủ, Ngoã lăng luyện. Mãn tính viêm ruột thêm Xích thạch chi, Thạch lựu bì. Mãn tính lỵ thêm Mộc hương, Bạch thược, Đương quy.

Bài trướcChứng Tỳ, vị khí hư (Tỳ vị hư nhược, trung khí bất túc)
Bài tiếp theoChứng Can âm bất túc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.