Vị hoả thịnh: (Tả nhiệt nhiễu vị, vị hoả tích thịnh)

Triệu chứng:Phát sốt, táo bón, đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu mũi, bứt rứt, miệng khô, đắng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác, đó là chứng của vị hoả thịnh.

Vị âm hư có: ăn uống kém sút, có khi không ăn, phát sốt nhẹ, sốt về chiều, táo bón, lưỡi hồng, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác.

Bệnh lý:Vị hoả thịnh, dương thịnh thì nhiệt, làm phát sốt, hoả nhiệt thương âm làm cho phiền thao (vật vã) táo bón. Hoả thịnh viêm lên, ép huyết “vọng hành” làm cho thổ huyết, chảy máu mũi. Hoả của vị, hoả theo dương minh kinh mạch (vị kinh) đi lên làm cho chân răng sưng đau và xuất huyết; vị hoả thịnh làm cho miệng đắng, khô. Rêu lưỡi vàng, mạch sác là chứng của nhiệt hoả.

Vị âm hư cũng xuất hiện chứng lý nhiệt, vì “âm hư sinh nội nhiệt”. Chứng nhiệt này so với chứng thực thiệt thì khác nhau, tuy cùng phát sốt hoặc sốt về chiều nhưng nhiệt độ không cao, tuy có táo bón, rêu lưỡi không đến nỗi vàng dầy,ngược lại, thấy ít rêu hoặc không có rêu; ăn uống có giảm nhưng không phải do khí hư (công năng tiêu hoá không đủ) mà vì âm tân bất túc (dịch tiêu hoá giảm ít) gây nên.

Vị hoả thịnh có thể thương âm, vị âm hư có thể sinh nhiệt, chứng trước là thực hoả, sau là hư hoả, hai cái đó khác nhau.

Phép chữa:Vị hoả thịnh nên thanh vị hoả, phải dùng Thạch cao, Tri mẫu, Chi tử, Hoàng cầm, Đạm trúc diệp. Nếu miệng khát lưỡi khô, thêm Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Sinh địa hoàng, Thạch tiên đào để thanh nhiệt dưỡng âm. Nếu có taoso bón gia Đại hoàng. Chỉ thực để công nhiệt. CHứng này cũng có thể dùng Thanh vị tán để thanh nhiệt lương huyết, làm cho mát huyết.

Vị âm bất túc, nên dưỡng âm ích vị, dùng Thạch hộc, Mạch môn, Liên tử nhục, Sa sâm hoặc thêm nước lê, nước mía ngọt.

Sốt cao, bệnh loét tá tràng, viêm quanh chân răng, bệnh huyết dịch thuộc về vị hoả thịnh có thể dùng phép thanh hoả mà chữa.

Lao phổi, viêm dạ dày mãn, bệnh đái đường, lỵ thuộc về âm hư, có thể dùng cách dưỡng vị âm như trên mà chữa.

Bài trướcChứng Phế khí hư – triệu chứng, phép chữa, bệnh lý
Bài tiếp theoChứng Tỳ thận dương hư, Tâm tỳ lưỡng hư trong YHCT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.