Chúng ta biết rằng nam giới có tuyến tiền liệt, vậy thì nữ giới có tuyến tiền liệt hay không? Câu trả lời là chắc chắn có. Thực ra ngay từ năm 1672 một nhà giải phẫu người Hà Lan – Graves đã từng giới thiệu về “tuyến tiền liệt” ở nữ giới. Nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng: chức năng của tuyến tiền liệt ở nữ giới là sản sinh ra một loại dịch nhầy có thể làm tăng cường hưng phấn tình dục ở nữ giới, đồng thời đã chú ý đến sự tương đồng giữa khoái cảm được sinh ra khi tuyến tiền liệt nữ bài tiết dịch thể này và khoái cảm khi tuyến tiền liệt nam bị kích thích sinh ra.
Năm 1978, Seyfried và Bennett phát biểu tổng kết về chủ đề “Nữ giới phóng tinh và tuyến tiền liệt ở nữ”, nghiên cứu của họ đã chứng minh rằng kết cấu biên niệu đạo của phụ nữ có thể phồng lên khi chịu kích thích tình dục.
Sau khi được tin rằng phụ nữ cũng có kết cấu tương tự như nam giới, có người đã chỉ ra rằng, tiếptục mát xa tuyến tiền liệt nam giới có thể làm nam giới xuất hiện hiện tượng xuất tinh và cao trào tình dục, vậy là nam giới có 2 hình thức cao trào là cao trào âm đế và cao trào tuyến tiền liệt. Cũng vì nữ giới có kết cấu tương tự như nam giới cho nên nữ giới ngoài cao trào âm đế, cao trào âm đạo ra cũng sẽ có cao trào tuyến tiền liệt, sau khi kích thích tuyến tiền liệt của nữ giới thì ở nữ giới cũng sẽ có hiện tượng xuất tinh giống như nam giới vậy. Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra hiện tượng “xuất tinh” ở nữ giới. Chỉ bởi vì nữ giới không có tinh trùng, cho nên hiện tượng này được gọi là “tiết dịch”.
Vậy thì dịch thể được tuyến tiền liệt của nữ giới tiết ra rút cục có thành phần như thế nào?
Năm 1981, một học giả người nước ngoài Yadiyage đã báo cáo kết quả phân tích những mẫu nước tiểu và dịch thể tiết ra của những người tình nguyện. Ông yêu cầu những người tham gia thí nghiệm không được tiếp xúc với tinh trùng trong vòng 48 giờ, họ tập trung những tiêu bản thí nghiệm ở nhà, sau đó để trong ngăn lạnh và nhanh chóng gửi tới phòng hóa nghiệm. Kết quả: mức độ phân urê và mức độ an-đê-hít trong chất dịch tiết ra rõ ràng thấp hơn tiêu bản nước tiểu, còn lượng dung môi axit phốt pho và lượng đường gluco tuyến tiền liệt thì cao hơn trong nước tiểu.
Dung môi axit phốt pho tuyến tiền liệt là dung môi đặc biệt của nam giới, trước đây chưa có ai kiểm tra ra loại dung môi này trong cơ thể của nữ giới, nhưng trong chất dịch tiết ra lại phát hiện ra chất dịch màu trắng tiền liệt tuyến này. Có nhà khoa học phát hiện trong 27 người phụ nữ chưa sinh nở khi bị kích thích vào điểm G thì có 10 người xuất hiện cao trào phóng dịch. Trong dịch phóng ra đó, lượng đường glucoza rõ ràng cao hơn lượng đường glucoza trong nước tiểu, nhưng hàm lượng đường này vẫn thấp hơn hàm lượng đường glucoza trong tinh dịch nam giới khoảng 10-15 lần. Do hệ thống sinh sản nữ giới cũng có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng, cho nên chất dịch mà nữ giới phóng ra có thành phần đường glucoza cũng là điều hợp lý.
Về mặt lâm sàng, người ta thường xuyên phát hiện ra ở một số phụ nữ cao tuổi cũng xuất hiện triệu chứng giống như mọc thêm tuyến tiền liệt nam giới, bác sỹ thường điều trị như bệnh viêm nhiễm hệ thống tiết niệu, nhưng kết quả không khỏi. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nữ giới cũng có thể có tổ chức cơ quan giống như tuyến tiền liệt. Và họ đã dùng hệ thống miễn dịch để kiểm tra huyết thanh nữ giới, phát hiện ra loại kháng nguyên đặc thù của tuyến tiền liệt, điều này có nghĩa là trong cơ thể nữ giới cũng tồn tại một cơ quan giống như tuyến tiền liệt của nam giới.
Năm 1997, trong hội thảo hàng năm về tiết niệu học của Mỹ, một nhà bệnh lý học của Oa sinh tơn đã báo cáo 3 ví dụ về bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nữ. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, tuyến tiền liệt nữ giới là cơ quan còn sót lại nằm cách xa thành sau niệu đạo nữ giới. Điều này cuối cùng cũng chứng thực rằng nữ giới cũng có tổ chức tuyến tiền liệt, chỉ có điều không điển hình như nam giới mà thôi. Tuyến tiền liệt còn sót lại này có thể tăng thêm, xuất hiện thêm hiện tượng nhiều lần đi tiểu, đau niệu đạo, khó tiểu tiện và ứ đọng nước tiểu, cũng có thể xuất hiện khối u.