Tạng Tỳ

Chức năng sinh lý tạng Tỳ

Tỳ chủ vận hoá thủy cốc: (sự tiêu hóa – hấp thu)

Tỳ có chức năng hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Đầy bụng, trướng bụng, chậm tiêu. Tiêu chảy sống phân.

Tỳ chủ vận hóa thủy thấp:

Thủy dịch của người ta nhờ vận hóa của Tỳ mà không bị ứ đọng lại. Nói tóm lại Tỳ điều hòa lượng nước trong cơ thể. Nếu rối loạn sẽ đưa đến phù thủng, cổ trướng hoặc thậm chí là đàm ẩm

Tỳ sinh huyết: (Tứ thập nhị nạn kinh)Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Thiếu máu.

Kinh ít, vô kinh (do kinh Tỳ có quan hệ đến mạch Nhâm ở vùng bụng dưới).

Tỳ thống nhiếp huyết

Tỳ ngoài chức năng sinh huyết, còn có công dụng giữ huyết chạy trong lòng mạch (Thống nhiếp huyết).

Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Xuất huyết dưới da.

Rong kinh, rong huyết.

Tỳ chủ tứ chi:

Tay chân nhờ dương khí mà hoạt động, dương khí vốn từ các chất tinh vi trong đồ ăn thức uống thông qua sự vận hoá ở Tỳ mà có. Vì thế sức hoạt động mạnh hay yếu của chân tay có quan hệ chặt chẽ với Tỳ. Nếu Tỳ không thể vận hoá ngũ cốc thì tay chân không được sự ôn dưỡng của dương khí nên sẽ không có sức vận động mà sinh ra chứng Nuy.

Tỳ chủ cơ nhục

(Thức ăn uống vào Vị qua sự vận hóa hấp thu của Tỳ để dinh dưỡng cơ nhục. Nếu Tỳ bị bệnh thì cơ nhục không được dinh dưỡng đầy đủ khiến thì người sẽ gầy ốm dần cho nên Thiên Suy luận – Tố vấn nói: “Tỳ chủ về cơ nhục của toàn thân”. Rối loạn chức năng này sẽ dẫn đến:

Bắp thịt tay chân mềm nhũn hoặc teo tóp.

Sa cơ quan: Sa dạ dày, sa sinh dục.

Tỳ vinh nhuận ra ở môi:

Nếu tinh khí của Tỳ kiệt thì môi nhợt nhạt, thâm khô.

Tỳ tàng ý

Khi Tỳ bị rối loạn sẽ xuất hiện triệu chứng hay quên.

Mối liên quan giữa chức năng Tỳ với sự suy nghĩ

Suy nghĩ (tư) là tình chí của Tỳ, khi suy nghĩ quá mức sẽ làm tổn hại đến Tỳ và ngược lại khi Tỳ bị bệnh sẽ biểu hiện trạng thái hay trầm tư.

Những bộ phận có liên quan đến tạng Tỳ

Mối liên quan giữa tạng Tỳ và phủ Vị: Tỳ vận hành Tân dịch cho Vị.

Mối liên quan giữa tạng Tỳ và các tạng khác:

Tỳ Phế tương sinh : Tỳ vận hóa thủy cốc thành tinh ba, hợp với khí trời do Phế hít vào để tạo thành Tông khí.

Tâm Tỳ tương sinh : Tâm chủ Huyết mạch, Huyết là tinh hoa của thủy cốc, được khí hóa ở Tỳ. Tỳ giữ cho Huyết đi trong lòng mạch.

Can Tỳ tương khắc : Tỳ vận hóa thủy cốc, Can sơ tiết Đởm dịch liên quan đến sự vận hóa của Tỳ.

Tỳ Thận tương khắc : Tỳ khí hóa thủy dịch, Thận tàng trữ thủy dịch.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.