loại chấn thương mắt thường gặp nhất hay tới khám bác sĩ gia đình, bao gồm các chấn thương mà ban đầu không đe doạ thị lực một cách điển hình. Các tổn thương này thường được thầy thuốc gia đình đánh giá và điều trị.
Trợt giác mạc
Có lẽ tổn thương mắt hay gặp nhất ở phòng khám của thầy thuốc gia đình là trợt giác mạc. Trợt giác mạc có thể do các vật gây ra như: cành cây, ngón tay, mẩu giấy, kính áp tròng, dị vật nhỏ. Giác mạc bị trợt gây nên sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đau và thường có cảm giác dị vật ở trong mắt. Có thể kèm theo nhìn mờ. Thường dùng thuốc tê tại chỗ để người thầy thuốc có thể khám được.
Nhuộm huỳnh quang là dễ dàng và xác định chẩn đoán. Dải huỳnh quang được thấm ướt nhẹ và kéo mi mắt dưới xuống phía dưới. Đưa dải này vào tui kết mạc dưới cho tới khi toàn bộ mắt được nhuộm màu vàng cam. Sau đó rửa thuốc nhuộm ở mắt bằng dung dịch sát khuẩn. Trợt giác mạc bắt giữ huỳnh quang và sau khi rửa vẫn còn màu xanh khi quan sát bằng ánh sáng xanh cobalt.
Điều trị gồm các kháng sinh tại chỗ, kiểm soát đau và trong một số trường hợp băng chặt mắt bị ảnh hưởng. Thuốc làm giãn cơ thể mi và cơ vòng đồng tử có thể được rỏ vào mắt để làm giảm co thắt cơ mi và làm giãn đồng tử. Nhiều trong số những bệnh nhân này cần dùng thuốc giảm đau đường uống, bệnh nhân được khám hàng ngày bằng cách nhuộm huỳnh quang cho tới khi vùng giác mạc bị trợt hồi phục. Giác mạc thường tái tạo biểu mô trong vòng 24 – 48 giờ. Thị lực trở lại bình thường một khi vết trợt liền. Nên tiếp tục dùng kháng sinh tại chỗ 5-7 ngày để phòng ngừa nhiễm trùng và để tiếp tục bôi trơn. Các biến chứng chính của trợt giác mạc là trợt giác mạc tái phát và nhiễm trùng. Trợt giác mạc tái phát khi lốp biểu mô mới phá huỷ vài ngày tới vài tuần sau sự kiện ban đầu.
Điều trị trợt giác mạc tái phát bao gồm nước muối ưu tương 5% vào buổi tối trong vòng vài tuần để bôi trơn và thúc đẩy quá trình liền.
Không khuyến khích băng ép cho tất cả các trường hợp trợt giác mạc và thực tế là bị chống chỉ định cho trợt giác mạc với nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Trợt giác mạc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng khi dị vật có nguồn gốc hữu cơ gây xước (cành cây), vật bẩn hoặc kính áp tròng. Nếu nguyên nhân gây trợt là kính áp tròng thì phải tháo kính áp tròng trước khi dùng fluorescein vì kính áp tròng mềm, giữ được thuốc nhuộm. Các kháng sinh phổ rộng tại chỗ (như gentamincin) được dùng 4 lần/ngày và không đeo kính áp tròng cho tới khi hoàn toàn không có triệu chứng 3-4 ngày. Cũng cần phải kiểm tra kính áp tròng để phát hiện khiếm khuyết, rách và protein tích tụ trước khi dùng lại.
Một dạng nặng của tổn thương giác mạc là trợt giác mạc lan toả do ánh sáng cực tím từ đèn phát tia cực tím. Những phần rộng lớn của giác mạc bị tổn thương. Đau dữ dội cần dùng thuốc giảm đau tại chỗ để khám bệnh nhân. Điều trị tương tự như với trợt giác mạc nhưng thường cần tới thuốc giảm đau gây nghiện ngay cả lúc xuất viện. Như với trợt giác mạc nhỏ, không được kê đơn thuốc giảm đau tại chỗ để sử dụng ở nhà và những bệnh nhân này cần phải theo dõi sát.
Dị vật
Tổn thương thường gặp khác là dị vật trên bề mặt của mắt. Thường thì tổn thương này là do vật lạ bay vào mắt. Thường có nhiều loại dị vật, do vậy khám mắt toàn bộ là rất quan trọng. Phải loại trừ tổn thương đâm xuyên. Sau khi dùng thuốc tê tại chỗ, những dị vật lỏng lẻo trên kết mạc mi mắt có thể được rửa bằng dung dịch vô khuẩn hoặc loại bỏ bằng que có đầu cotton ẩm. Dị vật cắm nông có thể được lấy bỏ bằng kim tiêm dưới da cỡ 25.Một cách lý tưởng là nên làm thao tác này bằng đèn khe. Các dị vật kim loại, nếu tồn tại trên vài giờ, có thể hình thành vòng gỉ và cần phải gửi chuyên khoa mắt để khám bằng đen khe và loại bỏ dị vật, vòng rỉ. Loại bỏ dị vật giác mạc gây trợt giác mạc có theo dõi sát. Nếu còn nghi ngờ dị vật ở sâu cần tư vấn ngay lập tức với bác sỹ nhãn khoa.
Xuất huyết dưới kết mạc và bầm tím
Chấn thương đầu tù ở mắt có thể do chấn thương không nghiêm trọng hoặc lực mạnh gây tổn thương nghiêm trọng. Hai loại tổn thương tự khỏi là xuất huyết dưới kết mạc và bầm tím mi mắt và mô mềm xung quanh (mắt đen), Một lần nữa nhắc lại là bệnh sử và thăm khám có hệ thống là cực kỳ quan trọng để loại trừ bệnh lý nghiêm trọng hơn. Sưng nề và bầm tím có thể rõ ràng do vùng này không có mạch máu. Xuất huyết dưới kết mạc có màu đỏ tươi điển hình và có thể lan theo tất cả các cách tới ranh giới của mống mắt và đôi khi che phủ toàn bộ kết mạc. Phù kết mạc có thể là dấu hiệu của rách kết mạc và đẩy lồi ra của dịch kính, điều này báo hiệu của bệnh lý cơ bản nghiêm trọng hơn. Nếu có tràn khí hốc mắt, cần nghiên cứu cẩn thận, bao gồm cả các kỹ thuật X quang tìm tổn thương mắt hoặc hốc mắt kết hợp.
Điều trị xuất huyết dưới kết mạc bao gồm chườm đá, giảm đau khi cần và theo dõi. Xuất huyết dưới kết mạc thường trải qua các giai đoạn thay đổi màu sắc từ màu vàng hoặc xanh và mất khoảng 2-3 tuần mới hồi phục. Thị lực là bình thường.
Rách mi mắt
Rách mi mắt là nông và không liên quan đến lệ đạo hoặc bờ mi có thể được sửa chữa bằng khâu đơn giản. Phải hết sức chú ý đến hình dạng và chức năng thẩm mỹ. cần tham khảo nếu những yếu tố này là mối quan hệ đặc biệt. Phải lưu ý tới loại tổn thương để đảm bảo rằng không có chấn thương đâm xuyên phối hợp. cần hết sức cảnh giác với tổn thương với tốc lực cao hoặc vật nhọn đâm xuyên. Nếu bờ mi bị tổn thương, cần tìm các tư vấn chuyên khoa.