Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

( Khẩu nhỡn oa tà )

I.Nguyên nhân

Do lạnh.

Do chấn thương , sang chấn sau mổ vùng tai và hàm mặt.

Do viêm nhiễm: Zonna, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm….

II. Điều trị

1.Liệt TK VII ngoại biên do lạnh:Y học cổ truyền gọi là trúng phong hàn ở kinh lạc.

a) Hướng điều trị:

Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.

b) Huyệt sử dụng

Châm tả: Toản trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Thừa khấp, Đồng tử liêu, Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa, Quyền liêu, Ế phong, Hợp cốc. Ôn châm hoặc cứu.

c) Liệu trình:

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần từ 20-30 phút. Dùng điện châm. Nếu kết hợp với thủy châm thì hiệu quả càng nhanh.

2.Liệt TK VII ngoại biên do nhiễm khuẩn:Y học cổ truyền gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc.

a) Hướng điều trị:

Khu phong thanh nhiệt hoạt huyết (khi có sốt), Khu phong bổ huyết hoạt lạc (khi hết sốt)

b) Huyệt sử dụng

Châm tả: Toản trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Thừa khấp, Đồng tử liêu, Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa, Quyền liêu, Ế phong, Hợp cốc. Thêm các huyệt: Khúc trì, Nội đình.

c) Liệu trình:

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần từ 20-30 phút. Dùng điện châm tả mạnh.

3.Liệt TK VII ngoại biên do sang chấn:Y học cổ truyền gọi là Ứ huyết ở kinh lạc.

a) Hướng điều trị:

Hoạt huyết hành khí.

b) Huyệt sử dụng

Châm tả: Toản trúc xuyên Tình minh, Ty trúc không, Dương bạch xuyên Ngư yêu, Thừa khấp, Đồng tử liêu, Nghinh hương, Địa thương xuyên Giáp xa, Quyền liêu, Ế phong, Hợp cốc. Châm tả Huyết hải, Túc tam lý.

c) Liệu trình:

Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần từ 20-30 phút.

Nếu Liệt VII ngoại biên lâu khỏi thì kết hợp với thủy châm hoặc xoa bóp, điện phân … hiệu quả điều trị sẽ càng nhanh.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.