Bảng 26.1. Những dấu hiệu hành vi liên quan tới sự bỏ mặc vàlạm dụng trẻ em và vị thành niên
————————————
Lệ thuộc tình cảm
Hay cáu gắt
Thoái triển: xa lánh mọi người, mút tay, ác mộng, miên hành, sợ ngủ một mình.
Có rối loạn hoặc khó khăn trong ăn uống
Thay đổi trong học tập: hay đãng trí, tăng động
Hay diễn trò với các bạn: hành vi phản xã hội hoặc hung bạo
Thu hẹp cuộc sống xã hội
Tự sát, các rối loạn trầm cảm, lo âu và ám ảnh
Giảm tính tự trọng
Có các hoạt động tình dục không bình thường so với tuổi: tự kích thích, cho vật lạ vào âm đạo hoặc trực tràng, bắt chước giao hợp
Phạm tội, bỏ nhà đi hoang
Dùng ma tuý
Mãi dâm
Có các phàn nàn tâm-thể, đặc biệt là đường tiêu hoá hoặc tiết niệu-sinh dục
BỎ MẶC
Bỏ mặc là dạng phổ biến nhất của ngược đãi, chiếm 49% số trường hợp trẻ bị ngược đãi được báo cáo. Ngay cả ở mức độ này, vấn đề bỏ mặc cũng chưa được thông báo đầy đủ. Bỏ mặc được định nghĩa là sự thiếu quan tâm, chăm sóc của cha mẹ hoặc của người đỡ đầu đối với những nhu cầu cơ bản của trẻ, thể hiện ở thiếu thức ăn, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế, học hành, an toàn, và giáo dục. Việc định nghĩa chuẩn xác sự bỏ mặc là điều không dễ dàng bởi còn tuỳ thuộc vào vị thế kinh tế – xã hội, học vấn và các vai trò của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên để bảo vệ trẻ như luật pháp đã quy định, thầy thuốc phải có trách nhiệm thông báo nếu phát hiện thấy sự bỏ mặc.
Những dấu hiệu cơ thể của sự bỏ mặc gồm suy dinh dưỡng, bẩn thỉu, không đủ quần áo. Những dấu hiệu hành vi liên quan đến sự kém chăm sóc, hay nghỉ học và bóc lột trẻ, dạng như khi trẻ bị bắt phải đi ăn xin, ăn cắp. Hay nuốt các chất độc hại cũng chứng tỏ trẻ không được trông nom, quản lí chu đáo. Trẻ phải gánh những trách nhiệm gia đình quá mức; dạng như trông em, nội trợ, hoặc thay đổi vai trò, ví dụ như phải gánh trách nhiệm của cha mẹ…đều là những ví dụ chứng tỏ sự bỏ mặc. Sự bỏ mặc về y tế có thể được xác định dễ dàng hơn, đó là thiếu sự chăm sóc phù hợp khi bị bệnh cấp tính hoặc mạn tính, không được tiêm chủng, không được chăm sóc răng miệng, chậm lớn.
LẠM DỤNG TÌNH CẢM
Tất cả những động thái gia đình làm suy giảm sự phát triển tính tự trọng của trẻ đều được xem như là sự lạm dụng tình cảm. Sự kì vọng không tương xứng với sự tăng trưởng và phát triển, trách nhiệm quá mức, những lòi xúc phạm, gièm pha và thái độ xem trẻ như là một gánh nặng đều là những ví dụ về lạm dụng tình cảm. Do dạng lạm dụng này khó xác định nên trong trường hợp cần thiết, ví dụ thấy các dấu hiệu như tính nghiêm trang quá mức, thiếu tự nhiên, xa lánh, không thổ lộ chuyện riêng tư, hung dữ, hay diễn trò, thì có thể chuyển trẻ đến khám chỗ bác sĩ tâm thần.
LẠM DỤNG CƠ THỂ
Mặc dù không phải là dạng ngược đãi trẻ em phổ biến nhất song cũng có thể dễ dàng xác định được lạm dụng cơ thể. Việc xác định rõ các đặc điểm vết thương là điều rất cần thiết, nó đòi hỏi người thầy thuốc phải xem xét tiểu sử và phải chú ý đến mối quan hệ giữa vết thương với khả năng phát triển của trẻ.
Những biểu hiện về da
Phần quan trọng nhất trong việc đánh giá lạm dụng cơ thể là khám da. cần phải yêu cầu trẻ cởi bỏ quần áo để khám toàn thân. Khi có sự che dấu vết thương, không để người khác nhìn thấy thì đó thường là vết thương do chủ ý.
Bầm tím
Da là tấm gương phản chiếu những vật đã gây ra vết thương. Những vật thường được dùng là thắt lưng, dây điện, gậy, roi, cây đập ruồi, cây treo áo khoác, thìa, bàn chải, lược, răng và tay. Khi thấy các vết thương đang ở trong các giai đoạn hồi phục khác nhau thì có thể nghĩ tới sự tiếp diễn của các vết thương chủ ý. Những vết bầm tím do rối loạn chảy máu có thể bị chẩn đoán nhầm do lạm dụng cơ thể. Do vậy khi chỉ gặp các vết bầm tím thì cần phải xét nghiệm máu.
Bỏng
Bỏng chiếm 12% số trường hợp lạm dụng cơ thể. Những vết bỏng không do tai nạn thì thường là do các chất lỏng hoặc vật nóng (xem Chương 50). Rất khó chẩn đoán bỏng do chủ ý bởi nhiều khi trẻ còn đang chập chững và chính trẻ vô tình va vào, làm đổ canh, nước sôi…dẫn đến bị bỏng. Tuy vậy cũng cần lưu ý đến mức độ tương thích giữa khả năng phát triển của trẻ và công việc mà cha mẹ hoặc người trông trẻ mô tả lại: ví dụ, trẻ chưa đi lại được thì sẽ rất khó có thể lấy các thứ từ trong lò nướng. Lời kể của người trông trẻ, những khả năng tương thích với mức độ phát triển của trẻ và đặc điểm của vết bỏng là những cứ liệu cần thiết để xác định nguyên nhân vết thương. Bất kì một điểm nào không phù hợp thì phải lưu ý đến chấn thương do chủ ý.
Bỏng chủ ý do chất lỏng xuất hiện khi trẻ bị hắt chất lỏng nóng hoặc nhúng vào nước nóng. Độ bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng và thời lượng tiếp xúc với nó. Những vị trí thường gặp bỏng do chất lỏng bắn toé gồm: đầu, mặt, ngực, bụng, những vị trí dễ bị ảnh hưởng khi trẻ kéo chất lỏng từ trong lò nướng hoặc trên bàn. Bỏng do chất lỏng bắn toé, kể cả do tai nạn hoặc do chủ ý, đều không giống nhau về độ sâu.
Bỏng nhúng thường có cùng độ sâu và đối xứng bởi trẻ bị bắt nhúng mạnh vào nước. Bỏng nhúng thường là bằng chứng hình phạt của cha mẹ không có nhiều kĩ năng xử trí tình huống. Ví dụ, cha mẹ trở nên mất kiên nhẫn khi dạy trẻ sử dụng nhà vệ sinh và trừng phạt trẻ bằng cách ấn mông trẻ vào nước nóng. Các dấu vết trên cơ thể có thể cho thấy bỏng đôi xứng ở mông và chân, thường ít ‘khí ở các nếp gấp của hông, đầu gối và khuỷu tay vì trẻ thường cố gắng nhanh chóng thoát đau. Một dạng khác, bỏng đôi xứng, khi trẻ bị phạt nhúng tay vào nước nóng. Tay bỏng có dạng đôi tay đeo găng. Cũng có thể có bỏng nhúng do tai nạn, đặc biệt ở những nhà có bình nước nóng để ở mức trên 120 độ F (khoảng gần 49 độ C). Tuy nhiên bỏng thường không đối xứng, bỏi lẽ trẻ có phản xạ tự nhiên thoát khỏi nước nóng. Trong những trường hợp này, các vết bỏng là những minh chứng. Trẻ là những người chưa phát triển đầy đủ về cơ thể, chúng còn phụ thuộc vào người lớn, do vậy để trẻ một mình ở trong hoặc ngoài bồn tắm là rất nguy hiểm, bởi nguy cơ trẻ bị bỏng nhúng là rất cao.
Bỏng cơ học xuất hiện khi da tiếp xúc với vật nóng, do tai nạn hoặc do chủ ý. vết bỏng có hình giống với vật gây bỏng, do vậy có thể dễ dàng nhận ra. Bỏng ở bàn chân bàn tay, miệng có thể là do tai nạn, do tò mò hoặc muôn khám phá. Tuy nhiên bỏng ở mu bàn tay, lưng, đầu hoặc ở mông thì có lẽ không phải do tai nạn. Mặc dù đường kính của điếu thuốc lá chỉ là 0,7 cm, nhưng khi chạm vào da trẻ thì nó có thể gây ra vết thương với đường kính 1,0 cm. Những vị trí thường bị bỏng do thuốc lá là mu bàn tay, lưng và mông; tuy nhiên bỏng loại này có thể xuất hiện ở bất kì chỗ nào.
Bỏng dây trông giống như vết trợt da, thường thấy ở quanh cổ tay, mắt cá chân hoặc thỉnh thoảng gặp ở khoé miệng nếu như trẻ bị khóa miệng. Bỏng dây thường không phải là dấu hiệu đơn lẻ, do vậy cần phải thăm khám kĩ, đặc biệt là những dấu hiệu lạm dụng tình dục.
Vết cắn
Vết cắn thường là các vết bầm tím dễ phát hiện, đối xứng, hình lưỡi liềm, đôi khi có róm máu; rất ít khi làm rách da. Trẻ là anh em trong một nhà cũng thường hay cắn nhau. Tuy nhiên nếu đường kính của vết cắn giữa 2 răng nanh trên 3 cm thì vết cắn đó dễ là do người lớn. vết cắn của người dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây viêm mô tế bào.
Tổn thương mắt
Tất cả những trẻ có chấn thương nghi ngờ không do tai nạn thì nhất thiết phải được khám kĩ về mắt.
Những chấn thương khó được phát hiện bằng cách khác thì có thể được phát hiện qua kiểm tra võng mạc. Xuất huyết võng mạc thường liên quan đến chấn thương sọ não, bao gồm cả những cái có thể thấy ở hội chứng run lắc trẻ em.
Tổn thương mắt có thể là do chấn thương tai nạn thông thường hoặc do chủ ý. Những vết thương thường gặp, có liên quan tới lạm dụng gồm: xuất huyết tiền phòng, lệch thuỷ tinh thể, bong võng mạc, rách nhãn cầu, xuất huyết võng mạc và kết mạc.
Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Hầu hết những trường hợp tử vong ở trẻ em bị lạm dụng cơ thể đều là thứ phát do chấn thương nội sọ. Rất tiếc, trong nhiều trường hợp, trẻ có tổn thương não nguy hiểm đến tính mạng song bề ngoài lại không có một dấu hiệu nào của chấn thương, ví dụ như trong hội chứng run lắc trẻ em. Đây là hội chứng thường gặp nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ có các biểu hiện ngủ lịm, nôn, co giật và hôn mê, có thể bị phồng thóp và giãn sọ.
Những tổn thương tiến triển – thoái hoá có tỉ lệ tử vong cao, nếu sống, trẻ hầu như bị tàn tật suôt đời. Chấn thương do tai nạn ít khi gây tổn thương nội sọ ở trẻ em, ngoại trừ do tai nạn giao thông hoặc các chấn thương lớn dạng như vậy.
Rạn nút sọ
Những chấn thương nhẹ rất ít khi gây ra rạn nứt sọ. Nếu cha mẹ hoặc người trông trẻ mô tả một chấn thương nhẹ đã gây ra rạn nứt sọ thì thầy thuốc phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan hữu trách để điều tra về lạm dụng. Rạn nứt sọ nghi là lạm dụng bao gồm: các vết nứt cận đỉnh đa hình, lún lõm, các vết nứt vòm sọ đa dạng, các vết nứt hai bên ngang qua đường nối, và các vết rạn nứt liên quan đến chấn thương nội sọ. Những vết rạn nứt do tai nạn thường rất đơn giản và đơn lẻ, dạng đường, khu vực đỉnh, rất ít khi kèm theo tổn thương nội sọ, ngoại trừ do chấn thương nặng.
Tổn thương nội sọ
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tụ máu dưới màng cứng ở trẻ em chính là lạm dụng, và ở hầu hết những đứa trẻ này có biểu hiện căng thóp và co giật. 0 trẻ dưới 2 tuổi, tụ máu dưới màng cứng thường là hai bên. Những tổn thương nội sọ khác bao gồm phù não, nhồi máu não, thiểu dưỡng, và xuất huyết dưới nhện.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang sọ não thông thường là phương tiện tốt nhất đế xác định các vết rạn nứt. Chụp cắt lốp vi tính (CT) có tác dụng chẩn đoán phân biệt các tổn thương nội sọ, và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể có giá trị cho chẩn đoán những ổ tụ máu nhỏ dưới màng cứng.
Tổn thương xương
56% các tổn thương gãy xương ở trẻ dưới 1 tuổi được xác định không phải do tai nạn. Với trẻ nhỏ, chúng chưa có đủ sức mạnh để làm gãy xương. Ngược lại, các tổn thương gãy xương thường xuất hiện ở tuổi học trò. Gãy xương ở trẻ có thể làm trẻ khóc lóc, vết thương sưng, tím; và trẻ có thể có vẻ tự hào về cánh tay hoặc chân.
Gãy hành xương của các xương dài cũng rất đáng được lưu ý cho chẩn đoán lạm dụng. Lực để tạo ra tổn thương như vậy khó có thể có trong cú ngã do tai nạn. Tổn thương như vậy chỉ có thể do đẩy hoặc vặn, sử dụng tay hoặc chân như là tay đòn để xoắn, giật hoặc là một cú đánh trực tiếp. Hầu hết các gãy xương thông thường được gọi là tổn thương “góc” hoặc “ quai xách”. Gãy góc là một là một mảnh vỡ nhỏ, tách ra khỏi mép ngoại vi của hành xương, ví dụ như sau một cú giật mạnh, đột ngột. Gãy dạng quai xách là một mảnh xương hình lưỡi liềm rộng, thường bị lệch nghiêng. Gãy xương thường kéo theo xuất huyết ở nơi hình thành xương mới cận màng xương và màng xương. Gãy hành xương thường có ở xương chày, đầu xa xương đùi, và đầu gần xương cánh tay.
Các gãy thân xương cũng thường gặp song ít đặc trưng đối với lạm dụng. Các gãy thân xương thường gặp ở trẻ lớn hơn và đòi hỏi phải có tác động trực tiếp hoặc lực xoắn vặn mạnh mới có thể gây gãy cột sống.
Các chấn thương nặng do tai nạn cũng thường có gãy xương sườn. Vị trí gãy xương sườn không do tai nạn thường gặp nhất là ở chỗ nối giữa xương sườn và cột sống. Các vết gãy thường đa dạng và rất khó chẩn đoán bằng X quang trước khi hình thành can xương (10 – 14 ngày sau chấn thương), đặc biệt vì xương sườn rất hiếm khi bị di lệch. Ớ trẻ em dưới 2 tuổi, gãy xương sườn thường do dùng tay bóp, còn ở trẻ lớn hơn thì do đấm trực tiếp. Các nghiên cứu cho rằng gãy xương sườn đầu tiên thường liên quan đến lạm dụng. Cách thức có thể là: lực tác động trực tiếp, đè nén, bóp, lắc mạnh, ném, những tác động này cũng có thể gián tiếp gây gãy. Khi không có chấn thương nặng hoặc bệnh xương rõ rệt thì gãy xương sườn phải được xem như là bằng chứng của sự lạm dụng cơ thể.
Các tổn thương xương khác như gãy xương sống do uôn đột ngột hoặc kéo căng quá mức cũng có thể là do lạm dụng. Ngoài ra còn có thể gặp gãy xương bả vai, xương đòn, xương ức.
Nếu có nghi ngờ về sự bỏ mặc hoặc lạm dụng cơ thể ở trẻ dưới 2 tuổi thì phải tổng kiểm tra đầy đủ về xương. Tổng kiểm tra bao gồm toàn bộ các trục xương chính và phụ. Chỉ chụp X quang đơn thuần hoặc “gam trẻ em” là chưa đủ. Sau 5 tuổi, ít khi có chỉ định tổng kiểm tra xương. Ngược lại, cần phải có chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu.
Rất ít khi gặp gãy xương không do chấn thương. Những trường hợp như vậy gồm bệnh tạo xương bất toàn, viêm xương-tuỷ, giang mai, bệnh scobut, bệnh do Ricket, và u xương.
Chân thương nội tạng
Các chấn thương vùng bụng chỉ đứng sau chấn thương sọ não trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ bị lạm dụng. Nạn nhân thường là trẻ nhỏ, ít khi nhìn thấy các vết thâm tím hoặc các dấu vết khác trên người chúng. Tổn thương thường ở nhiều bộ phận như vỡ gan, lách, tụy, hoặc tắc ruột thứ phát do máu tụ. Bệnh sử mập mò, không rõ ràng và đây thường là sự cố tình chậm trễ trong việc chữa trị.
Các dạng lạm dụng cơ thể khác
Những dạng lạm dụng cơ thể ít gặp hơn gồm có hít thụ động cocain gốc tự do, dìm nước, bóp cổ hoặc làm nghẹt thở, bắn, đầu độc. Hội chứng Munchausen cũng đã xuất hiện nhiều hơn trước. Phải được coi là bệnh khi trẻ bị cha mẹ hoặc người bảo trợ ép buộc, lợi dụng làm một việc gì đó có lợi cho họ. Trẻ có thể đi khám bệnh, nằm viện nhiều lần. Tuy nhiên khi được tách khỏi cha mẹ, các triệu chứng cũng hết.
LẠM DỤNG TÌNH DỤC
Lạm dụng tình dục trẻ em được định nghĩa là việc dùng sức mạnh cưỡng bức trẻ em để thoả mãn hay đạt được lợi ích tình dục của người lớn hoặc các cá nhân khác như trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên. Lạm dụng tình dục có thể bao gồm: vuốt ve, thủ dâm song phương, giao cấu, giao cấu đường miệng, giao cấu đường hậu môn, ảnh khoả thân, làm điếm. Để thay mặt trẻ có sự can thiệp cần thiết, thầy thuốc cần phải xác định được các dấu hiệu hành vi (7,8) (Bảng 26.1), nội khoa (Bảng 26.2) và cơ thể (Bảng 26.3) của lạm dụng tình dục. Ước tính có khoảng 1/3 số trẻ gái và 1/5 số trẻ trai đã bị gạ gẫm tình dục trước tuổi 18.
Khám cơ thể
Cần phải kiên nhẫn khi khám bộ phận sinh dục cho trẻ có nghi ngờ bị lạm dụng. Không được cưỡng bức trẻ, tuy nhiên cha mẹ và những người xung quanh phải cổ vũ, động viên trẻ thực hiện việc khám. Nếu có dấu hiệu trẻ vừa mới bị lạm dụng (trong vòng 72 giờ) thì cần phải khám cấp cứu, bao gồm cả nuôi cấy ở họng, âm đạo và hậu môn. cần phải cố tìm mẫu tóc và tinh dịch. Không cần phải khám bằng mỏ vịt. Phải dùng bông gạc để lấy dịch âm đạo nuôi cấy. Phải khám trực quan và ghi chép cẩn thận mọi vết bầm tím, vết rách da và vết chợt. Hầu như tất cả các bang đều có các kit cưỡng dâm giúp cho quy trình thu thập này. Nêu có thể, bác sĩ pháp y cần phải có mặt ngay từ lần khám đầu tiên để sau này không phải lặp lại quy trình khám.
Bảng 26.2. Các dấu hiệu và những triệu chứng chứng tỏ cólạm dụng tình dục trẻ em và vị thành niên
—————————————
Bộ phận sinh dục bị sưng tấy, tổn thương, hoặc sẹo không thể giải thích được
Các vết xước, bầm tím, vết cắn, không phù hợp với tiền sử
Khó đi lại hoặc ngồi
Có tinh trùng ở quần áo
Có dấu vết giằng co, bị cưỡng bức
Vết máu ở quần lót
Đau ở bộ phận sinh dục hoặc ở hậu môn hay cả hai
Bí đái, táo bón hoặc cả hai
Bộ phận sinh dục bị sung huyết, chảy dịch hoặc cả hai
Đau bụng tái diễn, không điển hình
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn không thể giải thích được
Viêm trực tràng
Có bất kì một bệnh lây truyền qua đường tình dục
Thai nghén ở bé gái đang tuổi dậy thì
———————————————
Khi chạm thành bên âm hộ, nếu có phản xạ duỗi cơ khung chậu thì cần phải nghi ngờ rằng trẻ đã bị lạm dụng tình dục. Trẻ bị giao cấu đường hậu môn nhiều lần cũng có thể có phản xạ tương tự: giãn cơ co thắt hậu môn kèm theo co thành mông bên. Mất phản xạ nôn oẹ cũng có thể là dấu hiệu của giao cấu đường miệng nhiều lần. Nếu khám thấy sẹo ở bộ phận sinh dục, thay đổi sắc tố, và chảy dịch cũng phải lưu ý về lạm dụng.
Nhìn chung ở trẻ bị lạm dụng tình dục ít có các dấu hiệu thực thể. Những sự khác biệt về màng trinh cũng là điều bình thường, do vậy thầy thuốc cần phải thận trọng khi định sử dụng chẩn đoán màng trinh bất thường thứ phát do lạm dụng. Tuy vậy nếu đường kính lỗ màng trinh ở bé gái chưa dậy thì lớn hơn 1 cm thì cần phải nghi ngà trẻ đã bị lạm dụng. Sự thâm nhập của dương vật hay ngón tay đều gây ra rách màng trinh, và chứng cứ được thể hiện qua màng trinh phía sau. Tổn thương do giạng chân quá mức có thể dẫn đến rách phần trước của màng trinh.
Bệnh lây. truyền qua đường tình dục
Nếu trẻ bị bất kì một bệnh lây qua đường tình dục nào thì phải khám để xác định xem có bị lạm dụng không. Nhiễm Chlamydia và lậu đều là những bằng chứng đặc thù của lạm dụng tình dục. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị mắc bệnh trên đường thoát từ trong bụng mẹ ra ngoài. Cũng theo cơ chế này, trẻ còn có thể mắc condyloma mào gà. Do thời gian ủ bệnh là 20 tháng nên rất khó xác định được cách thức lây nhiễm. Tuy nhiên ở trẻ em, sự lây nhiễm của virus này qua đường tình dục là đã được xác định rõ ràng. Ở trẻ chưa đến tuổi dậy thì, nếu có herpes sinh dục thì cần phải nghĩ đến lạm dụng tình dục, mặc dù cũng có những trường hợp tự mắc.
Trẻ cũng có thể bị mắc herpes simplex trong lúc sinh. Giang mai, HIV cũng có thể bị mắc trên đường thoát thai, song có thể nhiều năm sau bệnh vẫn chưa bộc lộ. Mặt khác, nếu trẻ bị lạm dụng tình dục thì chúng cũng có thể mắc những bệnh trên. Do đó khi phát hiện được bệnh thì cần phải khám kĩ để xác định nguyên nhân. Trẻ bị mắc chứng ba nhiễm sắc thể không phải do bẩm sinh là những trẽ dễ bị lạm dụng tình dục hơn. Nhiễm khuẩn âm đạo cũng không phải là bệnh tự nhiên xuất hiện ở bé gái chưa dậy thì và đây cũng là điểm đáng lưu ý đến lạm dụng tình dục.
THÔNG BÁO
Nghĩa vụ luật pháp của bác sĩ là phải thông báo với cơ quan hữu trách về hiện tượng lạm dụng hoặc bỏ mặc trẻ em và phải có biện pháp bảo vệ trẻ cho đến khi các nhà chức trách tiếp nhận nhiệm vụ này. Việc điều tra và xác định tình hình không phải là trách nhiệm của bác sĩ. Nơi có trách nhiệm nhận những thông báo này thường là cơ quan thi hành luật địa phương hoặc các dịch vụ bảo vệ trẻ em toàn liên bang. Bác sĩ không phải chịu trách nhiệm dân sự cũng như hình sự về việc thông báo những nghi ngờ lạm dụng trẻ em, trừ khi cố tình thông báo sai.
ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
Cần phải làm cho trẻ bị lạm dụng cảm nhận được rằng cơ thể chúng đã hoàn toàn bình phục, rằng chuyện đã xảy ra không phải là lỗi của chúng, bây giờ chúng không đơn độc, rằng điều này cũng có thể xảy ra với người khác. Bác sĩ phải rất chú ý khi định hứa với trẻ. Tình hình trở nên tồi tệ hơn trước khi nó tốt lên, đặc biệt khi người ta luôn yêu cầu trẻ phải được khám lại, chúng luôn bị đưa đi, bị lôi vào cuộc đấu kéo dài tại các phiên toà.
Cần phải đưa trẻ đến các chuyên gia trong khu vực để khám ngay khi phát hiện được lạm dụng, thậm chí cả khi bác sĩ chưa khám. Điểm quan trọng đầu tiên là cần có ngay sự can thiệp tâm lí để làm giảm nhẹ những hậu quả kéo dài, nặng nề của lạm dụng.
Lạm dụng trẻ em là một bệnh của “gia đình”. Bác sĩ gia đình có vị trí đặc biệt, không chỉ nhận biết mà còn phải xác định được trẻ có nguy cơ cao và khi nào cần có sự can thiệp. Liệu pháp dự phòng có thể bao gồm cả việc gửi đến nhà tâm lí học để thực hiện liệu pháp tâm lí gia đình, làm sáng tỏ các vai trò mối, những ranh giới, kì vọng, các phương pháp giao tiếp và kỉ luật.
Ngoài ra cũng còn cần phải xác định được những trẻ có tính tự trọng thấp, những trẻ dễ bị cách li xã hội để chuyển đi khám trước khi chúng trở thành nạn nhân. Bác sĩ gia đình cũng cần phải quan tâm đến các cặp vợ chồng thương xuyên có xung đột và chính những gia đình này cũng phải chịu một phần trách nhiệm về những gì đã xảy ra với trẻ. Các nghiên cứu cho thấy ở những gia đình thường xuyên có sự xung đột, cãi vã, trẻ cũng dễ có thể trở thành nạn nhân. Bất kì trẻ nào có tiền sử bị lạm dụng và tiếp tục có nguy cơ bị lạm dụng thì cần phải được điều trị. Những cha mẹ hoặc người bảo trợ có tiền sử lạm dụng, kĩ năng giải quyết tình huống cũng như kĩ năng chăm sóc con cái kém, thì cũng cần phải được hỗ trợ bằng liệu pháp tâm lí và các lớp hướng dẫn nuôi dạy con cái. Có rất nhiều cơ hội cho bác sĩ can thiệp.
Những dạng dự phòng khác bao gồm giáo dục cha mẹ cách giao tiếp với con cái của họ nói về những khả năng bị lạm dụng và dạy cho trẻ sự khác biệt giữa đụng chạm “tốt” và “xấu”. Cha mẹ cũng phải cổ vũ cho việc phát triển “không có quy tắc bí mật” trong các công việc gia đình để bảo đảm cho quá trình giao tiếp. Các thầy thuốc cũng cần phải động viên cha mẹ để họ dạy cho con cái họ những thuật ngữ đúng đắn về các chức năng sinh dục và cơ thể, điều này sẽ hỗ trợ cho trẻ trong giao tiếp.